[Funland] Bố mẹ và chùa chiền!

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
chuyện thật của em.
Cùng cấp 3 bọn em có thằng cũng đi tu, lên đến sư ông rồi thì phải, cũng học ĐH phật giáo rùi, đùng cái nó đến nhà thầy giảo chủ nhiệm cấp 3, các bạn cùng lớp vay mỗi thằng một mớ rồi bùng mẹ nó mất. bọn bạn em cay quá đi tìm hiểu thì được một sư cụ nói chuyện: Trong chùa cũng tham, sân , si đủ cả, chạy quyền chức còn hơn bên ngoài, có thể bạn em đã vướng vào món quan hệ đồng giới (bt nó cũng ái ái) nên thế. Từ đấy éo bao giờ em tín. lên chũa chỉ vãn cảnh và thắp hương thui
chuyện qh đồng giới này chắc không ít đâu ạ. kể thì ra thì lại bảo báng bổ nên em thôi.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
1. Tham nhũng nộp 40% cho chùa là thành phật :)) Dựng chùa tạo được công đức khi chùa dựng để vì chúng sinh mà khuếch trương phật pháp, công đức xây chỗ hành lạc cho thầy chùa là hùa theo điều xấu tạo nghiệp chứ phước sao được.
2. Phật cũng khó thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, công đức mà tránh được chắc là lên cõi của quỷ.
híc, em có ông anh làm trưởng phòng ở một sở gần HN. hôm đến nhà thấy có sư thầy cũng ở đó, khi em đến thì sư cũng xong chuyện và về. em tò mò hỏi (vì cũng anh em thân thiết) thì được biết rằng sư thầy cũng đi làm dịch vụ xin ưu đãi/miễn thuế gì đó và cũng được % từ phần đó thông qua công đức của phật tự. em nghĩ nó có gì sai sai ở đây
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Cụ Tuệ chắc nghiên cứu về Phật giáo cho em hỏi câu. Thắc mắc mãi chưa biết hỏi ai:
1. Việc công đức xây chùa dựng tượng có trong Phật giáo nguyên thủy mà Thích Ca Mầu Ni sáng lập không? Hay nó bắt nguồn từ sau này và nguồn gốc từ Trung quốc sang hay Ấn độ lên? Cụ nghĩ sao về việc công đức mà k cần tu? Em thấy nó cứ sai sai thế nào, kiểu như hối lộ Phật. Mà Phật tưởng k màng việc này. Em được biết thì Phật đơn thuần là ngươig thành công nên rút kinh nghiệm chỉ cho con người đường đi đúng đắn chứ k có bất kỳ 1 quyền năng, pháp thuật nào.
2. Một vấn đề nữa em thắc mắc là tưởng ai tu thì người đó được tự giải thoát chứ 1 người xin cho cả nhà, cả họ liệu có được không. Theo em được biết thì Đạo là con đường đi chứ k phải là cái gì đó. Niết Bàn hình như cũng là hư vô, thoát khỏi luân hồi.
Mong cụ khai sáng để em biết về Phật giáo một cách đúng đắn hơn.
Em xin trả lời câu hỏi của cụ:
1. Công đức xây dựng chùa đức Phật nói trong rất nhiều Kinh điển: Kinh Nghiệp báo sai biệt, Kinh Thiện ác Nhân quả, Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện, nhưng để có phước lớn phải làm với tâm thành kính, cúng dường không chấp tướng (Tam luân thể không tướng: Ba La Mật hay Tam Luân Không Tịch tức là không thấy có người cho, vật được cho, và người nhận sẽ được công đức vô lượng)
Kinh Nghiệp báo sai biệt: Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được uy thế mạnh. ..... sáu là phát tâm Bồ đề tạo hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ mình và Hiền Thánh cung kính phụng thờ,..... Do mười nghiệp trên được quả báo uy thế lớn.
Kinh Thiện ác nhân quả: Nếu có chúng sanh nào đời nay làm một người Ðại hóa chủ đứng ra xây cất chùa, tháp, tịnh xá đời vị lai được phước làm quốc vương thống lãnh vạn dân khắp nơi đều quy phục.
