Với chủng delta em nghĩ phải 80-90% người trên 18 tuổi, chưa kể còn phải lo cho học sinh 12-18 nữa. Thực ra dân mình antivax không nhiều (và cũng không dám chống đối ra mặt như ở một số nước khác), thế nên thẻ xanh em nghĩ không quan trọng và không cần thiết bằng việc tăng cường tiêm vaccine cho người dân. Người không được tiêm đã thiệt thòi, lại còn bị phân biệt thẻ vàng, thẻ xanh thì hơi oan quá.
1. Hiện nay, vấn đề của Việt Nam là không có vaccine để tiêm toàn quốc ngay mà vẫn phải ưu tiên cho từng vùng theo cơ sở khoa học.
2. Do không có vaccine nhanh được mà không thể đóng cửa mãi (kinh tế gay go) nên mới phải tính toán tới vấn đề thẻ xanh, thẻ vàng. Đại loại là ai ít nguy cơ (ít nguy cơ cho bản thân người đó từ đó ít nguy cơ nằm viện, tạo gánh nặng cho y tế và cũng ít nguy cơ lây bệnh cho người khác) thì được tự do di chuyển hơn để còn làm ăn. Những người nhiều nguy cơ do chưa được tiêm vaccine thì chấp nhận thiệt thòi một chút đến khi được tiêm đầy đủ.
3. Các hạn chế với người thẻ vàng sẽ được thay đổi tùy theo tình hình dịch bệnh, khả năng của hệ thống y tế. Ví dụ: người thẻ vàng không được tiếp cận một số dịch vụ không thiết yếu (ăn tại nhà hàng, quán bia, bar, vũ trường, karaoke...), không được tụ tập quá 5 người.... còn các hoạt động thiết yếu (ví dụ như đi làm, đi chợ...) sẽ vẫn được duy trì nhưng vẫn hạn chế hơn.
Giờ chính phủ tất nhiên mong muốn có đủ vaccine để tiêm cho toàn dân luôn trong tháng 9 và sau đó không phải nghĩ tới thẻ xanh, thẻ vàng. Nhưng giả sử, vaccine chỉ về để đủ tiêm toàn dân vào tháng 3.2022 (khả năng khá cao) thì không thể đóng cửa mãi tới lúc đó. Cũng không thể mở cửa giống nhau cho toàn dân mà không dùng thẻ xanh/thẻ vàng vì khi đó, có thể lại đóng cửa lại như 3 tháng vừa rồi. Giải pháp thẻ xanh/thẻ vàng là hợp lý cho giai đoạn từ này tới ít nhất tháng 3.2022. Quan trọng là định nghĩa thẻ xanh/thẻ vàng và các hoạt động thiết yếu/không thiết yếu. Mình vì mọi người, mọi người vì mình là lúc này.