- Biển số
- OF-183472
- Ngày cấp bằng
- 5/3/13
- Số km
- 146
- Động cơ
- 335,894 Mã lực
Cứ tiêu đi đã có thằng khác lo
Giống hệt nhà em, năm nào cũng bội chi, thu thì ít mà phải chi quá nhiều mà ko biết cắt giảm cái gì Tăng thu thì ko đchttp://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/ngan-sach-boi-chi-3-ty-usd-sau-5-thang-3410840.html
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách 5 tháng đạt 346.200 tỷ đồng, bằng 34% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, thu từ dầu thô 13.900 tỷ đồng, từ xuất - nhập khẩu đạt 47.800 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng chi đạt 412.600 tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm. Ngân sách chỉ có thể dành 64.300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, trong khi chi cho kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính hết 293.400 tỷ đồng. Do nợ công tăng cao khiến nghĩa vụ trả nợ cũng đè nặng. Ngân sách đã phải chi tới 55.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ.
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng (3 tỷ USD). Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các hàng rào thuế quan đang dần được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi cao cũng một lần nữa đặt nặng áp lực lên nợ công.
Ông Sandeep - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc dành quá nhiều tiền ngân sách để trả nợ sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi ngân sách hợp lý.
Dự báo của Ngân hàng Thế giới đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Như vậy, nợ công của Việt Nam sẽ chạm trần mức khả năng trả nợ của Chính phủ là 65%.
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2016 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhận định Việt Nam không chỉ là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn, mà tỷ lệ nợ công/GDP cũng thuộc diện cao nhất trong khu vực ASEAN.
CIEM dẫn lại số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam là 6,9% GDP, trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, Indonesia 2,3% GDP, Philippines 0,12% GDP và Campuchia 2% GDP.
Tổ chức này dự báo, đến năm 2020, mức bội chi so với GDP của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN và là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP năm 2020.
Từ đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã dự báo thu ngân sách năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do giá dầu thô vẫn chưa hồi phục, tham gia các FTA nên cắt giảm nhiều loại thuế. Dự báo, năm 2016 tổng thu ngân sách đạt hơn một triệu tỷ đồng, tổng chi là 1,27 triệu tỷ đồng, bội chi 254.000 tỷ
Dưng mờ làm ván mới nó hơi đau, cụ có chịu được không.ý cụ giống ý em. đời em ko biết có đc xem ván mới ko
cái giấy in màu nó cứ trơn tuồn tuột chả biết dùng vào việc gìRiêng quả Bầu Bán vừa rồi cũng tốn ko ít
Em thì nghi mấy vụ đắp tượng cũng giống doanh nghiệp đi mua hóa đơn thôi. Tiền chúng nó tiêu lung tung méo quyết toán được vào đâu thì nhét vào mấy dự án đấy.Việt nam có sx , xuất khẩu ầm ầm đó thôi
Nhưng thuế doanh nghiệp việt nam cao quá
Thuế VAT , thuế môi trường v.v.v đã thế nhiều cty lại đc miễn thuế như sam sung, formusa v.v.v thành ra thất thu lớn
Còn mấy cái dự án đắp tượng thì đến 2/3 tiền dự án dùng để xây biệt thự cho cụ nhớn rồi, ngoài ra lại còn phải nuôi một bộ máy hành chính thừa bứa nữa
Có lần em gặp 1 đoàn xe biển 80B đi đâu như đi lễ vì mấy xe đầu có ông sư ngồi, có bồ xâu dẫn đoàn. Mà 1 đoàn phải 15 con toàn Land VX8 mới cóng. Tiêu tiền của dân như thế thì vỡ cmn đi cho dân còn làm ván mới. Nhưng tình trạng như anh Vene thì hụt hẫng nhất là các cụ cao niên đang hưởng lương hưu, có cụ lương cao nuôi được cả con cháu.Cứ nhìn thương hiệu xe công mà các cụ nô bộc cưỡi lại thấy thương cho dân mình.
Cụ đang nói tới Viện hàn lâm khoa học của em phỏng? Bọn em vẫn đang nghiên cứu nhé, bao nhiêu phát minh vẫn trong đầu đây này. Có mỗi 2000tỷ một năm thôi mà đã làm ầm lên thế này.Kêu là kêu vậy thôi. Ai chả biết còn 90tr cái case ATM nữa. Với lại, còn 500 tấn vàng nữa cơ mà. Lo đếch!
Có cái văn phòng đé.o gì đấy chỉ ngồi ăn với nói phét không mà năm 2014 thì phải, tiêu mịa nó hết hơn kém 100tr đô roài. Nợ mỗi đầu 29tr, chưa là cái đinh rỉ gì nhá...
Vớ vẩn, sắp tới BOT sang cả mảng tứ khoái chứ chả đùa.
Ấy chết, cụ không nói thì e lại không biết. Thế ra, cái viện của cụ ăn tiêu phè phỡn hàn lâm phết nhể. E tưởng mỗi cái Office TW Lảng là ăn tiêu hoang phí thoai chứ. Chết chết, e phải kiếm cái thẻ xanh cho thằng trưởng nam thôi.Cụ đang nói tới Viện hàn lâm khoa học của em phỏng? Bọn em vẫn đang nghiên cứu nhé, bao nhiêu phát minh vẫn trong đầu đây này. Có mỗi 2000tỷ một năm thôi mà đã làm ầm lên thế này.
Em nghĩ là éo đầu tư nữa, giả hết nợ đi đã, không có nhà cao tầng vẫn làm việc được, đường xấu tí vẫn đi dc màhttp://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/ngan-sach-boi-chi-3-ty-usd-sau-5-thang-3410840.html
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách 5 tháng đạt 346.200 tỷ đồng, bằng 34% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, thu từ dầu thô 13.900 tỷ đồng, từ xuất - nhập khẩu đạt 47.800 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng chi đạt 412.600 tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm. Ngân sách chỉ có thể dành 64.300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, trong khi chi cho kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính hết 293.400 tỷ đồng. Do nợ công tăng cao khiến nghĩa vụ trả nợ cũng đè nặng. Ngân sách đã phải chi tới 55.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ.
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng (3 tỷ USD). Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các hàng rào thuế quan đang dần được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi cao cũng một lần nữa đặt nặng áp lực lên nợ công.
Ông Sandeep - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc dành quá nhiều tiền ngân sách để trả nợ sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi ngân sách hợp lý.
Dự báo của Ngân hàng Thế giới đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Như vậy, nợ công của Việt Nam sẽ chạm trần mức khả năng trả nợ của Chính phủ là 65%.
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2016 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhận định Việt Nam không chỉ là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn, mà tỷ lệ nợ công/GDP cũng thuộc diện cao nhất trong khu vực ASEAN.
CIEM dẫn lại số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam là 6,9% GDP, trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, Indonesia 2,3% GDP, Philippines 0,12% GDP và Campuchia 2% GDP.
Tổ chức này dự báo, đến năm 2020, mức bội chi so với GDP của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN và là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP năm 2020.
Từ đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã dự báo thu ngân sách năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do giá dầu thô vẫn chưa hồi phục, tham gia các FTA nên cắt giảm nhiều loại thuế. Dự báo, năm 2016 tổng thu ngân sách đạt hơn một triệu tỷ đồng, tổng chi là 1,27 triệu tỷ đồng, bội chi 254.000 tỷ
cá nhân mình nghĩ thì xây tượng đào đường ngoài mục đích xã hội thì còn kích cầu tăng trưởng kinh tế như bên trung quốc hay làm đóEm thì nghi mấy vụ đắp tượng cũng giống doanh nghiệp đi mua hóa đơn thôi. Tiền chúng nó tiêu lung tung méo quyết toán được vào đâu thì nhét vào mấy dự án đấy.
đau một lần cũng đc cụ ạ. còn hơn cứ khổ đến con cháuDưng mờ làm ván mới nó hơi đau, cụ có chịu được không.
Theo suy nghĩ thiển cận của e, hút tiền đầu tư thì cũng là một dạng của vay thêm tiền thôi, thế nên cái đấy không quan trọng, GDP tụt xuống thì kệ thôi, đưa về số thật thì mới có mốc mà cố gắng, Có thể trong quá trình GDP giảm thì dân sẽ gặp nhiều cái khổ sở nhưng thời chống Mỹ còn chịu dc thì khổ của cái thời này thấm vào đâu, vấn đề chính ở đây là dân mình vẫn tự trồng đủ gạo để nuôi chính mình mà, không chết dcTheo như một vài thông tin thì có người bảo phải tăng chi chính phủ thì mới tăng được GDP ảo, từ đó thu hút vốn nhà đầu tư. Thế nên các cụ trên cao mới đua nhau đắp tượng nghìn tỷ và đài triệu $. Bộ máy chính quyền ngày càng phình to ra. Giờ mà cắt khoản nào thì GDP tụt xuống ngay, chỉ số tăng trưởng xấu be bét. Đây là mâu thuẫn trong việc quản lý vĩ mô nhà ta.
Có cụ nào hiểu chuyện có thể bình luận thêm thông tin cho em vụ này được không ạ. Vì thực sự đúng là em không hiểu nổi, những người quản lý cấp cao nhất làm gì ngu đến mức vẽ chi phí bừa ra như thế trong khi tình hình đang nợ ngập đầu chứ? Vỡ nợ là hỏng cả bộ máy chứ có phải chuyện đùa đâu?