[Funland] Boeing và Airbus

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,461
Động cơ
697,036 Mã lực
3 năm qua, có hãng hàng không ở Việt Nam đặt mua hơn 300 máy bay Boeing.

Đến nay, hãng đã có 64 chiếc Airbus đủ loại.

Vậy là sao hở các bác????
 

minhvtv3

Xe tăng
Biển số
OF-54975
Ngày cấp bằng
14/1/10
Số km
1,537
Động cơ
442,835 Mã lực
Chưa có con Boeing nào luôn, toàn A320 và 321 :))
 

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,140
Động cơ
1,826,425 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vầng, ng mình nổi tiếng “nói một đằng làm một nẻo “ nên thằng nào cũng sợ!
 

American Dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-441402
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
4,906
Động cơ
259,783 Mã lực
Tuổi
45
Ký biên bản ghi nhớ, chứ có ký hợp đồng mua bán đâu?
Mà có ký hợp đồng mua bán, thì cũng luôn có điều khoản:"hợp đồng này sẽ mặc nhiên vô giá trị khi một trong hai bên không thỏa mãn điều kiện abc..." Hủy trong trường hợp này là điều hết sức bình thường. Kể cả là tỷ đô!
PR là chính thôi, chứ sức đâu mà khai thác trong bối cảnh hiện nay?
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
3 năm qua, có hãng hàng không ở Việt Nam đặt mua hơn 300 máy bay Boeing.

Đến nay, hãng đã có 64 chiếc Airbus đủ loại.

Vậy là sao hở các bác????
Thế thì sao hả cụ?
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,417
Động cơ
473,117 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Em đi vietnam em lựa b777 hay b787 em bay. Bay các hãng # em kệ máy bay nào cũng 1h và 45p bay chưa kể delay :D
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
7,260
Động cơ
354,162 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Cụ Lầm hay hỏi khó bỏ cụ.

Thế em hỏi cụ là cụ thề cụ hứa cụ đảm bảo cụ cam kết với gấu chỉ có một mình gấu thôi sao ra đường cụ có bao nhiêu là bạn gái đủ loại? Em không tính máy bay :))
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,576
Động cơ
257,166 Mã lực
Máy bay ko như rau có mua cái là trao tay ngay
Thời hạn vài năm mới giao là hết sức bt

Cần hiểu rõ quy trình đặt hàng, sản xuất, giao hàng .... rồi hãy đánh giá
 

xe mất phanh

Xe container
Biển số
OF-78679
Ngày cấp bằng
23/11/10
Số km
8,429
Động cơ
502,241 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội tỉnh.
Thuê/cài đc cả a Bô Ink đẩy giá giấy lộn lên thì cũng k phải dạng vừa đâu nha ;)).
 

donghanh

Xe tải
Biển số
OF-309332
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
405
Động cơ
303,089 Mã lực
Mịa chơi pr giá rẻ, mấy lần đặt mua loạn lên.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Không rõ các cụ hỏi thật hay hỏi giả vờ, em mạn phép giải thích:
- Hợp đồng này trải dài khoảng 10 năm chứ không phải nhận 100 máy bay một lúc
- Vietjet mua máy bay kiểu Sale-and-lease-back, nghĩa là trước khi nhận máy bay Vietjet sẽ bán lại cho hãng cho thuê máy bay (lessor), sau đó thuê lại chính cái máy bay đó trong 12 năm. Tiền trả cho máy bay sẽ do hãng cho thuê trả, Vietjet chỉ trả tiền thuê hàng tháng. Sau 12 năm, máy bay sẽ được trả lại cho hãng cho thuê.
- Như vậy phi đội của Vietjet luôn có máy bay mới gia nhập, máy bay cũ trả về nguyên chủ. Phi đội sẽ chỉ khoảng lân cận 100 máy bay.
- Nếu chỉ mua của Airbus sẽ bị ép giá. Mua của cả hai dễ mặc cả hơn.
- Tuyến Hà Nội - Sài Gòn là chặng bay đông thứ 7 thế giới. Tuyến Sài Gòn- Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà nội đều nằm trong tốp 50.
- Kinh tế VN dự kiến phát triển ổn định nên nhu cầu đi lại còn tăng

Đây là mô hình kinh doanh hàng không hết sức chính quy.
 

