[Funland] bộ trưởng nói làm bây giờ là quá trễ

phanthanh200

Xe tăng
Biển số
OF-454655
Ngày cấp bằng
20/9/16
Số km
1,612
Động cơ
1,266,680 Mã lực
Tuổi
51
Trước nhà em có 1 đoạn đường dài gần 2km, mà hơn 4 năm nay làm chưa xong.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,013
Động cơ
80,844 Mã lực
Cụ có thông số và thông tin chắc chắn cho dòng xanh trên không, giá vé sẽ tầm nào nhỉ? Chứ em thấy ông Dầu Giây - PHan Thiết làm cao tốc đã 18k tỷ /100km.
https://baodautu.vn/de-xuat-dau-tu-18139-ty-dong-xay-99-km-cao-toc-phan-thiet---dau-giay-d81144.html
Đoạn đã làm Long Thành Dầu Giây thì tuy ngắn hơn nhưng cũng 20k tỷ.
Nếu mà làm SG Phan Thiết thời giá giờ có 1 tỷ đô = 22k tỷ vnđ e rẻ ấy chứ, quan trọng là đi 10 - 15' tới nơi. Không rõ một vài nước dám làm là nước nào nhỉ? Nếu hiệu quả thế các nước có GDP trung bình như tầm Malay chắc nó làm ngay.
Số 1 tỷ Là lấy thông số của tuyến Los angeles và San Fransico do Elon musk báo giá.
Hiện tại chỉ có Dubai đang làm Hyper loop one và Mỹ dự kiến làm Hyper loop. Các nước cũng đang hóng thậm trí lùi cả các dự án ĐSCT và sân bay để hóng.
Việt nam thì đi ngược lại, muốn phê duyệt nhanh (Em nghĩ phê duyệt xong mà công nghệ hyper loop phát triển thì công nghệ ĐSCT chắc được biếu không)
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Không rõ địa hình ra sao chứ làm được 160km mà đi 15 phút thì Hà Nội Cửa Lò 30 phút à, TP HCM - Nha Trang 45 phút. Tiền thì nếu với giá tầm tầm trên khác gì đường bộ đâu. Chết thật, thế thì hóa rồng mất.
 

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
3,361
Động cơ
345,454 Mã lực
Sao không chọn công nghệ China nhể :D
 

HVC

Xe tăng
Biển số
OF-385377
Ngày cấp bằng
3/10/15
Số km
1,034
Động cơ
250,913 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Nam Từ Liêm
Làm mỗi đoạn hơn 10km mà bao năm không xong còn đội vốn gấp n lần. Các lờ đờ nhà ta toàn tầm nhìn hàng trăm năm mà đưa đất nước rời xa thế giới văn minh vài trăm năm.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,493
Động cơ
361,984 Mã lực
Đèo mạ,đoạn đường mấy cây số làm cả nhiệm kì chưa xong
điển hình là cái đường trên cao Cát Linh - Hà Đông nhỉ? Em không phản đối làm đường sắt cao tốc nhưng cần thiết phải có đường quốc lộ 1 kiểu như đường Láng - Hòa Lạc để lưu thông xuyên suốt Bắc Nam thì léo thấy gì. Giờ vẫn còn cảnh tai nạn đấu đầu trên quốc lộ 1 mà còn đòi đường sắt cao tốc thì em cũng thấy bọn chúng chỉ thích bánh vẽ và 10% hoa hồng dự án thôi.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,450
Động cơ
214,924 Mã lực
đoạn đường sắt trên cao có 10km, gần chục năm rồi, 2000 km bắc nam chắc 200 năm nữa - quan trọng là cũng ko có tiền...giờ các quan chém kinh quá.
 

Pkiemtien

Xe tải
Biển số
OF-575677
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
248
Động cơ
142,894 Mã lực
Tuổi
39
Không thuê Khựa làm nữa, tiền bao nhiêu dùng đúng bây nhiêu, đúng theo đề cương chi tiết, không mút mát thì 3-4 năm là xong chứ cần gì vài nhiệm kỳ.
Thuê ông nào cũng thế thôi cụ ạ, vấn đề là quản lý nguồn vốn. Đèo mẹ các ông mút mát chấm phẩy gấ đôi dự án thì tây tàu vái cả nón.
Tây Tàu gì loại TGV làm éo có mấy ai đi, vậy tính bao h hoàn vốn :-? Tâm tư vãi
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,497
Động cơ
474,866 Mã lực
chắc tại lâu quá nên chẳng ai muốn làm.
 