Ðời nay làm Ấp vương trung chánh, duy na, luân chủ, đời sau sẽ được làm vương thần, phụ tướng, châu quận đầy đủ tôn sang.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện: (Gặp chùa tháp thờ Phật, hoặc hình tượng Phật, cho đến tượng Bồ Tát, Thanh Văn hoặc Bích Chi Phật, bèn đích thân thu xếp sửa sang, cúng dường, bố thí. Thì các Quốc Vương đó sẽ được trong ba kiếp làm thân Ðế Thích, thọ hưởng sự vui sướng thù thắng, vi diệu.)
Hòa thượng Tịnh Không giảng về việc cúng dường này cái chính là cúng dường cho người chân thật tu đạo và đạo tràng tu đúng pháp, phù hợp hoàn cảnh:

Ở đây chúng ta nhất định phải hiểu chân tướng sự thật, ngày nay chúng ta xây tháp, xây chùa, đúc hình tượng Phật, tương lai được quả báo sẽ giống như lời nói trong kinh hay không? Đương nhiên sẽ giống, nhưng duyên bố thí phải đầy đủ thì mới giống, nếu duyên chẳng đầy đủ thì bạn sẽ không được phước báo nói trong kinh. Xây đạo tràng, tôi đã từng nói với các bạn đồng tu, từ xưa đến nay không phải nói xây đạo tràng [xong rồi] đi khắp nơi tìm người tu hành, không phải vậy. Đó là phan duyên chẳng được phước. Phải tu như thế nào? Nhìn thấy có người thực sự tu đạo thì bạn xây đạo tràng cho họ, phước báo như vậy mới lớn. Dùng khả năng của bạn để giúp họ, thành tựu cho họ, đó là phước báo chân thật. Ngày nay chúng ta đích thật thấy có một số đạo tràng không đúng như pháp, hầu như nơi đâu cũng có đạo tràng không đúng pháp, đạo tràng được xây cho thật huy hoàng, tráng lệ, nhưng trong đó không làm việc đạo, chỉ có vài người ở trong đó hưởng phước, ở trong đó tạo nghiệp, vậy thì chúng ta bố thí cúng dường là giúp cho họ tạo nghiệp, bạn còn có phước hay sao? Họ tạo nghiệp là do bạn giúp họ, khi họ đọa lạc thì bạn cũng phải liên lụy. Đến lúc đó bạn lại hủy báng Tam Bảo, [bạn nói] “Trong kinh Địa Tạng nói rõ ràng rằng bố thí tháp tự, đúc hình tượng được phước nhưng tôi [làm xong lại] bị ác báo, lời Phật nói không linh”, do đó bạn báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, tạo tội nghiệp nặng thêm, [đến nỗi] đọa địa ngục A Tỳ. Phật chẳng nói sai, mà vì bạn hiểu sai ý nghĩa, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng. Phần trước nói về bố thí cho người nghèo hèn chẳng có vấn đề, phần này nói về bố thí tháp tự có vấn đề, phải [bố thí cho nơi] thực sự có người tu đạo [thì mới không có vấn đề]. Làm thế nào để bố thí cúng dường đúng như lý như pháp?Chúng tôi đã thấy đạo tràng rất lớn, rất trang nghiêm, khi hỏi ở đó có bao nhiêu vị? Họ nói có năm, sáu người. Làm sao có thể quét dọn? Có nhiều gian nhà phải đóng kín lại, vì chẳng có thời gian quét dọn, một năm chỉ mở mấy lần để làm pháp sự, tìm vài tín đồ giúp đỡ dọn dẹp, lúc thường ngày thì chẳng dùng tới. Như vậy thì không đúng như pháp. Cho nên trong thời đại, giai đoạn hiện nay, việc tu phước nào trong nhà Phật quan trọng? Huấn luyện, đào tạo nhân tài hoằng pháp. Trước kia có thể bố thí tháp tự, cúng dường tượng Phật có đại phước báo, vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều hiểu rõ, đều có tâm cung kính, vậy thì phước báo mới lớn. Hiện nay Phật pháp đã suy thoái, đặc biệt là hai trăm năm gần đây, nền giáo dục Phật Đà đã biến thành tôn giáo, xã hội đại chúng coi Phật pháp là mê tín, nhìn thấy chùa miếu đều là mê cung, thấy hình tượng Phật, Bồ Tát là ngẫu tượng. Nói một cách khác chẳng có tâm cung kính gì hết, không những chẳng có tâm cung kính, còn giúp họ tạo nghiệp. Do