- Biển số
- OF-124436
- Ngày cấp bằng
- 16/12/11
- Số km
- 15,293
- Động cơ
- -90,715 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- tiengduc.org
Ở ĐNA, Việt Nam và Thái Lan là hai đội bóng được miêu tả bằng từ "kình địch." Mặc dù, Indonesia mới là đội đầu tiên và duy nhất dự WC, và Thái Lan cũng thường xuyên bị Malaysia cho ăn hành, tuy nhiên không hiểu sao, tâm lý của CĐV hai nước mặc dù rất mâu thuẫn nhưng đều đồng thuận tại một điểm: "thua ai thì thua nhưng đừng thua thằng đấy." Tại diễn đàn pantip, otofun hay trên các hội nhóm bóng đá ĐNA, cũng như truyền thông hai nước đều có những ý kiến trái chiều về việc ai mới là Vua ĐNA, ai mới là đàn anh ở ĐNA, nền bóng đá của nước nào hơn nước nào. Để tránh những bình luận lạc đề ở tất cả những thớt bóng đá tại otofun, em mở thớt này, rất mong các cụ các mợ nào có những ý kiến gì về bóng đá Thái Lan đối đầu với Việt Nam thì gửi vào đây ạ. Điều này tránh cho việc thớt bàn về trận đấu của Việt Nam với các đội khác không phải Thái Lan nhưng toàn các bình luận về Thái Lan. Em rất mong các chã nếu có thời gian thì có thể từ nay về sau chuyển những bình luận liên quan về Thái Lan ở những thớt không liên quan đến trận đấu với Thái Lan về thớt này ạ.
Và thớt này chỉ bàn về môn bóng đá nam.
Em xin bắt đầu bằng tình hình hiện tại:
Việt Nam hiện nay có rất nhiều học viện bóng đá như: HAGL JMG, PVF, Nutifood, Viettel, Juvetus, Hòa Bình, SLNA ... Ngoài ra, còn có các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của các tỉnh thành, và của VFF. Mặc dù trung tâm bóng đá của nhà nước không có tiếng tăm mấy nhưng lạ một điều là rất nhiều tuyển thủ của chúng ta lại được các lò nhà nước đào tạo hay phát hiện. Có thể lấy ví dụ như Hùng Dũng, Quang Hải, Đình Trọng do lò Gia Lâm đào tạo. Văn Hậu, Văn Toàn, Văn Thanh do hệ thống đào tạo trẻ của Hải Dương, Thái Bình phát hiện. Thủ môn Văn Toản cho lò đào tạo quốc doanh Hải phòng đào tạo. Ngoài các học viện lớn thì các học viện nhỏ do các cựu tuyển thủ thành lập cũng sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng như lò đào tạo của cựu danh thủ Văn Sỹ Hùng đã trình làng sản phẩm mới nhất là tiền đạo Tuấn Hải. Ngoài ra có thể kể đến thủ môn Văn Công, tiền đạo Ngân Văn Đại...
Ở Thái thì những học viện lớn như ở Việt Nam hầu như là không có, hoặc có nhưng hoạt động chưa hiệu quả nên em chưa biết.
Chiến lược phát triển
Thái Lan thúc đẩy mạnh về khía cạnh thương mại của giải đấu. Các CLB có hệ thống kinh doanh các sản phẩm liên quan đến bóng đá rất tốt như: bán áo đấu, mua bán cầu thủ. Ngoài ra các CLB cũng rất chịu khó mua các tuyển thủ ĐNA về thi đấu tại Thái League dẫn đến việc quảng bá hình ảnh của Thái League rất tốt. LĐBĐ Thái Lan cũng có quan hệ rất tốt với LĐBĐ Nhật Bản, nên việc giải Nhật có xu hướng mua các cầu thủ Thái Lan là rõ nét.
