[Funland] Bom nguyên tử

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Từ bức thư của Albert Einstein
Khoảng cuối năm 1938, các nhà khoa học ở Đức đã phát hiện ra rằng, khi nguyên tử uranium bị bắn phá có thể giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ. Điều này đặt nền móng cho ý tưởng phát minh một loại bom mới có sức công phá cực lớn. Cũng trong thời điểm đó, hai nhà khoa học người Mỹ là Enrico Fermi và Leo Szilard đang nỗ lực xây dựng một lò phản ứng hạt nhân với sự hỗ trợ từ Đại học Columbia. Sau khi nắm được thông tin từ Đức, Leo Szilard đã sắp xếp cuộc gặp với nhà bác học lừng danh Albert Einstein (lúc này đang ở Mỹ), trình bày mối lo về khả năng Đức phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời thuyết phục Albert Einstein ký tên vào một bức thư dài hai trang gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Franklin D. Roosevelt.

Fermi (1).jpg

1935 – Enrico Fermi (1901-1954) nhà vật lý người Mỹ gốc Ý. Ông đã được trao giải Nobel vật lý năm 1938 cho công trình nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ, và nghiên cứu phát triển bom nguyên tử và bom khinh khí

Fermi (2).jpg

Fermi (3).jpg

2-12-1946 -- tất cả những nhà khoa học tham gia xây dựng lò phản ứng nguyên tử đầu tiên vào năm 1942 trên thềm Hội trường Eckhard. Đại học Chicago để kỷ niệm 4 năm sự kiện này. Từ trái sang phải, hàng sau: N. Hilberry, Samuel Allison, Thomas Brill, Robert Nobles, Warren Nyer và Marvin Wilkenberg. Hàng giữa: Harold Agnew, William Sturm, Harold Lichtenberger, Leona W. Marshall và Leo Szilard. Hàng trước: Enrico Fermi, Walter Zinn, Albert Wattenberg và Herbert Anderson
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Leo Szilard (1).jpg

Leo Szilard (1898 - 1964) Nhà vật lý và nhà phát minh người Mỹ gốc Hungary. Ông đã hình thành phản ứng dây chuyền hạt nhân vào năm 1933, được cấp bằng sáng chế cho ý tưởng về lò phản ứng phân hạch hạt nhân vào năm 1934, và cuối năm 1939 đã viết lá thư xin chữ ký của Albert Einstein, kết quả là Dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
Leo Szilard (2).jpg

Leo Szilard (1898 - 1964) Nhà vật lý và nhà phát minh người Mỹ gốc Hungary. Ông đã hình thành phản ứng dây chuyền hạt nhân vào năm 1933, được cấp bằng sáng chế cho ý tưởng về lò phản ứng phân hạch hạt nhân vào năm 1934, và cuối năm 1939 đã viết lá thư xin chữ ký của Albert Einstein, kết quả là Dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
Leo Szilard (3).jpg