SABAIDI

Xe tăng
Biển số
OF-209932
Ngày cấp bằng
13/9/13
Số km
1,371
Động cơ
327,493 Mã lực
Em hóng được bên FB nên bê nguyên về đây cho các cụ đọc giải trí :D

BÀN VỀ LÝ DO VIETJET VÀ BAMBOO MUA MÁY BAY
(Thường những thương vụ mua máy bay có giá trị rất lớn, kể cả với các hãng hàng không lớn trên TG và dưới dạng Thuê - Mua..., tất nhiên khá khen thương vụ của Vietjet và Bamboo đã tận dụng rất tốt sự có mặt của soái ca Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều để quảng bá... nên bài viết của anh Nguyễn Giang Nam dưới đây là có cơ sở)

Hôm nay các báo đồng loạt đăng tin Vietjet Air mua 100 chiếc Boeing 737MAX trị giá 12.7 tỉ USD và Bamboo Air mua 10 chiếc Boeing 787 trị giá 2.9 tỉ USD.

Có nhiều bạn cho rằng VJA và BBA không thể xoay sở, kiếm được số tiền lớn như thế, kể cả trong 10 năm tới, để thực hiện hợp đồng. Từ đó cho rằng việc ký kết này chỉ là làm màu, PR mà thôi, dạng 1 kiểu "bản ghi nhớ" (Memorandum of Understanding) hay "hợp đồng tạm" (Provisional contract).

Thông tin từ CNCB, Reuters, Blomberg cho biết các đơn hàng lần này của Bamboo và Vietjet đều là "firm order". Reuters thậm chí còn trích dẫn nguồn tin riêng cho biết 100 máy bay 737MAX đã được lên lịch trình sản xuất cho khách hàng không nêu tên.

Có một số bạn cho là điều này là không thể, đơn giản vì cả Quyết và Thảo đều không thể có chừng ấy tiền để mua đống máy bay đó.

Việc Quyết và Thảo không có tiền là đúng, nhưng sự thật chính bởi không có tiền nên mới phải mua máy bay. Mình xin giải thích rõ.

Trong hàng không có 1 nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ "sale and leaseback". Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất (Boeing và Airbus) xong rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền vậy đó.

Tuy nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được 1 số tiền lớn để mua máy bay, như Vietjet hay Bamboo mua mỗi lần hàng tỉ, hàng chục tỉ USD, trong khi 2 hãng này có mà bán sạch sành sanh cũng không moi ra được tỉ USD. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ "bán đi rồi thuê lại". Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho 1 hãng chuyên cho thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng hàng không "lời" ngay 1 số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì "tiền lời" có thể lên đến cả tỉ USD.

Sẽ có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều? Thực tế cái lời đó là lời giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện tại. Điều này đặc biệt cần thiết với những ai đang khát vốn đầu tư, thiếu hụt dòng tiền hiện tại, như anh Quyết FLC chẳng hạn. Ví dụ như nếu mua máy bay giá 50 triệu, được hoa hồng 20%, còn 40 triệu, dự kiến khai thác trong 20 năm thì mỗi năm khấu hao 2 triệu. Giờ cũng mua máy bay 50 triệu, trả 40 triệu xong bán lại 50 triệu lấy lãi 10 triệu nhưng phải ký thuê lại cái máy bay đó với thời hạn 20 năm, giá thuê 3 triệu/năm. Hoạt động bình thường thì máy bay khấu hao 2 triệu, khai thác được 3 triệu, lãi 1 triệu. Bây giờ khai thác 3 triệu vừa đủ trả tiền thuê, không có lãi trong 20 năm vì lãi đã ăn hết ngay từ đầu. Nếu trong tương lai chi phí tăng, thu giảm thì hãng sẽ ngay lập tức bị lỗ.

Điều này lý giải tại sao VJA, BBA liên tục mua máy bay với số lượng khủng, VJA đã đặt tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. BBA ký mua 44 chiếc trong khi chỉ đang vận hành 6 chiếc. Đặc biệt BBA mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai thác, trong khi BBA thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế. Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng nên phải dùng BBA để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt.

Có bạn thắc mắc tại sao mấy bọn chuyên cho thuê máy bay nó ngu thế, không mua trực tiếp Boeing, Airbus với giá 40 triệu mà lại đi mua của bọn hàng không giá 50 triệu làm chi. Nói thật là bọn nó chả ngu tẹo nào, quá khôn nữa là khác. Tụi nó mua trực tiếp từ hãng giá rẻ rồi cho ai thuê? Lâu lâu có khách có nhu cầu thuê ngắn hạn thì khách đầu cần phải máy bay mới, cái nào chả được miễn hiệu quả thì thôi. Còn mua để đó thì lỗ chổng vó ngay. Mua của hãng hàng không thì nó ăn ở cái hợp đồng cho thuê lại đó. Về bản chất là nó cho hãng vay tiền thế chấp bằng máy bay, nhưng về mặt hồ sơ thì nó là chủ sở hữu, hãng hàng không là người đi thuê để lỡ hãng phá sản thì không ai được siết tài sản đó của nó.

Và những giải thích phía trên cũng đồng thời giải thích lý do tại sao VNA ít có những hợp đồng mua máy bay khủng như Vietjet hoặc Bamboo. Nguyên nhân là vì VNA là hãng quốc doanh, không có nhu cầu bóc lợi nhuận ngay từ bây giờ, không sale and leaseback để rồi tương lai rập rình nguy cơ bị lỗ. Dính đến hoa hồng hoa tỏi, kinh doanh lời 10 năm lỗ 1 năm là có nguy cơ bóc lịch thiên thu.

Mình có vài ý thế. Bạn nào biết chi tiết hơn thì chia sẻ với nhé.

Vài hình ảnh dòng máy bay được VJA và BBA đặt mua.


 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,054
Động cơ
574,131 Mã lực
Chắc chi phí vận hành và bảo dưỡng đồ Mỹ cao hơn? 8->
 

EvoqueLimited

Xe hơi
Biển số
OF-160145
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
107
Động cơ
350,498 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia Hương Sen
Không rõ các cụ hỏi thật hay hỏi giả vờ, em mạn phép giải thích:
- Hợp đồng này trải dài khoảng 10 năm chứ không phải nhận 100 máy bay một lúc
- Vietjet mua máy bay kiểu Sale-and-lease-back, nghĩa là trước khi nhận máy bay Vietjet sẽ bán lại cho hãng cho thuê máy bay (lessor), sau đó thuê lại chính cái máy bay đó trong 12 năm. Tiền trả cho máy bay sẽ do hãng cho thuê trả, Vietjet chỉ trả tiền thuê hàng tháng. Sau 12 năm, máy bay sẽ được trả lại cho hãng cho thuê.
- Như vậy phi đội của Vietjet luôn có máy bay mới gia nhập, máy bay cũ trả về nguyên chủ. Phi đội sẽ chỉ khoảng lân cận 100 máy bay.
- Nếu chỉ mua của Airbus sẽ bị ép giá. Mua của cả hai dễ mặc cả hơn.
- Tuyến Hà Nội - Sài Gòn là chặng bay đông thứ 7 thế giới. Tuyến Sài Gòn- Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà nội đều nằm trong tốp 50.
- Kinh tế VN dự kiến phát triển ổn định nên nhu cầu đi lại còn tăng

Đây là mô hình kinh doanh hàng không hết sức chính quy.
Hàng order mà chứ có phải có sẵn ở cửa hàng đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top