Việt Nam phát triển bóng đá theo cách riêng của mình, tập trung vào việc đào tạo trẻ và phát triển các tài năng trẻ. Việc quảng bá hình ảnh bóng đá làm còn kém xa Thái Lan. CĐV Việt Nam hiện nay muốn ủng hộ CLB ưa thích của mình bằng cách tìm mua các sản phẩm của CLB là điều không thể.
Về liên kết với nước ngoài thì hiện nay CLB Sài Gòn đang có hoạt động rõ nét nhất khi đã đưa được 4 cầu thủ sang thi đấu tại giải Nhật.
Ngoài ra, VFF cũng kí thỏa thuận hợp tác chiến lược với rất nhiều các LĐBĐ khác. Tuy nhiên, hiện nay mới dừng ở mức độ thỏa thuận, chưa có những hoạt động cụ thể nào quá nổi bật.
Thành tích đối đầu của Đội tuyển Quốc gia Thái Lan và Việt Nam
Về thành tích đối đầu, chúng ta có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: trước tháng 4 năm 1975
Ở giai đoạn này, Thái Lan không phải là đối thủ của Việt Nam khi đá đâu thua đấy. Từ năm 1956 đến hết tháng 4 năm 1975, Việt Nam và Thái Lan gặp nhau 27 trận, hòa 3 trận, Thái thắng 2 trận, trong đó, trận thắng thứ hai là vào tháng 3 năm 1975.
Giai đoạn 2: bắt đầu từ tháng 12 năm 1995 cho đến nay.
Sau hơn 20 năm không giao lưu với khối ASEAN, bóng đá Việt Nam đụng độ Thái Lan ở Seagames tại Chiang Mai Thái Lan. Ở giải này, chúng ta gặp Thái Lan hai trận, một ở vòng bảng và một ở trận chung kết, và thua cả hai. Tuy nhiên, điều đáng nói, hung thần của đội Việt Nam lúc này lại là một cầu thủ Việt kiều: Natipong. Rất may, anh này sau đó đã bỏ bóng đá đi du học.
Ở giai đoạn này, chúng ta và Thái Lan gặp nhau 26 trận, hòa 6 trận, Việt Nam thắng 3 trận.
Như vậy, xét cả hai giai đoạn thì Việt Nam mới là đội sở hữu nhiều trận thắng hơn Thái. Thái mất 39 năm để vượt Việt Nam.
Thành tích của Đội tuyển Quốc gia Thái Lan và Việt Nam
FIFA World Cup
Thái Lan | Việt Nam
Olympic
Thái Lan | Việt Nam
Asian Cup
Asian Games (Asiad - Olympic của Châu Á)
Tiger / AFF Cup
Seagames
Thành tích đội trẻ
Do đội trẻ ít được thống kê nên em sẽ thống kê theo trí nhớ gần đây nhất ạ:
Về mặt trận bóng đá trẻ gần đây, Việt Nam đang có sự vượt trội so với Thái Lan ở mọi cấp độ U. Thành tích tốt nhất gần đây của chúng ta là hạng tư Asiad. Các đội U của chúng ta cũng liên tục vượt mặt Thái Lan kể từ khi cụ Park cầm quân như giải giao hữu M150 do chính Thái tổ chức, hay các trận đấu giữa U23, U19, U22 của hai nước. Chúng ta hiện nay đang có một chiếc HCB U23 Châu Á, thứ mà Thái Lan rất ao ước có được.
Cầu thủ trẻ triển vọng
Hiện nay, Thái Lan có cầu thủ Suphanat sinh năm 2002 đá rất tốt. Đây cũng là một trong những cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở đấu trường AFC Champions League (ghi bàn tại thời điểm chưa tròn 16 tuổi.) Việt Nam mình chưa có cầu thủ nào tương tự.
Lứa 95 đến 2000
Ở lứa này, Việt Nam mình có nhiều cầu thủ nổi trội hơn Thái, do đây chính là lứa nòng cốt của những chiến tích gần đây của bóng đá Việt Nam.