10-1949 – Leo Szilard (1898 - 1964) Nhà vật lý và nhà phát minh người Mỹ gốc Hungary với tờ báo đưa tin "Cộng-sản đã có bom nguyên tử"
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,740
Động cơ
297,769 Mã lực
Em cũng học đh, nhưng giờ bảo em điện là gì, eletron, dòng chuyển động em cũng ko hiểu. Ngày xưa học, em đoán thầy cô giáo cũng ko biết gì.
em cũng k tin mấy cái mũi tên gió vẽ minh hoạ dưới cánh máy bay lại nâng đc cái máy bay mấy chục tấn. Hehe.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Theo LiveScience, nội dung bức thư cảnh báo “ông chủ” Nhà Trắng về phản ứng dây chuyền mà bom hạt nhân tạo ra. Chỉ cần một quả bom như vậy được chở đến cảng bằng thuyền và kích nổ sẽ phá hủy toàn bộ cảng và các khu vực lân cận. Theo nhận định của Albert Einstein, phát-xít Đức có thể sử dụng công nghệ mới được phát hiện này để tạo ra các loại vũ khí hủy diệt loài người. Bức thư trên (sau này Einstein gọi là “sai lầm lớn” của mình) đã thúc giục chính quyền Mỹ đẩy mạnh quá trình nghiên cứu uranium ở Hoa Kỳ.
Tháng 10-1939, Tổng thống Roosevelt tuyên bố thành lập Ủy ban cố vấn chuyên môn về uranium. Thời điểm ấy, Chiến tranh thế giới thứ hai đã nổ ra, song Mỹ vẫn đang đứng ngoài cuộc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Sau khi thành lập Ủy ban cố vấn chuyên môn về uranium, chính quyền Mỹ bắt đầu khởi động chương trình tối mật mang tên “Dự án Manhattan”. Phụ trách toàn bộ là Thiếu tướng công binh Gravos. Giám đốc khoa học của dự án này là nhà Vật lý học J. Robert Oppenheimer. Một trường tư ở hạt Los Alamos (bang New Mexico) bị trưng dụng để tiến hành xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (hay còn gọi là “Dự án Y”), nơi phục vụ nghiên cứu và chế tạo bom hạt nhân.
Lúc bấy giờ “Dự án Y” có sự tham gia của khoảng 130 nghìn người và tiêu tốn số tiền khổng lồ gần hai tỷ USD ngân sách liên bang (tương đương 100 tỷ USD ngày nay). Hơn 90% chi phí là để xây dựng các nhà máy và sản xuất nhiên liệu phân hạch, chỉ có gần 10% là dành cho phát triển, chế tạo vũ khí. Việc nghiên cứu và chế tạo bom hạt nhân diễn ra tại hơn 30 địa điểm trên khắp nước Mỹ, Anh và Canada.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Sau sáu năm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, cuối cùng nhóm nhà khoa học của “Dự án Manhattan” đã chế tạo ra thứ mà họ tin là vũ khí hạt nhân uy lực. Dù mang mật danh là “Trinity” (tạm dịch “Chúa ba ngôi”), song tên chính thức của quả bom này lại là “The Gadget” (tạm dịch “Tiện ích”). Sở dĩ có tên là “The Gadget” vì trong giai đoạn các chuyên gia thực hiện dự án, họ không sử dụng những từ liên quan bom do lo ngại gián điệp. GS ngành Vật lý Kenneth Bainbridge đến từ Đại học Harvard phụ trách lập kế hoạch thử nghiệm bom. Địa điểm được chọn là sa mạc Jornada del Muerto, cách thị trấn nhỏ Socorro (bang New Mexico) chừng 56 km về phía đông nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Theo Business Insider, một tòa tháp có chiều cao 30 m và ba đài quan sát an toàn đã được xây dựng phục vụ công tác nghiên cứu. Quả bom được đưa lên tháp, vì theo các chuyên gia, việc kích hoạt bom trong không khí sẽ tăng tối đa năng lượng tác động trực tiếp lên mục tiêu và giảm bớt bụi phóng xạ. Dự kiến, sức công phá của quả bom tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT. Dù mọi diễn biến đều nằm trong tính toán của nhóm nghiên cứu, nhiều người vẫn lo ngại quả bom có thể “đốt cháy” bầu khí quyển. Ngoài ra, một bình chứa hình trụ bằng thép có tên là Jumbo, kích thước dài 7,6 m, đường kính 37 m, dày 35,6 mm và nặng 214 tấn được chế tạo bởi hãng Babcock & Wilcox (có trụ sở ở Barberton, bang Ohio, Mỹ) để thu hồi an toàn vật liệu phóng xạ trong trường hợp vụ thử thất bại. Tuy nhiên, Jumbo không được dùng theo chức năng thiết kế ban đầu, mà được đặt lên trên một ngọn tháp để ước lượng sức công phá của “The Gadget”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Khoảnh khắc mở ra cuộc đua mới
Đúng 5 giờ 30 phút ngày 16-7-1945 (giờ địa phương), quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại được kích nổ. “The Gadget” phát ra một quầng sáng cực mạnh tương đương tia sáng của Mặt trời vào buổi trưa trong bán kính 30 km. Sau vài giây, quả cầu lửa khổng lồ hình thành rồi biến thành hình cây nấm và dần đạt đến độ cao hơn 12.000 m. Mầu sắc chuyển từ tím sang xanh lá cây, vàng và cuối cùng là trắng.