Boydepzai190579

Xe điện
Biển số
OF-314229
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
2,213
Động cơ
313,612 Mã lực
Nơi ở
i
Cứ xã hội hoá miẹ nó đi dân nó có mấy trăm tấn vàng cơ mà ngon là moi đc hết của chúng nó luôn lo gì thiếu vốn
 

letrungthanh17

Xe tăng
Biển số
OF-110102
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,741
Động cơ
401,925 Mã lực
Cát Linh - Hà Đông, không biết bác # ra tù đã xong chưa nữa
 

maixuanhuong

Xe tăng
Biển số
OF-334466
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
1,131
Động cơ
286,039 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Đã trễ rồi thì làm làm gì nữa hả cc ?
 

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
402
Động cơ
382,559 Mã lực
Món này em nghĩ nên cố gắng huy động nguồn lực làm, chứ đi đường bộ hàng nghìn km, rất mệt mỏi và nguy hiểm.
Đi quốc lộ thì mệt và nguy hiểm, chứ em thấy nếu làm cao tốc thì tít rất nhàn và an toàn.
 

lttung

Xe buýt
Biển số
OF-68918
Ngày cấp bằng
22/7/10
Số km
570
Động cơ
435,892 Mã lực
nói vậy sao không làm sớm đi
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/bo-truong-giao-thong-lam-duong-sat-toc-do-cao-bay-gio-qua-tre-3807574.html#
Bộ trưởng Giao thông: 'Làm đường sắt tốc độ cao bây giờ quá trễ'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng phải mất 5 đến 7 nhiệm kỳ lãnh đạo thì đường sắt tốc độ cao mới hoàn thành nên cần lựa chọn kỹ công nghệ.
Tàu tốc độ cao Bắc Nam có thể dùng công nghệ giống Nhật Bản

Tại cuộc họp bàn về phương án công nghệ đường sắt tốc độ cao chiều 11/9, đại diện Tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH đã trình bày 3 loại hình tàu cao tốc trên thế giới. Đó là tàu chạy trên ray vận tốc 200-350 km/h, tàu Maglev tốc độ 400-600 km/h, tàu Hyperloop chạy trong ống đạt 900-1.200 km/h. Phổ biến nhất là tàu chạy trên ray với hai công nghệ là động lực phân tán và động lực tập trung.

Tàu cao tốc công nghệ động lực phân tán đã ứng dụng tại Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc có sức chuyên chở lớn, bình quân mỗi mét 3-4 chỗ. Sử dụng giá chuyển hướng độc lập, chế độ tự nghiêng toa xe giúp dễ lưu thông tại các đường cong, chạy tốc độ tối đa 450 km/h.


Tàu shinkansen ở Nhật Bản với tốc độ trung bình 300km/h. Ảnh minh họa.

Tàu cao tốc có công nghệ động lực tập trung đã ứng dụng tại Pháp, Bỉ, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha... Đoàn tàu chạy tốc độ tối đa tới 570 km/h, tuy nhiên, sức chuyên chở không cao, trung bình 2 chỗ/m, khó thêm hay bớt toa và hợp với bán kính đường cong lớn. Ưu điểm của công nghệ này là chi phí thấp hơn công nghệ phân tán.

Theo đại diện Tư vấn, do những ưu việt của hệ thống động lực phân tán nên bên cạnh một số nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ đã lựa chọn, Đức, Pháp cũng đang có xu hướng chuyển sang công nghệ này.

Tại cuộc họp, GS Đỗ Đức Tuấn, ĐH Giao thông vận tải, nhận định, có ý kiến là cần phát triển tàu điện Hyperloop để đi tắt đón đầu song cách đó rất mạo hiểm, nhiều rủi ro, vì chưa nhiều nước áp dụng.

Ông Tuấn ủng hộ công nghệ động lực phân tán dù việc bảo dưỡng tốn kém hơn. Nhưng ông cho rằng xu thế của nhiều nước đã sử dụng loại công nghệnày, do đó Việt Nam nên đồng hành với họ. Ngoài ra, chủ trương của Nhà nước là ứng dụng công nghệ tiên tiến song không độc quyền...