Nói chung, để so sánh hai nền bóng đá có rất nhiều điều để nói, từ to đến nhỏ, từ nhỏ đến nhỏ xíu. Rất mong các cụ các mợ cùng buông phím chém cho vui ạ. Em nghĩ ở thớt này thì cứ thoải mái bóc phốt hai nền bóng đá thôi. Chẳng có gì phải ngại ạ. Tuy nhiên, những cụ mợ nào bình luận theo kiểu bầu nọ bầu kia thì làm ơn mở thớt khác.
Một điểm nữa, do Việt Nam chúng ta có thời gian bị chia cắt, nên thống kê rất không đầy đủ. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho Dân tộc ta. Kính mong các cụ các mợ không khoét sâu vào nỗi đau này. Ở thớt này, em gộp chung thành tích thể thao của cả hai miền làm một. Vì bản chất chúng ta là một dân tộc, là một nước. Những bình luận mang tính chính trị, chia rẽ vùng miền, cccm vui lòng nhấn báo cáo để góp phần cho thớt đỡ bị loãng cũng như bị khóa, xóa ạ.
Và thớt này chỉ bàn về môn bóng đá nam.
Em xin bắt đầu bằng tình hình hiện tại:
- Hệ thống thi đấu của Thái Lan hiện nay có 5 hạng, trong khi đó Việt Nam chỉ có 4 hạng. Tuy nhiên, gần đây, một số ông bầu yêu bóng đá đã tổ chức ra giải sinh viên, hoặc đang tồn tại giải Sinh viên Toàn Quốc nên cũng có thể coi tương đương với giải Nghiệp dư của Thái.
- Tiền thưởng cho đội Vô địch Thai League 1 khoảng 7 tỉ đồng, trong khi đội Vô địch VLeague chỉ có 3 tỉ đồng.
- Thai League 1 hiện nay có 18 đội với 34 vòng đấu, trong khi VLeague 1 chỉ có 14 đội với 26 vòng đấu. Riêng năm 2022, VLeague 1 chỉ còn 13 đội, do Than Quảng Ninh giải tán.
- Xếp hạng CLB hiện nay Thái đang kém mình một bậc trên BXH, do đó có ít suất tham dự AFC Champions League hơn mình.
- Xếp hạng Đội tuyển hiện nay Thái cũng kém mình khoảng 20 bậc trên BXH.
- Về giải trẻ, hiện nay Thái có U13, U15, U17, và U19, trong khi ta có từ U9 trở đi cho đến U21.
Việt Nam hiện nay có rất nhiều học viện bóng đá như: HAGL JMG, PVF, Nutifood, Viettel, Juvetus, Hòa Bình, SLNA ... Ngoài ra, còn có các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của các tỉnh thành, và của VFF. Mặc dù trung tâm bóng đá của nhà nước không có tiếng tăm mấy nhưng lạ một điều là rất nhiều tuyển thủ của chúng ta lại được các lò nhà nước đào tạo hay phát hiện. Có thể lấy ví dụ như Hùng Dũng, Quang Hải, Đình Trọng do lò Gia Lâm đào tạo. Văn Hậu, Văn Toàn, Văn Thanh do hệ thống đào tạo trẻ của Hải Dương, Thái Bình phát hiện. Thủ môn Văn Toản cho lò đào tạo quốc doanh Hải phòng đào tạo. Ngoài các học viện lớn thì các học viện nhỏ do các cựu tuyển thủ thành lập cũng sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng như lò đào tạo của cựu danh thủ Văn Sỹ Hùng đã trình làng sản phẩm mới nhất là tiền đạo Tuấn Hải. Ngoài ra có thể kể đến thủ môn Văn Công, tiền đạo Ngân Văn Đại...
Ở Thái thì những học viện lớn như ở Việt Nam hầu như là không có, hoặc có nhưng hoạt động chưa hiệu quả nên em chưa biết.