Có thể nghe rõ tiếng nổ của quả bom ở khoảng cách tới 160 km. Thậm chí, cửa kính một số ngôi nhà cách hiện trường gần 300 km vẫn bị vỡ. Khói bụi từ vụ nổ bay cao hơn 5.000 m, sóng xung kích cực mạnh đã xô đổ chiếc bình Jumbo. Hiện nay, chiếc bình này vẫn được lưu giữ nguyên hiện trạng để minh chứng cho vụ thử nghiệm. Tại hiện trường, một hố bom có bán kính rộng khoảng 500 m đã hình thành. Để đánh lạc hướng dư luận, cơ quan chức năng Mỹ đã thông báo đây là vụ nổ kho đạn xảy ra ở sân bay Alamogordo. Kết quả vượt xa kỳ vọng của các nhà khoa học tham gia dự án “Manhattan” và chính quyền Tổng thống D. Roosevelt, chính thức mở ra một “thời kỳ nguyên tử” cho tới nay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Ngày 17-7-1945, trong cuộc họp của l.ãnh đạo phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Potsdam (Đức), Tổng thống Mỹ Harry Truman nhận được tờ giấy có dòng chữ “Đứa bé đã chào đời”, ám chỉ vụ thử “Trinity” đã thành công. Sau đó, ông Harry Truman đã nói với nhà lãnh đạo Liên Xô (trước đây) Joseph Stalin rằng, Mỹ đang sở hữu một loại vũ khí mới “có sức hủy diệt bất thường”. Chỉ chưa đầy một tháng sau vụ thử, Mỹ chính thức sử dụng bom nguyên tử. Ngày 6-8-1945, Quân đội Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Little Boy” (Chú bé) xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Ba ngày sau, quả bom thứ hai “Fat Man” (Gã béo) được ném xuống thành phố Nagasaki, khiến cho hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người bị ảnh hưởng. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng quân Đồng minh, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Theo trang History, nhiều nhà khoa học đã chỉ trích định hướng của dự án “Manhattan” với những diễn biến cuối cùng khi Mỹ sử dụng hai quả bom nguyên tử, dù ủng hộ ý tưởng chạy đua vũ trang chống lại quân phát-xít Đức. Nhà khoa học Leo Szilard cũng nằm trong nhóm phản đối này. Trước đó, ông đã kiến nghị Tổng thống Truman không tiến hành vụ thả bom nguyên tử. Trong khi đó, một số nhà khoa học khác, gồm những người tâm huyết với công trình chế tạo, thật sự tin rằng sức mạnh hủy diệt của quả bom sẽ chấm dứt chiến tranh. Song, theo nhiều chuyên gia, nếu nhìn dưới góc độ chấm dứt chiến tranh, “Dự án Manhattan” là một thất bại. Từ các quả bom nguyên tử đầu tiên này, nhân loại bước vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Giới chuyên gia cũng cho rằng, “Dự án Manhattan” đã làm thay đổi thế giới mãi mãi. Nhân loại bước vào một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất trong lịch sử. Năm 1949, các nhà khoa học Liên Xô, nhờ dữ liệu có được từ hoạt động tình báo, đã phát triển bom hạt nhân phỏng theo mô hình quả bom mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki. Sau đó, nhiều quốc gia cũng tuyên bố phát triển thành công và sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo thống kê của Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ (ACA), thế giới đã chứng kiến hàng nghìn vụ thử hạt nhân. Phần lớn trong số đó là do Mỹ và Liên Xô thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1992, Mỹ là quốc gia đầu tiên và cũng là quốc gia thực hiện nhiều nhất các vụ thử hạt nhân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
Với vụ thử “Trinity”, 16-7-1945 được coi là ngày bắt đầu cho thời đại hạt nhân nguyên tử. Hai quả bom mà chính quyền Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) dù góp phần vào mục đích chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai, song đã để lại những tác động khủng khiếp tới toàn nhân loại, không chỉ được thể hiện qua những thống kê về tỷ lệ thương vong, mà còn tạo ra cuộc chiến mới về chế tạo bom hạt nhân nguyên tử, vốn vẫn gây nhiều tranh cãi.
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,628
Động cơ
-205,831 Mã lực
E hóng VN nghiên cứu bom hạt nhân!
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,628
Động cơ
-205,831 Mã lực
Một loạt con cháu các cụ nước mình học đấy ạ. Nước mình trước cũng nhiều người giỏi học về vật lý hạt nhân.
Nhưng những thứ cốt lõi để chế tạo ra bhn thì o bao giờ học được cụ ạ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,178 Mã lực
“Dự án Manhattan” ra đời theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với nhiệm vụ chế tạo, sử dụng bom nguyên tử. Huy động hàng nghìn người trong giới khoa học tham gia, dự án đã hoàn thành khi hai quả bom nguyên tử đầu tiên ra đời và ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sự kiện trên chính thức đẩy thế giới bước vào một cuộc chạy đua mới về phát triển vũ khí hạt nhân.
“Dự án Manhattan” do Thiếu tướng công binh Leslie Groves phụ trách
“Dự án Manhattan” sử dụng 130.000 người, không kể những người phục vụ khác, tại 30 địa điểm ở Hoa Kỳ. Trong đó có hai khu vực đáng lưu ý
1. Phòng thí nghiện quốc gia Los Alamos, do Oppenheimer đứng đầu
2. Công trường sản xuất vật liệu Uranium làm giàu tại Oak Ridge
Em sẽ đi từng mục một với những hình ảnh minh hoạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top