Từng đến Đài Loan học hỏi kinh nghiệm, ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông) cho hay, Đài Loan chọn loại tàu trước rồi mới làm đường. Họ cân nhắc nhiều công nghệ sau đó mới chọn công nghệ của Nhật Bản, họ làm hạ tầng và tìm cách giảm chi phí đầu tư. Ngoài việc tính toán chi phí xây dựng thì còn phải tính các chi phí để đảm bảo vận hành tàu từ 30 đến 50 năm và phải có các kịch bản khai thác ảnh hưởng hiệu quả dự án.

Theo Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, do tuyến đường sắt tốc độ caoBắc Nam dài 1.500 km, có 23 ga, cần phải nghiên cứu vận tốc tàu hợp lý, không thể chọn vận tốc quá cao vì trong đoạn ngắn tàu đã phải dừng. Giai đoạn đầu chỉ làm từng đoạn như Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP HCM, Huế - Quảng Ngãi thì phải có nhiều ga để khai thác hiệu quả dự án.



Bộ trưởng Thể cho rằng, có thể một nhiệm kỳ, ngành giao thông chỉ làm một đoạn từ Hà Nội - đến Vinh, nhiệm kỳ sau làm từ TP HCM đi Nha Trang, Huế đến Quảng Ngãi. "Một nhiệm kỳ có lẽ Quốc hội chỉ dành cho 10 tỷ USD, nên 5 nhiệm kỳ trong 25 năm, chúng ta mới có đường sắt Bắc Nam toàn tuyến. Do đó tôi đề nghị phải chọn tốc độ để báo cáo cho chính xác, nghiên cứu kỹ vận tốc 250 hay 350km/h", ông Thể nói.

Ngoài ra, ông Thể cho rằng, do Việt Nam có dân số đông, núi nhiều, có nhiều giao cắt nên đường sắt phải có rào chắn hoặc làm trên cao. Dự kiến khoảng 70% chiều dài đường sắt tốc độ cao sẽ nằm trên cầu cạn. Nếu sử dụng tàu điện công nghệ tập trung thì tải trọng toa rất nặng, nên đảm bảo tiết kiệm, chúng ta có thể chọn tàu có công nghệ tải trọng phân bố để giảm tải trọng trục, là giảm chi phí xây dựng cầu cạn.

Cũng theo Bộ trưởng Thể, qua hơn 100 năm trước người Pháp xây dựng đường sắt hiện đại, đến nay đường sắt của chúng ta lạc hậu do thiếu đầu tư. Do đó, đây là cơ hội rất lớn để ngành giao thông đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao. Nhìn tổng thể, bây giờ nước mình làm đường sắt tốc độ cao là quá trễ khi so sánh với các nước trong khu vực như Campuchia mới khánh thành đường sắt với Thái Lan, Lào kết nối với Trung Quốc...

"Chúng tôi sẽ báo cáo dự án ra Quốc hội, không 5 nhiệm kỳ thì phải 7 nhiệm kỳ xây dựng đường sắt tốc độ cao. Ai cũng sợ kinh phí nhiều song chúng ta chia ra phân kỳ, tùy theo tình hình kinh tế đất nước thì làm từng phần để đạt mục tiêu. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thuyết phục được dư luận xã hội và các đại biểu Quốc hội", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Ông Thể cũng nhận định, nếu có đường sắt tốc độ cao thì người dân sẽ không còn đi xe khách đường dài, vì xe khách rất nguy hiểm, tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng. Từ Hà Nội, TP HCM, người dân sẽ đi tàu hỏa đến các tỉnh còn đi xa hơn 1.500 km sẽ đi máy bay. Giai đoạn đầu khai thác đường sắt tốc độ 200km/h, 10 năm sau đó thay thế toa xe và chạy tốc độ cao hơn.
Éo hiểu trễ so với cái gì
 