Chiến lược phát triển
Thái Lan thúc đẩy mạnh về khía cạnh thương mại của giải đấu. Các CLB có hệ thống kinh doanh các sản phẩm liên quan đến bóng đá rất tốt như: bán áo đấu, mua bán cầu thủ. Ngoài ra các CLB cũng rất chịu khó mua các tuyển thủ ĐNA về thi đấu tại Thái League dẫn đến việc quảng bá hình ảnh của Thái League rất tốt. LĐBĐ Thái Lan cũng có quan hệ rất tốt với LĐBĐ Nhật Bản, nên việc giải Nhật có xu hướng mua các cầu thủ Thái Lan là rõ nét.
Việt Nam phát triển bóng đá theo cách riêng của mình, tập trung vào việc đào tạo trẻ và phát triển các tài năng trẻ. Việc quảng bá hình ảnh bóng đá làm còn kém xa Thái Lan. CĐV Việt Nam hiện nay muốn ủng hộ CLB ưa thích của mình bằng cách tìm mua các sản phẩm của CLB là điều không thể.
Về liên kết với nước ngoài thì hiện nay CLB Sài Gòn đang có hoạt động rõ nét nhất khi đã đưa được 4 cầu thủ sang thi đấu tại giải Nhật.
Ngoài ra, VFF cũng kí thỏa thuận hợp tác chiến lược với rất nhiều các LĐBĐ khác. Tuy nhiên, hiện nay mới dừng ở mức độ thỏa thuận, chưa có những hoạt động cụ thể nào quá nổi bật.
Thành tích đối đầu của Đội tuyển Quốc gia Thái Lan và Việt Nam
Về thành tích đối đầu, chúng ta có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: trước tháng 4 năm 1975
Ở giai đoạn này, Thái Lan không phải là đối thủ của Việt Nam khi đá đâu thua đấy. Từ năm 1956 đến hết tháng 4 năm 1975, Việt Nam và Thái Lan gặp nhau 27 trận, hòa 3 trận, Thái thắng 2 trận, trong đó, trận thắng thứ hai là vào tháng 3 năm 1975.
Giai đoạn 2: bắt đầu từ tháng 12 năm 1995 cho đến nay.
Sau hơn 20 năm không giao lưu với khối ASEAN, bóng đá Việt Nam đụng độ Thái Lan ở Seagames tại Chiang Mai Thái Lan. Ở giải này, chúng ta gặp Thái Lan hai trận, một ở vòng bảng và một ở trận chung kết, và thua cả hai. Tuy nhiên, điều đáng nói, hung thần của đội Việt Nam lúc này lại là một cầu thủ Việt kiều: Natipong. Rất may, anh này sau đó đã bỏ bóng đá đi du học.
Ở giai đoạn này, chúng ta và Thái Lan gặp nhau 26 trận, hòa 6 trận, Việt Nam thắng 3 trận.
Như vậy, xét cả hai giai đoạn thì Việt Nam mới là đội sở hữu nhiều trận thắng hơn Thái. Thái mất 39 năm để vượt Việt Nam.
