Kính gửi Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải
Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết Bộ GTVT đã đề xuất về việc thu phí lưu hành và phí vào nội thành một số thành phố trình Chính phủ. Trước hết, với tư cách một công dân tôi hoàn toàn ủng hộ và đánh giá rất cao những cố gắng của Bộ GTVT cũng như của cá nhân Bộ trưởng nhằm tìm ra và thực thi các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Nhân việc giao lưu trực tuyến với Bộ GTVT, cá nhân tôi đang sử dụng ô tô cũng như xe máy hàng ngày để đi lại, phục vụ công việc, gia đình, tôi có một số câu hỏi như sau:
[FONT="]1. [/FONT]Bộ GTVT so sánh Việt Nam và một số nước như Anh, Singapore, Mỹ, Thuỵ Điển và Trung Quốc có hợplý không?
[FONT="]- [/FONT]Bình quân thu nhập của họ thế nào?, Việt Nam ta thế nào?
[FONT="]- [/FONT]Hệ thống giao thông của họ thế nào? Các phương tiện giao thông công cộng của họ thế nào? Còn Việt Nam ta ra sao? Xe bus của mình có đi được không, tàu điện ngầm có chưa? Nếu không đi ô tô hoặc xe máy thì người dân có thể đi được phương tiện nào: xe bus hay taxi, xe ôm, xe đạp hoặc đi bộ?
[FONT="]- [/FONT]Trung Quốc có vẻ “gần” với Việt Nam ta, nhưng Bộ có thể chỉ rõ đó là những Tp. nào của Trung Quốc? Nếu là Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thâm Quyến thì cũng khập khiễng quá!!!
[FONT="]- [/FONT]Chi phí mua xe ô tô trên thu nhập của các nước đó thế nào? Trung bình có bao nhiêu ô tô/người dân?
[FONT="]- [/FONT]Tỷ lệ các loại thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, phí lưu hành, ... trên giá trị phương tiện giao thông của các nước đó ra sao
[FONT="]- [/FONT]Một số trường hợp quá đặc biệt như Singapore hay Bắc Kinh của Trung Quốc có đại diện để so sánh với Việt Nam được không? Tại sao chúng ta không so sánh với các nước khác có những đặc điểm gần với Việt Nam hơn như Indonesia, Mexico, Thái Lan, Ấn độ, ....
[FONT="]2. [/FONT]Bộ GTVT cho rằng thu phí thì người dân sẽ chuyển sang đi xe bus (phương tiện giao thông công cộng duy nhất của các Tp. lớn ở VN và chính Bộ trưởng đã từng phát biểu là bản thân Bộ trưởng cũng không thể đi nổi).
[FONT="]- [/FONT]Trích nguyên văn Thông cáo báo chí số 188/BGTVT-VP của Bộ GTVT ngày 10/01/2012: “Theo quy luật, nếu chi phí kinh tế cho việc sử dụng một loại phương tiện giao thông nào đó tăng cao thì người dân sẽ thay thế bằng một loại phương tiện khác có chi phí kinh tế thấp hơn. Do vậy đề xuất này sẽ làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng. ...”
[FONT="]- [/FONT]Nếu tôi đã mua xe ô tô hoặc xe máy rồi, tôi muốn chuyển sang đi xe bus vậy tôi có phải đóng phí không? Còn nếu tôi bắt buộc phải nộp phí thì chắc chắn tôi sẽ phải sử dụng xe ô tô hoặc xe máy. Như vậy, liệu rằng thu phí có làm giảm ùn tắc giao thông?
[FONT="]3. [/FONT]Bộ GTVT cho rằng một trong những mục tiêu của hai loại phí trên là để giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân?. Xin hỏi, tại sao lại như thế? Chẳng lẽ người dân sẽ không mua xe nữa và số phương tiện sẽ giảm là do bị hư hỏng, thu giữ hoặc cháy xe???
[FONT="]4. [/FONT]Căn cứ nào để xác định phí lưu hành, phí vào nội thành.
[FONT="]5. [/FONT]Tại sao các phương tiện như xe tải lại không chịu phí lưu hành trong khi đây cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường, gây hư hỏng đường sá, tai nạn giao thông.