silver1

Xe điện
Biển số
OF-295244
Ngày cấp bằng
8/10/13
Số km
3,403
Động cơ
334,716 Mã lực
Đường sắt như này đc xây dựng và vận hành khi chỉ ở các nước có nền công nghiệp và công nghệ phát triển, dân cư và cách hành xử văn hóa văn minh cùng có quan điểm gìn giữ phát huy cho tốt... Và khi XD thì cả chính phủ và dân luôn mong đợi thành quả, nhà thầu và chính phỉ cùng tâm huyết...
Còn ở VN em e đời nhiều cụ mợ ở chốn OF này chắc chả đc hưởng cái đg sắt này đâu ạ!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
29,791
Động cơ
654,750 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
nói vậy sao không làm sớm đi
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/bo-truong-giao-thong-lam-duong-sat-toc-do-cao-bay-gio-qua-tre-3807574.html#
Bộ trưởng Giao thông: 'Làm đường sắt tốc độ cao bây giờ quá trễ'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng phải mất 5 đến 7 nhiệm kỳ lãnh đạo thì đường sắt tốc độ cao mới hoàn thành nên cần lựa chọn kỹ công nghệ.
Tàu tốc độ cao Bắc Nam có thể dùng công nghệ giống Nhật Bản

Tại cuộc họp bàn về phương án công nghệ đường sắt tốc độ cao chiều 11/9, đại diện Tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH đã trình bày 3 loại hình tàu cao tốc trên thế giới. Đó là tàu chạy trên ray vận tốc 200-350 km/h, tàu Maglev tốc độ 400-600 km/h, tàu Hyperloop chạy trong ống đạt 900-1.200 km/h. Phổ biến nhất là tàu chạy trên ray với hai công nghệ là động lực phân tán và động lực tập trung.

Tàu cao tốc công nghệ động lực phân tán đã ứng dụng tại Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc có sức chuyên chở lớn, bình quân mỗi mét 3-4 chỗ. Sử dụng giá chuyển hướng độc lập, chế độ tự nghiêng toa xe giúp dễ lưu thông tại các đường cong, chạy tốc độ tối đa 450 km/h.


Tàu shinkansen ở Nhật Bản với tốc độ trung bình 300km/h. Ảnh minh họa.

Tàu cao tốc có công nghệ động lực tập trung đã ứng dụng tại Pháp, Bỉ, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha... Đoàn tàu chạy tốc độ tối đa tới 570 km/h, tuy nhiên, sức chuyên chở không cao, trung bình 2 chỗ/m, khó thêm hay bớt toa và hợp với bán kính đường cong lớn. Ưu điểm của công nghệ này là chi phí thấp hơn công nghệ phân tán.

Theo đại diện Tư vấn, do những ưu việt của hệ thống động lực phân tán nên bên cạnh một số nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ đã lựa chọn, Đức, Pháp cũng đang có xu hướng chuyển sang công nghệ này.

Tại cuộc họp, GS Đỗ Đức Tuấn, ĐH Giao thông vận tải, nhận định, có ý kiến là cần phát triển tàu điện Hyperloop để đi tắt đón đầu song cách đó rất mạo hiểm, nhiều rủi ro, vì chưa nhiều nước áp dụng.

Ông Tuấn ủng hộ công nghệ động lực phân tán dù việc bảo dưỡng tốn kém hơn. Nhưng ông cho rằng xu thế của nhiều nước đã sử dụng loại công nghệnày, do đó Việt Nam nên đồng hành với họ. Ngoài ra, chủ trương của Nhà nước là ứng dụng công nghệ tiên tiến song không độc quyền...

Từng đến Đài Loan học hỏi kinh nghiệm, ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông) cho hay, Đài Loan chọn loại tàu trước rồi mới làm đường. Họ cân nhắc nhiều công nghệ sau đó mới chọn công nghệ của Nhật Bản, họ làm hạ tầng và tìm cách giảm chi phí đầu tư. Ngoài việc tính toán chi phí xây dựng thì còn phải tính các chi phí để đảm bảo vận hành tàu từ 30 đến 50 năm và phải có các kịch bản khai thác ảnh hưởng hiệu quả dự án.

Theo Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, do tuyến đường sắt tốc độ caoBắc Nam dài 1.500 km, có 23 ga, cần phải nghiên cứu vận tốc tàu hợp lý, không thể chọn vận tốc quá cao vì trong đoạn ngắn tàu đã phải dừng. Giai đoạn đầu chỉ làm từng đoạn như Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP HCM, Huế - Quảng Ngãi thì phải có nhiều ga để khai thác hiệu quả dự án.



