[Funland] Bộ vũ khí, khí tài của Việt Nam trong 12 ngày đêm 1972

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái con mother thằng Soha nha. Chỉ có tài đầu độc thiên hạ. Tung tin thất thiệt.
Các cụ quote lại thông tin của nó phải lọc kẻo thiên hạ cười cho thối mũi nha.

Đài nhìn vòng P-12 mờ nó thế kia ah???
Đài P-12 nó lắp trên xe Zil 157, chấn tử xương cá nha.
Con kia là đài dẫn bắn Fan song của tên lửa C-75.
Soha nó có viết bài đâu cụ :D
Máy nó craw dự liệu tự động từ các trang khác về thôi.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
ngày xưa, súng trường CKC còn bắn rơi F-111 nữa là... :))
Cao xạ bắn rơi B-52 là bình thường các cụ ạ :))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trong VNW, chuyện bên phòng không ta bắn rơi không quân mình cũng chẳng phải là chuyện quá hiếm :P
Có ra đa hiển thị, phân biệt giữa máy bay cuả ta với địch bằng mắt cũng dễ sao lại bắn nhầm được các cụ nhể?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Có ra đa hiển thị, phân biệt giữa máy bay cuả ta với địch bằng mắt cũng dễ sao lại bắn nhầm được các cụ nhể?
Thấy bảo thời ấy cái IFF bằng cơm thì phải kiểu như " đại bàng gọi chim ưng .. về ngay quán bia đầu nhà cóa biến .. ;))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thấy bảo thời ấy cái IFF bằng cơm thì phải kiểu như " đại bàng gọi chim ưng .. về ngay quán bia đầu nhà cóa biến .. ;))
Theo em nghĩ có lẽ là mẽo nó gây nhiễu sao đó nên đạn nó mới bay lạc ấy chứ, lại còn chuyện hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng nữa mà?
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
Có ra đa hiển thị, phân biệt giữa máy bay cuả ta với địch bằng mắt cũng dễ sao lại bắn nhầm được các cụ nhể?
Thời đấy IFF của ta đâu đã phát triển hử cụ..... máy bay ta vs địch thì trên rada cũng chỉ là 1 chấm.... Bắn nhầm cũng là bình thường mà.
Nhưng may các cụ rada ngày xưa cũng kinh nghiệm chứ ko thì "..." :D

Hình như e nghe nói là chỉ có 2 vụ bắn nhầm thì phải..
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Có ra đa hiển thị, phân biệt giữa máy bay cuả ta với địch bằng mắt cũng dễ sao lại bắn nhầm được các cụ nhể?
Thời đó đâu có sẵn máy hỏi (IFF)
Dòm lên trời, ngược sáng thời tàu bay cái quái nào cũng đen đen na ná như nhau cả. Thôi thì cứ gọi là... Tiên hạ thủ vi cường. Cứ bắn nó trước khi nó ném bom, phóng rocket xuống đầu mình. Bất cần phân biệt địch ta :))
Mấy trận đầu KqndVn đánh bảo vệ cầu Hàm rồng, MIG 17 rơi toàn do các lỗi vớ vẩn là chính. Nào là hết dầu rơi, nào là bị pháo phòng không bảo vệ cầu bắn rơi :P
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Bắn nhầm thì đầy. Trong cuốn: không chiến trên bầu trời VN-65-75, Anh hùng Nguyễn đức Soát phang một phát R-3S rơi ngay một ông Mig19. Còn hàng chục trường hợp nữa. Máy bay chở cả bộ sậu TD921 bay vào Vinh bị tên lửa ta phang trúng, hy sinh cả chục người. Cầu Hàm rồng thì cao xạ táng 3 ông Mig17 đi tong. Mà cái giống bắn quân mình thì one shot-one kill chẳng bao giờ trượt.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Bắn nhầm thì đầy. Trong cuốn: không chiến trên bầu trời VN-65-75, Anh hùng Nguyễn đức Soát phang một phát R-3S rơi ngay một ông Mig19. Còn hàng chục trường hợp nữa. Máy bay chở cả bộ sậu TD921 bay vào Vinh bị tên lửa ta phang trúng, hy sinh cả chục người. Cầu Hàm rồng thì cao xạ táng 3 ông Mig17 đi tong. Mà cái giống bắn quân mình thì one shot-one kill chẳng bao giờ trượt.

Thía mới gọi là...GIỎI :))
 

BIBI111

Xe tải
Biển số
OF-86576
Ngày cấp bằng
25/2/11
Số km
225
Động cơ
411,050 Mã lực
Bắn nhầm thì đầy. Trong cuốn: không chiến trên bầu trời VN-65-75, Anh hùng Nguyễn đức Soát phang một phát R-3S rơi ngay một ông Mig19. Còn hàng chục trường hợp nữa. Máy bay chở cả bộ sậu TD921 bay vào Vinh bị tên lửa ta phang trúng, hy sinh cả chục người. Cầu Hàm rồng thì cao xạ táng 3 ông Mig17 đi tong. Mà cái giống bắn quân mình thì one shot-one kill chẳng bao giờ trượt.
ối trời ơi, phải nói là quá giỏi[-O<
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Bây giờ nghĩ lại, chắc các cụ già Hoằng hóa phang rụng Mig17 cũng nên, mắt kém lắm=))=))=))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thời đó đâu có sẵn máy hỏi (IFF)
Dòm lên trời, ngược sáng thời tàu bay cái quái nào cũng đen đen na ná như nhau cả. Thôi thì cứ gọi là... Tiên hạ thủ vi cường. Cứ bắn nó trước khi nó ném bom, phóng rocket xuống đầu mình. Bất cần phân biệt địch ta :))
Mấy trận đầu KqndVn đánh bảo vệ cầu Hàm rồng, MIG 17 rơi toàn do các lỗi vớ vẩn là chính. Nào là hết dầu rơi, nào là bị pháo phòng không bảo vệ cầu bắn rơi :P
Vậy là đang trong lúc phi công ở trên hăng say đánh giặc thì phòng không ở dưới cũng hăng say bắn à bác? Em có nghe chuyện ngày trước do dân mình chưa biết VN có không quân nên khi máy bay của mình bị rơi, phi công VN hay bị nhân dân hiểu nhầm là phi công của VNCH phải không ạ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em có nghe chuyện ngày trước do dân mình chưa biết VN có không quân nên khi máy bay của mình bị rơi, phi công VN hay bị nhân dân hiểu nhầm là phi công của VNCH phải không ạ?
Dân dưới xuôi thì kg đến nỗi nhưng KQ nhà mềnh toàn choảng nhau nạm miền núi, rơi xuống gặp bà con người dân tộc cả đời kg ra khỏi bản thì các chú nhà mềnh bị nện là chuyện thường ngày ở ... bản. :))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Dân dưới xuôi thì kg đến nỗi nhưng KQ nhà mềnh toàn choảng nhau nạm miền núi, rơi xuống gặp bà con người dân tộc cả đời kg ra khỏi bản thì các chú nhà mềnh bị nện là chuyện thường ngày ở ... bản. :))
Em nghe là sau mấy vụ nhân dân hiểu nhầm này thì phi công nhà mình có mang theo cờ tổ quốc nhưng vẫn không ăn thua. Nhà nước quyết định cấm người dân không được nện mấy ông phi công kể cả phi công mỹ. híc cũng buồn cười, nhiều phi công mẽo bị các cụ phang cho gãy cẳng.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
‘Kẻ phản bội’ nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam





( SoHa.vn) - SR-71 là máy bay trinh sát tầm cao từng có tốc độ nhanh nhất thế giới… Ngoài việc thoát khỏi tên lửa Việt Nam thì SR-71 hầu như chẳng giúp ích gì cho Mỹ.



SR-71 có xuất phát điểm là thiết kế máy bay 2 người lái này do hãng Lockheed chế tạo. Mẫu đầu tiên mang ký hiệu A-11, bay thử lần đầu vào ngày 26/4/1962, sau đó chuyển thành máy bay đánh chặn YF-12A mang 4 tên lửa đối không AIM-47 có đầu đạn hạt nhân.
Năm 1964, mẫu trinh sát cơ chính thức được đổi sang mã hiệu SR-71, có các biến thể SR-71A, SR-71B, SR-71C, dài 32,74m, sải cánh 16,95m, trọng lượng cất cánh lớn nhất 77,1 tấn. Máy bay không có vũ khí, được trang bị khí tài trinh sát quang học, điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường tầm xa, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích rộng 260.000km2.



Đây là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ vào thời kỳ đó và cho tận đến bây giờ: tốc độ tối đa 3.717 km/h (tức là 1.032 m/s), trần bay 30.500 m (trung bình 24.000 m), tầm bay 4.800 km.
Máy bay có 2 động cơ phản lực J58 với sức đẩy cực lớn 14.740 kg mỗi chiếc (gần gấp đôi sức đẩy động cơ của F-4 là 8.120 kg). Thời gian bay qua vùng trời Bắc Việ Nam chỉ hết 8-12 phút. Mỹ đã sản xuất tất cả 32 chiếc loại này. Trong quá trình sử dụng bị trục trặc kỹ thuật rơi 12 chiếc.
Đưa vào sử dụng từ 1964, trong 25 năm hoạt động, SR-71 đã thực hiện 3.551 phi vụ qua vùng trời Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, khu vực biên giới Liên Xô…và đã bị khoảng 100 quả tên lửa phòng không các loại công kích nhưng hầu hết đều nổ… phía sau máy bay.



Đầu những năm 1980, Liên Xô chế tạo ra loại tiêm kích đánh chặn MiG-31 có tính năng tương đương (mang tên lửa không đối không tầm xa) để đối phó với SR-71 và đã ngăn chặn được sự đột nhập của nó vào lãnh thổ Liên Xô. Tuy chưa bắn hạ được loại này vì chỉ vừa thấy MiG-31 xuất hiện thì SR-71 đã “nhanh chân” chuồn ngay.
Ngày nay, nhiều loại tên lửa phòng không tầm xa và tầng cao hiện đại của Liên Xô như SA-5, SA-10 và SA-12… đủ khả năng bắn hạ mọi loại mục tiêu nên SR-71 không dám tung hoành như trước nữa. Từ đầu 1990, SR-71 bị loại khỏi trang bị nhưng đến năm 1995 lại được phục hồi và cải tiến để sử dụng tiếp sang thế kỷ 21.
Máy bay duy nhất thoát khỏi lưới lửa
Trở lại chiến trường Việt Nam những năm 1960-1970, từ 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng SR-71 ở Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất nhiều và không đấp ứng đủ nhu cầu tình báo.
Ngày 31-7-1967 đánh dấu lần đầu tiên SR-71 trinh sát Hà Nội và sau đó thường xuyên bay qua vùng trời miền Bắc. Ngày 17-9-1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ rađa P-35 và đài đo cao PRV-11 của đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Đây là chiến công của bộ đội radar góp phần quan trọng cho việc đối phó có hiệu quả và hạn chế tác dụng của SR-71.


Thời kỳ này, Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu đánh SR-71 và cuối tháng 11-1967, có trận đã tập trung 5 tiểu đoàn tên lửa và phóng lên 6 quả đạn nhưng không diệt được. Lý do là vì ta chỉ có 1 loại tên lửa SAM-2 với tính năng chiến - kỹ thuật hạn chế. Trong khi SR-71 bay với tốc độ 900-1.000 m/s ở độ cao rất lớn thì tên lửa của ta có tốc độ thấp hơn nên không thể đuổi kịp mục tiêu…
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (1965-1973), quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay phản lực gồm 40 kiểu loại, duy nhất chỉ có 1 loại không bị bắn rơi trong cuộc chiến: đó là SR-71.
Sau này, ta không chủ trương đánh loại máy bay trinh sát này nữa cho khỏi tốn đạn mà tập trung đối phó với các loại chiến đấu cơ khác sẽ xuất hiện sau khi SR-71 bay qua.
Kẻ chỉ điểm
Tuy nhiên, chính đường bay của SR-71 mà ta theo dõi được đã “tố cáo” hướng tấn công và khu vực sẽ đánh phá của các loại máy bay cường kích và ném bom. Cùng với các nguồn tin tình báo khác, bộ đội ta đã mưu trí điều chỉnh đội hình chiến đấu và tăng cường lực lượng khi cần thiết ở những khu vực trọng điểm để kịp thời giáng trả đòn tập kích của địch.
Dù SR-71 “nhanh chân” thoát được sự trừng phạt của bộ đội phòng không nhưng tất cả các loại máy bay khác của Mỹ đều không thể thoát được lưới lửa đã chờ sẵn của quân và dân Việt Nam.
Đầu tháng 10-1967 ta đã phát hiện 27 lần tốp máy bay trinh sát SR-71 cùng các “đàn em” khác như RF-4, RF-101, 147-J bay qua Hà Nội và đặc biệt lưu ý tới đường bay của 10 lần qua cầu Long Biên, 4 lần qua sân bay Nội Bài và 3 lần qua cầu Đuống.


Phán đoán được ý đồ đánh lớn của Không quân Mỹ qua hiện tượng này, ta đã nhanh chóng tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội với 8 trung đoàn cao xạ (riêng pháo cao xạ 57mm bảo vệ cầu Long Biên được tăng từ 11 lên 17 đại đội…), 22 tiểu đoàn tên lửa và 3 trung đoàn không quân tiêm kích cùng hàng trăm đơn vị dân quân, tự vệ bắn máy bay bằng súng bộ binh.
“Giờ G”, Mỹ tập trung gần 500 máy bay chiến thuật từ căn cứ ở Thái lan và 3 tàu sân bay, từ ngày 24 đến 28-10-1967 liên tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội với 1.230 phi vụ. Đây là đợt huy động lớn nhất không quân chiến thuật của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. Kết quả, số máy bay bị bắn rơi cũng nhiều nhất: 45 chiếc trong 5 ngày với hàng chục phi công bị chết và bị bắt.
Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) chỉ riêng bộ đội cao xạ, tên lửa và không quân tiêm kích của Quân chủng Phòng không – Không quân đã bắn rơi 1.331 máy bay chiến đấu phản lực các loại (chưa kể thành tích của lực lượng phòng không địa phương và dân quân, tự vệ)…
Như vậy, SR-71 “bay nhanh nhất thế giới” cũng không giúp ích gì hơn được cho Không quân Mỹ để tránh những thiệt hại nặng nề mà họ phải gánh chịu khi mang bom đạn bay vào bầu trời Việt Nam.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nghịch lý chiến tranh Việt Nam: Bay càng thấp càng tốt






(Soha.vn) - Theo nguyên lý thông thường, một máy bay chiến đấu phải bay càng cao càng tốt. Tuy nhiên đã xuất hiện một nghịch lý trong chiến tranh Việt Nam máy bay phải bay càng thấp mới tốt.


F-111 được chọn vì bay... "siêu thấp"
Quá trình F-111 góp mặt ở chiến trường Việt Nam là một quá trình dài chạy đua về chiến thuật giữa Không quân Mỹ và Việt Nam. Quá trình này có thể chia ra ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Người Mỹ tưởng mình đi biểu diễn (2/2/1965 đến 7/1965)
Trong giai đoạn này không quân Mỹ sử dụng các tốp lớn máy bay tiêm-cường kích F-4 và F-105 bay ở tầm cao 3.000m đến 4.000m là tầm thuận lợi nhất để ném bom.
Trong khi đó, hệ thống phòng không của Việt Nam chỉ mới có súng bộ binh, pháo phòng không và máy bay MiG-17. Lúc đầu, không quân Mỹ coi thường máy bay MiG-17 là “quá lạc hậu”, bay chậm (tốc độ chưa vượt âm thanh), còn pháo phòng không là loại vũ khí đã đến lúc phải “xếp xó”. Từ đó, họ chủ quan đánh giá miền Bắc Việt Nam chỉ là một kiểu “thao trường” để họ tha hồ biểu diễn kỹ xảo không kích.

Máy bay F-4 của Không quân Mỹ


Tiêm kích MiG-17 của Không quân Việt Nam

Nhưng đến ngày 2 tháng 4 năm 1965, máy bay F-105 được F-4 yểm trợ đã bị MiG-17 bắn rơi. Sau đó, MiG-17 đã bắn rơi nhiều máy bay khác của Mỹ, buộc họ phải thay đổi chiến thuật và nghiên cứu các phương thức tác chiến mới thích hợp.
Giai đoạn thứ hai: Bay cao rồi lại xuống thấp (24/7/1965 đến 23/4/1966)
Giai đoạn này đánh dấu việc tên lửa phòng không có điều khiển trên miền Bắc Việt Nam và về cuối là sự tham chiến của máy bay tiêm kích đánh chặn với tốc độ siêu âm MiG-21 trong Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngay trận đầu ra quân, tên lửa phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ. Không quân Mỹ không còn dám “tung hoành” ở tầm cao, buộc phải chuyển sang đánh phá từ tầm thấp.
Xét về công nghệ, chiến thuật bay thấp nhằm né tránh sự phát hiện bằng radar mặt đất của ta, tầm bị phát hiện bằng radar so với khi bay ở tầm cao và tầm vừa rút ngắn chênh nhau từ 3 đến 4 lần. Nhưng bay ở tầm thấp, các máy bay của Mỹ bị mất liên lạc vô tuyến với các trạm chỉ huy mặt đất và mất liên lạc trong đội hình, không phát huy được các phương tiện radar mang theo và cũng không phát huy được ưu thế các hệ thống dẫn đường tầm gần và tầm xa.
Các phi công buộc phải dùng mắt thường quan sát mục tiêu. Ngoài ra, khi bay thấp, họ không thể tấn công ồ ạt mà phải hoạt động theo từng tốp nhỏ, do đó số bom đạn sử dụng bị hạn chế.
Bay ở tầm thấp, không quân Mỹ bị sa vào mạng lưới hỏa lực của pháo phòng không cỡ nhỏ, đặc biệt là pháo 20mm và 37mm. Đến lúc này, họ mới được nếm trải thất bại một khi đánh giá quá thấp công nghệ của đối phương.
Chỉ tính từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 7 năm 1966, trong số 393 máy bay Mỹ bị bắn rơi có 374 chiếc thuộc về công của pháo phòng không cỡ nhỏ và súng máy (theo Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 1982).

Lưới lửa pháo phòng không Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Giai đoạn thứ ba: Vọt lên cao rồi lại sà xuống cực thấp (23/4/1966 đến 12/1968)
Đây là giai đoạn trong hệ thống phòng không của Việt Nam đã có mặt đầy đủ súng và pháo phòng không, tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hiện đại. Pháo phòng không được điều khiển bằng radar, bắn đạn có ngòi chạm nổ hoặc ngòi điểu khiển nổ từ xa. Máy bay tiêm kích được trang bị tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại-thế hệ đầu tiên của tên lửa “thông minh” hoặc còn gọi là “vũ khí công nghệ cao”.

Tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam

Điều đáng lưu ý là không quân Mỹ tỏ ra bất lực trong việc đối phó với pháo phòng không tầm thấp của ta-một loại vũ khí bị Mỹ liệt vào loại “già cỗi”, thế hệ cũ và “không đáng phải lưu tâm” khi vạch kế hoạch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
Đó là một trong những nguyên nhân buộc không quân Mỹ phải quay trở lại với chiến thuật hoạt động ở tầm vừa và tầm cao như trong chiến tranh Triều Tiên 15 năm về trước.
Để đối phó với tên lửa phòng không có điều khiển và máy bay tiêm kích của Việt Nam, Mỹ triển khai cuộc chiến tranh điện tử phát triển đến quy mô lớn bao gồm: dùng màn nhiễu để ngụy trang, mang máy phát nhiễu, sử dụng tên lửa chống radar như Shrike, Standard.
Dựa trên cơ sở nắm vững quy luật hoạt động gây nhiễu của địch, khai thác một cách tài năng sáng tạo các phương tiện radar, máy bay, tên lửa, pháo và vũ khí phòng không khác, lực lượng phòng không trong ba thứ quân của ta vẫn liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ.
Cuối tháng 11-1967, khi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất lên tới đỉnh cao, bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 tổ chức hội nghị lấy tên là "Cuộc họp của những người hoạt động ở thung lũng Sông Hồng", nhằm đưa ra một số giải pháp giảm thiệt hại về máy bay, trong đó có việc đưa loại máy bay mới nhất là F-111 sang chiến trường Đông Dương.
F-111 thất bại vì đối thủ cao tay

Máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 là máy bay có độ cao bay cực thấp

Máy bay phản lực F-111 do hãng General Dynamics chế tạo, là loại ném bom chiến thuật-chiến lược kiểu động cơ kép-hai người lái, lần đầu tiên bay thử năm 1965. Thân dài 22,4m; sải cánh lúc "xoè" rộng 19,2m, lúc "cụp" 9,47m; chiều cao 5,52m; trọng lượng rỗng 20,943 tấn, trọng lượng cực đại 41,5 tấn. Khi bay cao 18km vận tốc cực đại đạt 2,2 Mach (gấp 2,2 lần vận tốc âm thanh), tốc độ trung bình 800-1000km/h, tốc độ hạ cánh 185km/h, bán kính hoạt động 5.093km, sức tải tối đa 13,610 tấn bom.
Sở dĩ gọi nó là "cánh cụp cánh xoè" vì cánh trước có cơ cấu điều khiển động lực học: khi mang tải nặng, hai cánh trước xoè ra để tăng tiết diện, nhằm tăng lực nâng của không khí. Khi đã trút bom xong, trọng lượng máy bay giảm, đôi cánh trước gấp xuôi về phía sau để giảm tiết diện nhằm giảm lực cản, máy bay như hình mũi tên bay thoát ly khỏi chiến sự nhanh hơn.
Nó có radar tự động tính toán địa hình để bay được ở độ cao cực thấp từ 80m đến 200m, hoạt động tốt trong mọi thời tiết nhất, đặc biệt là ban đêm. Do được trang bị thiết bị cảnh báo phát hiện radar đối phương và gắn tên lửa đối không nên F-111 có thể độc lập tác chiến mà không cần máy bay dẫn đường và tiêm kích bay kèm.
Tháng 3-1968, Mỹ đưa sang chiến trường Đông Dương 6 chiếc F-111. Đây là lần đầu tiên F-111 được đưa vào thử nghiệm thực tế chiến đấu, phương thức là: từng chiếc một bay trong đội hình cường kích F-4, cùng bổ nhào ném bom với F-4 để so sánh hiệu quả. Song qua một số trận đánh kết quả thật bi đát.
Trong số 6 chiếc, có 2 chiếc đã bị hệ thống phòng không Việt Nam bắn rơi, một chiếc bị tai nạn, những chiếc còn lại buộc phải quay về Mỹ vào cuối năm 1968 để cải tiến nhằm quay trở lại tham chiến về sau này.
Trong thời gian 4 năm "xuống thang chiến tranh" ở miền Bắc, loại F-111 tiếp tục được hoàn chỉnh. Đến đầu năm 1972, Mỹ đã chế tạo được 307 chiếc F-111 các loại. Khi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu, từ tháng 4-1972 thì đến tháng 9-1972, Mỹ lại điều động tổng cộng 48 chiếc F-111 sang Đông Dương, bắt đầu cuộc thử nghiệm mới. Rút kinh nghiệm thất bại bốn năm về trước, Mỹ điều chỉnh lại nhiệm vụ nhằm tăng mức độ an toàn cho nó:
- Trên chiến trường, máy bay F-111 chỉ ném bom toạ độ như máy bay B-52. Khi sử dụng thay thế loại B-52, các phi vụ F-111 ném bom toạ độ do sức tải nhỏ (chỉ bay đơn, mang 10 tấn bom so với tốp B-52 ba loạt 25 tấn) nên tần số xuất kích phải lớn hơn, bởi vậy có những trọng điểm suốt trong một thời gian dài cứ 15 phút lại có loạt bom ném kiểu này.
Đường vào chiến trường dài hàng ngàn cây số, vì vậy, lực lượng cao xạ bảo vệ giao thông chỉ bố trí phân tán và nguỵ trang bí mật bất ngờ ở những địa bàn quan trọng. Do vậy, các phi vụ F-111 do bay thấp dưới 500m lại bay nhanh 800km/h nên thời cơ để xạ kích rất ngắn (<7 giây), bộ đội ta không tổ chức đánh nhằm tránh bộc lộ lực lượng, cho nên các phi vụ kiểu này thường trót lọt.
- Ở miền Bắc, F-111 chỉ dùng đánh đêm như loại máy bay A-6A. Những phi vụ đánh đêm tuy hiệu quả thấp nhưng nó nhằm gây mệt mỏi, căng thẳng cho Bộ đội Phòng không vì phải trực chiến liên tục suốt ngày đêm hàng tháng trời. Khi đưa F-111 đánh đêm, chúng bay rất thấp, luồn lách địa hình như khe núi, triền sông v.v.. nhằm gây trên màn hiện sóng radar mục tiêu lẫn vào nhiễu sóng địa hình đạt vật và giảm tối đa khả năng bị phát hiện bằng mắt thường.
Song thực tế, ngay từ khi địch rời sân bay hoặc tàu chiến, ta đã "quản lý mục tiêu" và báo động từng cấp cho lực lượng phòng không trên mỗi khu vực, bởi ngoài mạng radar cảnh giới, Quốc gia ta còn nhiều nguồn thông tin khác... Ví dụ: Quân chủng phòng không tổ chức 12 trạm, 48 vọng gác quan sát các hoạt động máy bay địch bằng mắt thường, ống nhòm, kính quang học và thông tin liên lạc chuyển tiếp trải rộng khắp miền Bắc và Chiến trường, hệ thống này gọi là mạng BB (bộ binh)…
Để chế tạo một kiểu máy bay mới, các tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ phải cần từ 3 đến 5 năm thiết kế, từ khi đặt hàng đến khi cất cánh phải mất thêm 2 năm nữa. Giá thành một chiếc F-105D là 1,5 triệu USD, loại F-4H là 3,2 triệu USD, loại B-52G là 9 triệu USD, loại F-111A là 15 triệu USD, cao nhất các loại máy bay lúc đó. Ngoài ra, để đào tạo huấn luyện một phi công chiến đấu cần 3 năm với chi phí hàng chục vạn đô-la…
Song phải đưa nó vào thực tế chiến đấu mới bộc lộ rõ ưu nhược điểm của nó. Trong chiến tranh Việt Nam, đã từng có 16 loại máy bay gồm 47 kiểu do 20 hãng công nghiệp Mỹ sản xuất đã bị hạ; trên miền Bắc, trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, đã có 4.330 chiếc bị bắn rơi, chiếc thứ 4.000 lại chính là chiếc F-111A rơi ở Vĩnh Phú.
Sau một loạt chiếc F-111 bị hạ, ngày 9-10-1972 Hãng thông tấn AP đưa tin: Tiểu ban thượng nghị viện Mỹ tuyên bố rằng cuộc thử nghiệm máy bay F-111 là một thất bại lớn.
Sau chiến tranh Việt Nam, loại F-111 được chế tạo thêm một số kiểu, chúng được đặt các tên riêng là Raven (Con quạ), Aardvark (Lợn đất)..., tổng số có 554 chiếc F-111 được chế tạo. Năm 1998, Không quân Mỹ ngừng bay loại này.

Xác máy bay F-111 của Mỹ bị quân dân miền Bắc bắn rơi

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top