Thành tích của Đội tuyển Quốc gia Thái Lan và Việt Nam
FIFA World Cup
Thái Lan | Việt Nam
- Năm 1974 đá 4 trận thua cả 4 | đá 3 trận thắng 1 hòa 0 thua 2
- Năm 1978 đá 4 trận thắng 1 thua 3 | không đá
- Năm 1982 đá 3 hòa 1 thua 2 | không đá
- Năm 1986 đá 6 thắng 1 hòa 2 thua 3 | không đá
- Năm 1990 đá 6 thắng 1 hòa 0 thua 5 | không đá
- Năm 1994 đá 8 thắng 4 thua 4 | đá 8 thắng 1 thua 7
- Năm 1998 đá 4 thắng 1 hòa 1 thua 2 | đá 6 thua 6
- Năm 2002 đá 15 trận thắng 5 thua 5 hòa 4 | đá 6 thắng 3 hòa 1 thua 2
- Năm 2006 đá 6 thắng 2 hòa 1 thua 3 | đá 6 thắng 1 hòa 1 thua 4
- Năm 2010 đá 10 thắng 3 hòa 2 thua 5 | đá 2 thua 2
- Năm 2014 đá 8 thắng 2 hòa 2 thua 4 | đá 4 thắng 3 thua 1
- Năm 2018 đá 16 trận thắng 4 hòa 4 thua 8 | đá 6 thắng 2 hòa 1 thua 3
- Năm 2022 đá 8 thắng 2 hòa 2 thua 3 | vẫn đang đá
Olympic
Thái Lan | Việt Nam
- 1956: đá 1 thua 1 | không tham gia
- 1968: đá 3 thua 3 | không tham gia
Asian Cup
- Thành tích tốt nhất của Thái Lan là đứng thứ 3 vào năm 1972, và vào vòng 1/16 vào năm 2019
- Thành tích tốt nhất của Việt Nam là hai lần đứng thứ 4 vào năm 1956 và 1960 và hai lần vào tứ kết vào năm 2007 và 2019
Asian Games (Asiad - Olympic của Châu Á)
- Thái Lan hai lần xếp thứ 4 vào năm 90 và 98
- Việt Nam một lần xếp thứ 4 vào năm 62
Tiger / AFF Cup
- Thái Lan vô địch 6 lần, về nhì 3 lần, về ba 1 lần, về tư 1 lần
- Việt Nam vô địch 2 lần, về nhì 1 lần, về ba 7 lần, về tư 1 lần
Seagames
- Thái Lan có 9 HCV, 4 HCB, 5 HCĐ
- Việt Nam có 1 vàng, 4 HCB, 4 HCĐ
Thành tích đội trẻ
Do đội trẻ ít được thống kê nên em sẽ thống kê theo trí nhớ gần đây nhất ạ:
Về mặt trận bóng đá trẻ gần đây, Việt Nam đang có sự vượt trội so với Thái Lan ở mọi cấp độ U. Thành tích tốt nhất gần đây của chúng ta là hạng tư Asiad. Các đội U của chúng ta cũng liên tục vượt mặt Thái Lan kể từ khi cụ Park cầm quân như giải giao hữu M150 do chính Thái tổ chức, hay các trận đấu giữa U23, U19, U22 của hai nước. Chúng ta hiện nay đang có một chiếc HCB U23 Châu Á, thứ mà Thái Lan rất ao ước có được.
Cầu thủ trẻ triển vọng
Hiện nay, Thái Lan có cầu thủ Suphanat sinh năm 2002 đá rất tốt. Đây cũng là một trong những cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở đấu trường AFC Champions League (ghi bàn tại thời điểm chưa tròn 16 tuổi.) Việt Nam mình chưa có cầu thủ nào tương tự.
Lứa 95 đến 2000
Ở lứa này, Việt Nam mình có nhiều cầu thủ nổi trội hơn Thái, do đây chính là lứa nòng cốt của những chiến tích gần đây của bóng đá Việt Nam.
Nói chung, để so sánh hai nền bóng đá có rất nhiều điều để nói, từ to đến nhỏ, từ nhỏ đến nhỏ xíu. Rất mong các cụ các mợ cùng buông phím chém cho vui ạ. Em nghĩ ở thớt này thì cứ thoải mái bóc phốt hai nền bóng đá thôi. Chẳng có gì phải ngại ạ. Tuy nhiên, những cụ mợ nào bình luận theo kiểu bầu nọ bầu kia thì làm ơn mở thớt khác.
Một điểm nữa, do Việt Nam chúng ta có thời gian bị chia cắt, nên thống kê rất không đầy đủ. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho Dân tộc ta. Kính mong các cụ các mợ không khoét sâu vào nỗi đau này. Ở thớt này, em gộp chung thành tích thể thao của cả hai miền làm một. Vì bản chất chúng ta là một dân tộc, là một nước. Những bình luận mang tính chính trị, chia rẽ vùng miền, cccm vui lòng nhấn báo cáo để góp phần cho thớt đỡ bị loãng cũng như bị khóa, xóa ạ.
Chỉnh sửa cuối: