[Funland] Bộ phim ĐRPN 2023 có đáng xem ko ạ?

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Cụ mới nhìn vấn đề 1 chiều thuận theo logic suy nghĩ của cụ. Chiều ngược lại thế này: nghệ sĩ bán sản phẩm văn hoá nghệ thuật. Muốn kiếm được tiền thì phải bán được hàng. Muốn bán được hàng thì sản phẩm phải đáp ứng được tiêu chuẩn văn hoá nghệ thuật của "số đông" công chúng. Muốn đáp ứng được thì nghệ sĩ phải có trình độ văn hoá nghệ thuật tương ứng. Tức là càng nghĩ đến tiền thì nghệ sĩ càng cần biết và đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu của số đông công chúng. Còn tại sao "số đông" công chúng có tiêu chuẩn văn hoá nghệ thuật ở 1 mức nào đó thì lại là 1 câu hỏi rộng hơn.
Cụ nói không sai.

Các bạn mang danh nghệ sĩ buôn bán kinh doanh cái gì cũng được, nhưng dính tới pháp luật hay chính trị thì các bạn lãnh đủ, vậy thôi !

Vụ này là như vậy, các vị làm một cái phim hào nhoáng rẻ tiền để kiếm một mớ, nhưng lại dính phốt chính trị nên mang cái mác nghệ thuật ra bào chữa ! Nghệ thuật gì ở đây ?
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Cụ quan niệm nghệ thuật khổ hạnh, đừng áp cái suy nghĩ riêng đó vào xã hội. Còn thực tế thì Taylor Swift là tỷ phú đô la, JK Rowing cũng sém tỷ phú đô la rồi.

Nên suy nghĩ ngược lại: miễn phí là của ôi, của thiu.
Mấy ví dụ cụ đưa ra không chính xác lắm. Thứ nhất, 2 vị kia có tài thực sự, ít nhất là ở một vài khía cạnh. Thứ hai, họ không dính tới chính trị.

Cụ cứ lấy một nghệ sĩ làng nhàng, vô danh ở xứ nào cũng được, làm ví dụ thử xem sao. Họ có bất tài đi nữa thì lời phê bình cũng rất có giới hạn.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Em nghĩ nếu như bà Vân đã đến rạp xem phim, thì bà Vân là một khách hàng của đoàn phim và có quyền đánh giá về nội dung phim theo quan điểm cá nhân.

Còn nếu chưa xem phim, chỉ bình loạn dựa trên những thông tin lượm lặt thì lại thành vấn đề khác.

PS: Bà Vân cũng chưa phải là KOL gì to tát lắm để mà phải lấy tiền bịt miệng.
Bà Vân đã đi xem phim. Bài bình luận của bà Vân là khởi đầu cho các cụ tranh "nuận" bấy nay đấy.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Phê bình ĐRPN Mùa 3:
Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.

"Bài học từ “Đất rừng phương Nam”

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” đến nay đã có doanh thu trên 123 tỉ đồng. Phim tạo ra được sức hút, dư luận sôi nổi, nhiều chiều, đó là điều đáng mừng. Nhất là trong giai đoạn chúng ta đang quan tâm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh.

Tuy nhiên, phim cũng có những hạn chế, sai sót.

Đã có những tranh cãi xoay quanh việc “Đất rừng phương Nam” là phim lịch sử hay phim giải trí (theo đó, có nhiều người lại bàn thêm về quyền hư cấu hay yêu cầu/nguyên tắc phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực đời sống). Đây là những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật từ xưa đến nay và nhiều năm sau nữa.

Tôi thấy yếu tố giải trí của “Đất rừng phương Nam” nổi trội hơn yếu tố lịch sử, chính trị, nhưng không vì thế mà giới chuyên môn và người xem coi nhẹ hay bỏ qua nội dung lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán được thể hiện trong phim.

Về tính hư cấu, quyền hư cấu và tính chân thật của lịch sử, cứ nêu một câu hỏi, dù hơi kỳ, rằng, nếu nhà văn Đoàn Giỏi còn sống, liệu cụ có đồng ý để biên kịch, đạo diễn và ê-kíp làm phim đẩy thời khắc lịch sử, bối cảnh, nhân vật được phản ảnh trong tiểu thuyết của cụ lên trước 1925-1930 năm hay không? Thời điểm này, nhà văn Đoàn Giỏi mới chỉ 5 tuổi (Đoàn Giỏi sinh năm 1925).

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” dù sử dụng nghệ thuật hư cấu, đã lấy mốc thời gian chính xác từ ngày 23.9.1945 trở đi - ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2.
...Nếu muốn hư cấu nhiều hơn, nếu chỉ là "lấy cảm hứng" từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, tại sao đạo diễn, biên kịch và ê kíp làm phim phải lấy nguyên tên tiểu thuyết? Vì sao phải lấy tên và hình tượng, hành động, tính cách các nhân vật trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” như cậu bé An, thằng Cò, bé Xinh…?

Tôi nghĩ, đoàn phim không nên vin vào lý do "gia đình, người thân nhà văn Đoàn Giỏi rất hài lòng với bộ phim", nói như thế là khiên cưỡng và võ đoán. Gia đình người thân tác giả khác với tác giả - người dứt ruột sinh thành nên tác phẩm.
...
Người Hoa ở Việt Nam là một bộ phận máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, điều này không cần bàn cãi.

Nhưng vai trò của người Hoa trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dù là thập niên hai mươi, ba mươi hay bốn mươi, năm mươi của thế kỷ trước ở Nam Bộ chưa hẳn đậm nét, thậm chí được tô hồng như trong phim.

Lịch sử phải được tôn trọng, phải thể hiện như đã xảy ra, và chúng ta không được phép “bài” ai, bênh ai.

...
Cơ quan cấp phép cần nâng cao năng lực, trách nhiệm

Công tác quản lý nhà nước về điện ảnh
cũng cần đổi mới, nâng cao, nhất là năng lực, trách nhiệm của cán bộ Cục Điện ảnh.

Việc biên tập phim cần người am hiểu về lịch sử, văn hoá, xã hội; việc thẩm định và cấp phép cho phim cần khoa học, rành mạch và chuyên nghiệp hơn.

Cục Điện ảnh cấp phép cho phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp rồi, sau đó, dư luận có ý kiến chỗ này, chỗ kia thì lại vội vàng yêu cầu nhà sản xuất và nhà phát hành chỉnh sửa.

Rõ ràng phim đã được thẩm định, cấp phép nhưng dường như sai lỗi sai chỉ ở phía nhà làm phim, còn Cục Điện ảnh vô can?

Khi phim đã chỉnh sửa xong, lẽ ra phải cấp phép lại cho bản đã chỉnh sửa theo quy định của Luật Điện ảnh nhưng điều này đã không diễn ra (hoặc chưa diễn ra?!). Làm như vậy là không công bằng, không rành mạch, thiếu nghiêm túc, từ đó đẩy dư luận nóng lên, phức tạp hơn.

Văn hóa phê bình

Cuối cùng, trong hoạt động văn học, nghệ thuật, dù là người sáng tác, sáng tạo; người làm công tác lý luận, phê bình hay truyền thông, quảng bá (kể cả người xem phim), chúng ta cần trang bị cho mình tư duy, phương pháp và thái độ khách quan, bình tĩnh, dân chủ, nhân văn.

Phim truyện “Đất rừng phương Nam” đã có những nỗ lực, thành công nhất định và cả những hạn chế, thiếu sót cần nhận rõ để rút ra bài học, cho “phần tiếp theo” của phim như ý định của nhà sản xuất.
...“Nhân bất thập toàn”, nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu nổi tiếng của thế giới, thậm chí “bom tấn” của Hollywood, cũng có không ít hạt sạn.
Họ cũng khen chê đâu ra đấy và nền công nghiệp điện ảnh, sân khấu của họ đã có những bước đi dài, ngoạn mục./."
...
Ông Nguyễn Thế Kỷ rõ ràng lời lẽ rất ôn hòa, nhưng những vấn đề nổi cộm, những bao biện tự mâu thuẫn nội tại giữa lời nói và hành động của ekip làm phim lẫn hội đồng duyệt phim là không thể phủ nhận.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,258
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Giả sử bây giờ ai đó "tặng" cho bà Hà Thanh Vân này 10 củ to, sau đó bà ta đăng Face đính chính rằng vì cảm xúc quá nhiều, nên đã có những lời bình luận cảm tính vô căn cứ, rằng ĐRPN không đáng bị ném đá, và xin lỗi đạo diễn + xin lỗi cộng đồng mạng.

Liệu doanh thu phim có thể thêm 100-200 tỷ không các cụ?
Xem xong bộ phim chả đọng lại điều gì
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,867
Động cơ
533,567 Mã lực
Phê bình ĐRPN Mùa 3:
Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.

"Bài học từ “Đất rừng phương Nam”

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” đến nay đã có doanh thu trên 123 tỉ đồng. Phim tạo ra được sức hút, dư luận sôi nổi, nhiều chiều, đó là điều đáng mừng. Nhất là trong giai đoạn chúng ta đang quan tâm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh.

Tuy nhiên, phim cũng có những hạn chế, sai sót.

Đã có những tranh cãi xoay quanh việc “Đất rừng phương Nam” là phim lịch sử hay phim giải trí (theo đó, có nhiều người lại bàn thêm về quyền hư cấu hay yêu cầu/nguyên tắc phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực đời sống). Đây là những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật từ xưa đến nay và nhiều năm sau nữa.

Tôi thấy yếu tố giải trí của “Đất rừng phương Nam” nổi trội hơn yếu tố lịch sử, chính trị, nhưng không vì thế mà giới chuyên môn và người xem coi nhẹ hay bỏ qua nội dung lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán được thể hiện trong phim.

Về tính hư cấu, quyền hư cấu và tính chân thật của lịch sử, cứ nêu một câu hỏi, dù hơi kỳ, rằng, nếu nhà văn Đoàn Giỏi còn sống, liệu cụ có đồng ý để biên kịch, đạo diễn và ê-kíp làm phim đẩy thời khắc lịch sử, bối cảnh, nhân vật được phản ảnh trong tiểu thuyết của cụ lên trước 1925-1930 năm hay không? Thời điểm này, nhà văn Đoàn Giỏi mới chỉ 5 tuổi (Đoàn Giỏi sinh năm 1925).

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” dù sử dụng nghệ thuật hư cấu, đã lấy mốc thời gian chính xác từ ngày 23.9.1945 trở đi - ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2.
...Nếu muốn hư cấu nhiều hơn, nếu chỉ là "lấy cảm hứng" từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, tại sao đạo diễn, biên kịch và ê kíp làm phim phải lấy nguyên tên tiểu thuyết? Vì sao phải lấy tên và hình tượng, hành động, tính cách các nhân vật trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” như cậu bé An, thằng Cò, bé Xinh…?

Tôi nghĩ, đoàn phim không nên vin vào lý do "gia đình, người thân nhà văn Đoàn Giỏi rất hài lòng với bộ phim", nói như thế là khiên cưỡng và võ đoán. Gia đình người thân tác giả khác với tác giả - người dứt ruột sinh thành nên tác phẩm.
...
Người Hoa ở Việt Nam là một bộ phận máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, điều này không cần bàn cãi.

Nhưng vai trò của người Hoa trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dù là thập niên hai mươi, ba mươi hay bốn mươi, năm mươi của thế kỷ trước ở Nam Bộ chưa hẳn đậm nét, thậm chí được tô hồng như trong phim.

Lịch sử phải được tôn trọng, phải thể hiện như đã xảy ra, và chúng ta không được phép “bài” ai, bênh ai.

...
Cơ quan cấp phép cần nâng cao năng lực, trách nhiệm

Công tác quản lý nhà nước về điện ảnh
cũng cần đổi mới, nâng cao, nhất là năng lực, trách nhiệm của cán bộ Cục Điện ảnh.

Việc biên tập phim cần người am hiểu về lịch sử, văn hoá, xã hội; việc thẩm định và cấp phép cho phim cần khoa học, rành mạch và chuyên nghiệp hơn.

Cục Điện ảnh cấp phép cho phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp rồi, sau đó, dư luận có ý kiến chỗ này, chỗ kia thì lại vội vàng yêu cầu nhà sản xuất và nhà phát hành chỉnh sửa.

Rõ ràng phim đã được thẩm định, cấp phép nhưng dường như sai lỗi sai chỉ ở phía nhà làm phim, còn Cục Điện ảnh vô can?

Khi phim đã chỉnh sửa xong, lẽ ra phải cấp phép lại cho bản đã chỉnh sửa theo quy định của Luật Điện ảnh nhưng điều này đã không diễn ra (hoặc chưa diễn ra?!). Làm như vậy là không công bằng, không rành mạch, thiếu nghiêm túc, từ đó đẩy dư luận nóng lên, phức tạp hơn.

Văn hóa phê bình

Cuối cùng, trong hoạt động văn học, nghệ thuật, dù là người sáng tác, sáng tạo; người làm công tác lý luận, phê bình hay truyền thông, quảng bá (kể cả người xem phim), chúng ta cần trang bị cho mình tư duy, phương pháp và thái độ khách quan, bình tĩnh, dân chủ, nhân văn.

Phim truyện “Đất rừng phương Nam” đã có những nỗ lực, thành công nhất định và cả những hạn chế, thiếu sót cần nhận rõ để rút ra bài học, cho “phần tiếp theo” của phim như ý định của nhà sản xuất.
...“Nhân bất thập toàn”, nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu nổi tiếng của thế giới, thậm chí “bom tấn” của Hollywood, cũng có không ít hạt sạn.
Họ cũng khen chê đâu ra đấy và nền công nghiệp điện ảnh, sân khấu của họ đã có những bước đi dài, ngoạn mục./."
...
Ông Nguyễn Thế Kỷ rõ ràng lời lẽ rất ôn hòa, nhưng những vấn đề nổi cộm, những bao biện tự mâu thuẫn nội tại giữa lời nói và hành động của ekip làm phim lẫn hội đồng duyệt phim là không thể phủ nhận.
Tác giả bài viết cũng chốt ý kiến để kinh nghiệm cho "phần tiếp theo" rồi, cám ơn những nhận xét công tâm, đầy trách nhiệm của tác giả :))
Chứ cóc phải cái kiểu bài Tàu nhưng lại đòi Phong Sát như Tàu đâu :))
1698736388249.png
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,935
Động cơ
523,528 Mã lực
Đoạn tô đậm sao em không tìm thấy ở đâu nhỉ. Cụ dẫn nguồn hộ em với.
Trong trang này không nói gì đến việc đó.
Đây cụ ạ.

Vầng, sợ gì mà không lật hả cụ. Có hẳn cờ đề chữ " ĐẠI MINH QUỐC " cơ mà. Thiên tử thì có ấn cũng là " Đại minh quốc, Phan Xích Long Hoàng Đế, Thiên tử ngọc tỷ ". =)) Đúng là yêu nước nhưng mà là nước "Đại Minh " nào đó nhé.

View attachment 8159883
View attachment 8159884
View attachment 8159889

1698736529770.png

1698736579878.png

Cụ cũng có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây:

Những thông tin dưới đây được đăng trong bài của công tố viên trong phiên xử vụ án Phan Xích Long, với tựa đề là Le Complot de Saigon – Cholon (Âm mưu ở Sài Gòn – Chợ Lớn), trên tạp chí luật Revue dé grands proces contemporains (phê bình về các vụ án lớn hiện đại) năm 1914.

.......Sau đó cảnh sát đến khách sạn khám xét thì thấy rằng Long thực sự không phải là một người vô hại. Họ tìm thấy bên trong vali của Phan Xích Long, ngoài các bộ đồ lộng lẫy, còn có các đồ trang sức bằng vàng to lớn có khắc các chữ mang ký hiệu hoàng gia. Những chữ khắc này, lúc thì đề cập đến hoàng đế Phan Xích Long, lúc thì có đoạn nói về đế chế nhà Minh. Phan Xích Long có mang theo một thanh kiếm với các chữ khắc đặc trưng, ghi trên đó là: trước hết phải đánh đổ ông vua bất công, kế đó là đánh các thượng thơ phản loạn. Còn có một con dấu khác mang tên hoàng đế Phan Xích Long, ghi là trời đã ban con dấu ngọc thạch này cho ông. Ngoài ra còn có một vòng tay đeo khắc tên Phan Xích Long trị vì nước Trung Quốc, vòng tay đeo này được nhân dân dâng tặng. Tất cả thứ này đều rất bất thường và đáng ngờ. Trong các giấy tờ tịch thu từ Phan Xích Long, ngoài những câu thần chú nhằm mang lại chiến thắng trong các trận đánh, có sự hỗn lộn thông tin về vương quốc An Nam, hoàng đế Phan Xích Long và triều đại nhà Minh trong các tư liệu này. Triều đại nhà Minh không hề có liên quan gì đến những đồ trang sức và các dấu ấn này. Điều này chứng tỏ có sự liên quan hay ảnh hưởng từ Thiên Địa hội, phản Thanh phục Minh, những hoạt động và tư tưởng của Phan Xích Long thể hiện qua những thông tin trong các tư liệu trên mình Phan Xích Long.

Ông Trương Ngô, một người lãnh đạo trong tổ chức Phan Xích Long, đi nhiều nơi ở lục tỉnh giảng rằng thế giới sẽ tận thế, thuỷ triều sẽ dâng cao nhận chìm hết xứ sở, núi thay sông, sông thay núi, nạn dịch tả hoành hành và chỉ những người đi theo lời dạy của hoàng đế Phan Xích Long mới được cứu thoát mà thôi.

Mười Huân đã trả lời làm quan toà bối rối khi được hỏi là lý do gì để đặt bom, ông nói rằng sở dĩ làm vậy vì muốn có thuốc cho người vợ sắp sanh. Ngô đã hứa là sẽ cho công thức để cứu đứa bé sắp sanh được sống vì hai đứa bé trước đã chết.

Còn Bô Hô thì khai là mình đã ngu dại đi theo Ngô và còn nói rằng Ngô đã cho anh ta uống một thứ thuốc làm anh mất tự chủ theo ý của mình.

Phái Viên Cầu khai rằng Trí đã cho ông uống các viên thuốc nói là để chữa bệnh sốt nhưng sau khi uống đã bị mất tự chủ. Ông còn khai thêm là Trí cũng đưa ông 5$ để đặt bom.

Hương sư Tài đã nói: “Tôi tự coi mình là không có cha, nhưng giờ đây tôi đã gặp thầy tôi, đó là hoàng đế Phan Xích Long. Đó là lý do tại sao tôi đi theo tư tưởng của ngài và trở thành tín đồ của ngài”.

Tương tự như vậy, Nguyễn Văn Hiệp cũng đã trả lời quan toà: “Cho tới ngày mà tôi bị chặt đầu đi nữa, tôi vẫn tin rằng Phan Xích Long là có gốc hoàng tộc, và tôi coi ngài như một vị hoàng đế”
 
Chỉnh sửa cuối:

Aocom

Xe buýt
Biển số
OF-574293
Ngày cấp bằng
16/6/18
Số km
772
Động cơ
234,558 Mã lực
Phê bình ĐRPN Mùa 3:
Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.

"Bài học từ “Đất rừng phương Nam”

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” đến nay đã có doanh thu trên 123 tỉ đồng. Phim tạo ra được sức hút, dư luận sôi nổi, nhiều chiều, đó là điều đáng mừng. Nhất là trong giai đoạn chúng ta đang quan tâm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh.

Tuy nhiên, phim cũng có những hạn chế, sai sót.

Đã có những tranh cãi xoay quanh việc “Đất rừng phương Nam” là phim lịch sử hay phim giải trí (theo đó, có nhiều người lại bàn thêm về quyền hư cấu hay yêu cầu/nguyên tắc phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực đời sống). Đây là những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật từ xưa đến nay và nhiều năm sau nữa.

Tôi thấy yếu tố giải trí của “Đất rừng phương Nam” nổi trội hơn yếu tố lịch sử, chính trị, nhưng không vì thế mà giới chuyên môn và người xem coi nhẹ hay bỏ qua nội dung lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán được thể hiện trong phim.

Về tính hư cấu, quyền hư cấu và tính chân thật của lịch sử, cứ nêu một câu hỏi, dù hơi kỳ, rằng, nếu nhà văn Đoàn Giỏi còn sống, liệu cụ có đồng ý để biên kịch, đạo diễn và ê-kíp làm phim đẩy thời khắc lịch sử, bối cảnh, nhân vật được phản ảnh trong tiểu thuyết của cụ lên trước 1925-1930 năm hay không? Thời điểm này, nhà văn Đoàn Giỏi mới chỉ 5 tuổi (Đoàn Giỏi sinh năm 1925).

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” dù sử dụng nghệ thuật hư cấu, đã lấy mốc thời gian chính xác từ ngày 23.9.1945 trở đi - ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2.
...Nếu muốn hư cấu nhiều hơn, nếu chỉ là "lấy cảm hứng" từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, tại sao đạo diễn, biên kịch và ê kíp làm phim phải lấy nguyên tên tiểu thuyết? Vì sao phải lấy tên và hình tượng, hành động, tính cách các nhân vật trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” như cậu bé An, thằng Cò, bé Xinh…?

Tôi nghĩ, đoàn phim không nên vin vào lý do "gia đình, người thân nhà văn Đoàn Giỏi rất hài lòng với bộ phim", nói như thế là khiên cưỡng và võ đoán. Gia đình người thân tác giả khác với tác giả - người dứt ruột sinh thành nên tác phẩm.
...
Người Hoa ở Việt Nam là một bộ phận máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, điều này không cần bàn cãi.

Nhưng vai trò của người Hoa trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dù là thập niên hai mươi, ba mươi hay bốn mươi, năm mươi của thế kỷ trước ở Nam Bộ chưa hẳn đậm nét, thậm chí được tô hồng như trong phim.

Lịch sử phải được tôn trọng, phải thể hiện như đã xảy ra, và chúng ta không được phép “bài” ai, bênh ai.

...
Cơ quan cấp phép cần nâng cao năng lực, trách nhiệm

Công tác quản lý nhà nước về điện ảnh
cũng cần đổi mới, nâng cao, nhất là năng lực, trách nhiệm của cán bộ Cục Điện ảnh.

Việc biên tập phim cần người am hiểu về lịch sử, văn hoá, xã hội; việc thẩm định và cấp phép cho phim cần khoa học, rành mạch và chuyên nghiệp hơn.

Cục Điện ảnh cấp phép cho phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp rồi, sau đó, dư luận có ý kiến chỗ này, chỗ kia thì lại vội vàng yêu cầu nhà sản xuất và nhà phát hành chỉnh sửa.

Rõ ràng phim đã được thẩm định, cấp phép nhưng dường như sai lỗi sai chỉ ở phía nhà làm phim, còn Cục Điện ảnh vô can?

Khi phim đã chỉnh sửa xong, lẽ ra phải cấp phép lại cho bản đã chỉnh sửa theo quy định của Luật Điện ảnh nhưng điều này đã không diễn ra (hoặc chưa diễn ra?!). Làm như vậy là không công bằng, không rành mạch, thiếu nghiêm túc, từ đó đẩy dư luận nóng lên, phức tạp hơn.

Văn hóa phê bình

Cuối cùng, trong hoạt động văn học, nghệ thuật, dù là người sáng tác, sáng tạo; người làm công tác lý luận, phê bình hay truyền thông, quảng bá (kể cả người xem phim), chúng ta cần trang bị cho mình tư duy, phương pháp và thái độ khách quan, bình tĩnh, dân chủ, nhân văn.

Phim truyện “Đất rừng phương Nam” đã có những nỗ lực, thành công nhất định và cả những hạn chế, thiếu sót cần nhận rõ để rút ra bài học, cho “phần tiếp theo” của phim như ý định của nhà sản xuất.
...“Nhân bất thập toàn”, nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu nổi tiếng của thế giới, thậm chí “bom tấn” của Hollywood, cũng có không ít hạt sạn.
Họ cũng khen chê đâu ra đấy và nền công nghiệp điện ảnh, sân khấu của họ đã có những bước đi dài, ngoạn mục./."
...
Ông Nguyễn Thế Kỷ rõ ràng lời lẽ rất ôn hòa, nhưng những vấn đề nổi cộm, những bao biện tự mâu thuẫn nội tại giữa lời nói và hành động của ekip làm phim lẫn hội đồng duyệt phim là không thể phủ nhận.
Quan chức của Đ... mà lên tiếng nhẹ thế này cũng là đáng ngại đấy
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,525
Động cơ
157,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Để mà hài lòng hết tất cả khán giả là điều không thể. Nghệ thuật là một cái gì đó mà ai cũng có thể nói là mình đúng, vì chung quy cái đích cuối cùng là cảm xúc cá nhân.

Cũng báo CAND đã đăng một bài nói về việc khán giả khăng khăng đòi phim điện ảnh phải giống tiểu thuyết. Kể cả cho dù tác giả tiểu thuyết (còn sống) lên thanh minh nhưng khán giả cũng không chịu.

1698736508017.png


1698736572482.png


 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
Phê bình ĐRPN Mùa 3:
Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.
...
Tôi nghĩ, đoàn phim không nên vin vào lý do "gia đình, người thân nhà văn Đoàn Giỏi rất hài lòng với bộ phim", nói như thế là khiên cưỡng và võ đoán. Gia đình người thân tác giả khác với tác giả - người dứt ruột sinh thành nên tác phẩm.
...
Ôi, kiến thức về pháp luật của chủ tịch có vấn đề thật sự:

Theo quy định tại Điều 20 và Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả trong các trường hợp sau:
  • Là tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
  • Là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người của tổ chức mình hoặc giao kết hợp đồng sáng tạo tác phẩm với tác giả.
  • Được thừa kế quyền tác giả.
  • Được nhận chuyển nhượng quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền sau:
  • Các quyền tài sản bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
  • Quyền nhân thân: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Tác giả bài viết cũng chốt ý kiến để kinh nghiệm cho "phần tiếp theo" rồi, cám ơn những nhận xét công tâm, đầy trách nhiệm của tác giả :))
Chứ cóc phải cái kiểu bài Tàu nhưng lại đòi Phong Sát như Tàu đâu :))
View attachment 8174108
Rõ rồi. Rất ôn hòa. Nhưng những gì cần nói, đã nói rất rõ. Phong Sát chỉ là cách nói bên Tàu, nhưng treo tư cách hành nghề thì là bình thường ở xứ Việt.
Cụ chắc mong chìm xuồng này lắm? Khó cụ ạ.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,867
Động cơ
533,567 Mã lực
Rõ rồi. Rất ôn hòa. Nhưng những gì cần nói, đã nói rất rõ. Phong Sát chỉ là cách nói bên Tàu, nhưng treo tư cách hành nghề thì là bình thường ở xứ Việt.
Cụ chắc mong chìm xuồng này lắm? Khó cụ ạ.
Nó phạm tội gì mà đòi treo tư cách hành nghề, cứ nói khơi khơi cả nửa tháng nay rồi, nói nhanh cho nó vuông :))
Cứ đẩy mạnh nữa lên, nó sắp chiếu xong vòng đời của bộ phim rồi đấy :))
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,525
Động cơ
157,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rõ rồi. Rất ôn hòa. Nhưng những gì cần nói, đã nói rất rõ. Phong Sát chỉ là cách nói bên Tàu, nhưng treo tư cách hành nghề thì là bình thường ở xứ Việt.
Cụ chắc mong chìm xuồng này lắm? Khó cụ ạ.
Bán hết vé, một vài tuần nữa là ngừng chiếu như mọi đợt phát hành phim khác, xong phim.

Thế theo cụ mong muốn "không chìm xuồng" là gì?

Kỷ luật?

Khởi tố?

Cấm làm phim tiếp theo?

Quỳ xuống xin lỗi anti fan?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Để mà hài lòng hết tất cả khán giả là điều không thể. Nghệ thuật là một cái gì đó mà ai cũng có thể nói là mình đúng, vì chung quy cái đích cuối cùng là cảm xúc cá nhân.

Cũng báo CAND đã đăng một bài nói về việc khán giả khăng khăng đòi phim điện ảnh phải giống tiểu thuyết. Kể cả cho dù tác giả tiểu thuyết (còn sống) lên thanh minh nhưng khán giả cũng không chịu.

View attachment 8174113

View attachment 8174116

Tổ lái nhé.
Một truyện mang tính chính kịch mà thân phận cá nhân lồng trong hành trình cách mạng của dân tộc, khởi nguồn từ CMT8, là tác phẩm mặc dù rất hay, rất hấp dẫn qua gần 1 thế kỷ, nhưng trước hết, nó xuất phát từ đặt hàng của NXB Kim Đồng của nhà nước Nước VNDCCH, để tuyên truyền chính trị, xây dựng tình yêu quê hương, tình cảm dân tộc, tình đoàn kết Bắc Nam, đi so với tiểu thuyết của 1 người ly hương, mô tả thân phận người xa xứ.
Một bên là tác phẩm văn học-chinh trị, một bên là văn học thuần túy.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Bán hết vé, một vài tuần nữa là ngừng chiếu như mọi đợt phát hành phim khác, xong phim.

Thế theo cụ mong muốn "không chìm xuồng" là gì?

Kỷ luật?

Khởi tố?

Cấm làm phim tiếp theo?

Quỳ xuống xin lỗi anti fan?
Chuyện như các vụ án tham nhũng thôi, về hưu còn lôi lên xét xử.
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
Bán hết vé, một vài tuần nữa là ngừng chiếu như mọi đợt phát hành phim khác, xong phim.

Thế theo cụ mong muốn "không chìm xuồng" là gì?

Kỷ luật?

Khởi tố?

Cấm làm phim tiếp theo?

Quỳ xuống xin lỗi anti fan?
Không để "chìm xuồng", theo em cụ ấy muốn phim chiếu xong xuôi vẫn phải nổi như cồn, chắc để nhắc cho khán giả xem tiếp phần 2.
Chuyên môn gọi là "nhắc nhớ". =))
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,525
Động cơ
157,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chuyện như các vụ án tham nhũng thôi, về hưu còn lôi lên xét xử.
Cụ không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi à. Cụm từ "chìm xuồng" là do cụ đặt ra mà.

Theo cụ, "không chìm xuồng" tức là phải như nào? Dù rằng là hiện tại hay lúc về hưu cũng được.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Cụ không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi à. Cụm từ "chìm xuồng" là do cụ đặt ra mà.

Theo cụ, "không chìm xuồng" tức là phải như nào? Dù rằng là hiện tại hay lúc về hưu cũng được.
Cụ cứ chờ, chuyện đâu còn có đó, đo còn có đấu. tôi đâu phải phán quan. Tôi là offer mà!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top