Bộ trưởng Thể cho rằng, có thể một nhiệm kỳ, ngành giao thông chỉ làm một đoạn từ Hà Nội - đến Vinh, nhiệm kỳ sau làm từ TP HCM đi Nha Trang, Huế đến Quảng Ngãi. "Một nhiệm kỳ có lẽ Quốc hội chỉ dành cho 10 tỷ USD, nên 5 nhiệm kỳ trong 25 năm, chúng ta mới có đường sắt Bắc Nam toàn tuyến. Do đó tôi đề nghị phải chọn tốc độ để báo cáo cho chính xác, nghiên cứu kỹ vận tốc 250 hay 350km/h", ông Thể nói.

Ngoài ra, ông Thể cho rằng, do Việt Nam có dân số đông, núi nhiều, có nhiều giao cắt nên đường sắt phải có rào chắn hoặc làm trên cao. Dự kiến khoảng 70% chiều dài đường sắt tốc độ cao sẽ nằm trên cầu cạn. Nếu sử dụng tàu điện công nghệ tập trung thì tải trọng toa rất nặng, nên đảm bảo tiết kiệm, chúng ta có thể chọn tàu có công nghệ tải trọng phân bố để giảm tải trọng trục, là giảm chi phí xây dựng cầu cạn.

Cũng theo Bộ trưởng Thể, qua hơn 100 năm trước người Pháp xây dựng đường sắt hiện đại, đến nay đường sắt của chúng ta lạc hậu do thiếu đầu tư. Do đó, đây là cơ hội rất lớn để ngành giao thông đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao. Nhìn tổng thể, bây giờ nước mình làm đường sắt tốc độ cao là quá trễ khi so sánh với các nước trong khu vực như Campuchia mới khánh thành đường sắt với Thái Lan, Lào kết nối với Trung Quốc...

"Chúng tôi sẽ báo cáo dự án ra Quốc hội, không 5 nhiệm kỳ thì phải 7 nhiệm kỳ xây dựng đường sắt tốc độ cao. Ai cũng sợ kinh phí nhiều song chúng ta chia ra phân kỳ, tùy theo tình hình kinh tế đất nước thì làm từng phần để đạt mục tiêu. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thuyết phục được dư luận xã hội và các đại biểu Quốc hội", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Ông Thể cũng nhận định, nếu có đường sắt tốc độ cao thì người dân sẽ không còn đi xe khách đường dài, vì xe khách rất nguy hiểm, tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng. Từ Hà Nội, TP HCM, người dân sẽ đi tàu hỏa đến các tỉnh còn đi xa hơn 1.500 km sẽ đi máy bay. Giai đoạn đầu khai thác đường sắt tốc độ 200km/h, 10 năm sau đó thay thế toa xe và chạy tốc độ cao hơn.
Khởi công, nhận vốn xong, chuyển cho nhiệm kỳ tới
 

nguyentrang93

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-575885
Ngày cấp bằng
25/6/18
Số km
331
Động cơ
144,360 Mã lực
Tuổi
31
Ôi từ lúc vào đại học là em chỉ mong có ngày được đi cái tàu sắt tốc độ cao ấy về quê thôi. Quê em cách HN 400km, chừng nào thì mới có để chỉ mất 1, 2h là về đến nhà em đây
Giấc mơ chỉ là giấc mơ
 

El_Che

Xe máy
Biển số
OF-507223
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
84
Động cơ
183,439 Mã lực
Tuổi
38
Khởi công, nhận vốn xong, chuyển cho nhiệm kỳ tới
Không thể so sánh với Nhật đc, tiền không có đi vay làm rồi có ngày bán váy đi mà trả nợ. Tây Ban Nha hay Nhật họ đều dùng nội lực của họ để làm. Các công ty tư nhân của họ tự cân đối đầu tư và tạo công ăn việc làm cho dân họ. Nếu thích chú phỉnh giỏi có thể mời các cty nước ngoài vào tự làm đường và khai thác. Em e là cũng ít chú nhảy vào, mà nó chỉ thích cho vay thôi.
 

Nana2015

Xe điện
Biển số
OF-510272
Ngày cấp bằng
15/5/17
Số km
2,049
Động cơ
200,915 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sắp hết nhiệm kỳ vẫn xin làm được mới giỏi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top