Bản thân tôi cũng đang sử dụng các phương tiện giao thông để đi lại hàng ngày trong đó chủ yếu là xe máy. Xe ô tô chủ yếu là để đi lại trong những ngày mưa, lạnh hoặc quá nóng, đưa đón con đi học, đưa gia đình về quê, đi chơi xa. Tôi chỉ là một người lao động bình thường, thu nhập bình thường, mua được xe ô tô đối với tôi là cả quá trình tích luỹ lâu dài, xe ô tô là một tài sản tương đối lớn đối với gia đình tôi. Tôi tự nhận thấy mình cũng phải có trách nhiệm đóng góp cho xã hội trong nỗ lực làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, mức phí như thế nào mong Bộ trưởng và Bộ GTVT nghiên cứu, cân nhắc kỹ cho phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết Bộ GTVT đã đề xuất về việc thu phí lưu hành và phí vào nội thành một số thành phố trình Chính phủ. Trước hết, với tư cách một công dân tôi hoàn toàn ủng hộ và đánh giá rất cao những cố gắng của Bộ GTVT cũng như của cá nhân Bộ trưởng nhằm tìm ra và thực thi các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Nhân việc giao lưu trực tuyến với Bộ GTVT, cá nhân tôi đang sử dụng ô tô cũng như xe máy hàng ngày để đi lại, phục vụ công việc, gia đình, tôi có một số câu hỏi như sau:
[FONT="]1. [/FONT]Bộ GTVT so sánh Việt Nam và một số nước như Anh, Singapore, Mỹ, Thuỵ Điển và Trung Quốc có hợplý không?
[FONT="]- [/FONT]Bình quân thu nhập của họ thế nào?, Việt Nam ta thế nào?
[FONT="]- [/FONT]Hệ thống giao thông của họ thế nào? Các phương tiện giao thông công cộng của họ thế nào? Còn Việt Nam ta ra sao? Xe bus của mình có đi được không, tàu điện ngầm có chưa? Nếu không đi ô tô hoặc xe máy thì người dân có thể đi được phương tiện nào: xe bus hay taxi, xe ôm, xe đạp hoặc đi bộ?
[FONT="]- [/FONT]Trung Quốc có vẻ “gần” với Việt Nam ta, nhưng Bộ có thể chỉ rõ đó là những Tp. nào của Trung Quốc? Nếu là Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thâm Quyến thì cũng khập khiễng quá!!!
[FONT="]- [/FONT]Chi phí mua xe ô tô trên thu nhập của các nước đó thế nào? Trung bình có bao nhiêu ô tô/người dân?
[FONT="]- [/FONT]Tỷ lệ các loại thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, phí lưu hành, ... trên giá trị phương tiện giao thông của các nước đó ra sao
[FONT="]- [/FONT]Một số trường hợp quá đặc biệt như Singapore hay Bắc Kinh của Trung Quốc có đại diện để so sánh với Việt Nam được không? Tại sao chúng ta không so sánh với các nước khác có những đặc điểm gần với Việt Nam hơn như Indonesia, Mexico, Thái Lan, Ấn độ, ....
[FONT="]2. [/FONT]Bộ GTVT cho rằng thu phí thì người dân sẽ chuyển sang đi xe bus (phương tiện giao thông công cộng duy nhất của các Tp. lớn ở VN và chính Bộ trưởng đã từng phát biểu là bản thân Bộ trưởng cũng không thể đi nổi).
[FONT="]- [/FONT]Trích nguyên văn Thông cáo báo chí số 188/BGTVT-VP của Bộ GTVT ngày 10/01/2012: “Theo quy luật, nếu chi phí kinh tế cho việc sử dụng một loại phương tiện giao thông nào đó tăng cao thì người dân sẽ thay thế bằng một loại phương tiện khác có chi phí kinh tế thấp hơn. Do vậy đề xuất này sẽ làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng. ...”
[FONT="]- [/FONT]Nếu tôi đã mua xe ô tô hoặc xe máy rồi, tôi muốn chuyển sang đi xe bus vậy tôi có phải đóng phí không? Còn nếu tôi bắt buộc phải nộp phí thì chắc chắn tôi sẽ phải sử dụng xe ô tô hoặc xe máy. Như vậy, liệu rằng thu phí có làm giảm ùn tắc giao thông?
[FONT="]3. [/FONT]Bộ GTVT cho rằng một trong những mục tiêu của hai loại phí trên là để giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân?. Xin hỏi, tại sao lại như thế? Chẳng lẽ người dân sẽ không mua xe nữa và số phương tiện sẽ giảm là do bị hư hỏng, thu giữ hoặc cháy xe???
[FONT="]4. [/FONT]Căn cứ nào để xác định phí lưu hành, phí vào nội thành.
[FONT="]5. [/FONT]Tại sao các phương tiện như xe tải lại không chịu phí lưu hành trong khi đây cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường, gây hư hỏng đường sá, tai nạn giao thông.
Bản thân tôi cũng đang sử dụng các phương tiện giao thông để đi lại hàng ngày trong đó chủ yếu là xe máy. Xe ô tô chủ yếu là để đi lại trong những ngày mưa, lạnh hoặc quá nóng, đưa đón con đi học, đưa gia đình về quê, đi chơi xa. Tôi chỉ là một người lao động bình thường, thu nhập bình thường, mua được xe ô tô đối với tôi là cả quá trình tích luỹ lâu dài, xe ô tô là một tài sản tương đối lớn đối với gia đình tôi. Tôi tự nhận thấy mình cũng phải có trách nhiệm đóng góp cho xã hội trong nỗ lực làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, mức phí như thế nào mong Bộ trưởng và Bộ GTVT nghiên cứu, cân nhắc kỹ cho phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.