đó có thể biết, ngày nay xây tháp tự, tạo tượng Phật, xã hội đại chúng cho rằng bạn đề xướng mê tín, thì làm sao tu phước được? Xã hội đại chúng phải hiểu Phật pháp là gì, phải hiểu rõ Phật pháp đích thật có ích lợi cho chúng ta, lúc đó khi bạn cúng dường tháp tự, đúc tượng Phật thì mới có công đức. Làm việc này bạn có thể có phước hay không thì phải coi phản ứng của xã hội đại chúng, coi nhận thức của xã hội đại chúng, mọi người nghĩ thử coi có lý hay không? Do đó muốn thực sự tu phước thì phải lay tỉnh xã hội đại chúng. Đúc tạo hình tượng của Phật, Bồ Tát có hai ý nghĩa: Thứ nhất là quay về cội nguồn báo ân (phản bổn báo thỉ), thứ hai là nhìn thấy thánh hiền mong sao cho bằng (kiến hiền tư tề). Nhìn thấy tượng Phật, Bồ Tát, thấy Quán Âm Bồ Tát thì lập tức phải nghĩ mình phải khởi tâm đại từ đại bi đối với hết thảy chúng sanh, mình phải học Quán Âm, phải học theo Quán Âm Bồ Tát. Khi người ta nhìn thấy tượng Quán Âm Bồ Tát có thể sanh lên ý niệm này hay không? Nếu có thể sanh lên ý niệm này thì phước báo bạn tạo tượng sẽ rất lớn, nếu không thể khởi lên ý niệm này thì phước bạn tạo sẽ rất nhỏ. Nhìn thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát lập tức nghĩ mình phải hiếu thuận cha mẹ, phụng sự sư trưởng, liền nghĩ đến lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, dùng hình tượng này nhắc nhở chúng ta. Nếu không hiểu được ý nghĩa này, khi nhìn thấy thần tượng của Địa Tạng Bồ Tát, đi đến đó thắp nhang, đi bố thí, cúng dường, cầu Phật, Bồ Tát gia bị, che chở thăng quan, phát tài, vậy là sai rồi, đó là mê tín! Hoàn toàn sai lầm. Vậy thì bạn làm sao được phước nổi? Do đó có thể biết, tu phước trong nhà Phật nhất định phải hiểu rõ Phật pháp, thực sự thấu hiểu. Ai giải thích cho xã hội đại chúng? Phải có một số đại đức xuất gia, tại gia thực sự hiểu rõ, đi giảng kinh thuyết pháp trong xã hội đem những đạo lý, chân tướng sự thật này giảng rõ ràng, rành rẽ để cho xã hội đại chúng không đến nỗi hiểu lầm, hiểu sai, sau đó bạn bố thí cúng dường mới có phước.
Đây là nói về phước báo có được từ sự bố thí. Ba kiếp là ba tiểu kiếp, cũng rất khó được, phước báo này đã rất lớn rồi! “Ba kiếp đều làm Đế Thích”, người Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng đại đế, Ngài đến cung trời Đao Lợi làm thiên vương. Cho nên có rất nhiều người đọc đoạn kinh này xong rồi u mê, đi khắp nơi xây tháp, xây chùa, đúc tượng Phật, cầu mong đời sau có thể sanh làm vua ở cõi trời Đao Lợi, có thể làm được không? Vậy thì phải đánh rất nhiều dấu hỏi. Mọi người hãy suy nghĩ kỹ về đoạn tôi vừa nói, ngày nay trong nhà Phật tu phước, đề xướng giáo dục Phật Đà, đây mới thực sự là tu phước, thực sự có những người nhiệt tâm làm công tác này, chúng ta giúp họ xây dựng đạo tràng, hoằng dương Phật pháp. Chúng ta phải nhận rõ từ bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài, kể cả những đệ tử xuất gia, tại gia chúng ta ngày nay. Đặc biệt là người xuất gia, họ đích thật là thân phận gì, chúng ta phải xác định vị trí, khẳng định [vai trò] cho họ, họ là người làm công tác giáo dục xã hội, đây là thân phận của họ, việc họ làm là giáo dục xã hội. Vả lại việc họ làm đều là giáo dục thiện nguyện, giảng kinh thuyết pháp tức là dạy học, phần đông người dạy trong trường học còn tính giờ, lãnh tiền lương. Còn những người Phật tử xuất gia, giảng kinh thuyết pháp cho đại chúng chẳng có lương bổng, chẳng có tính tiền từng giờ, chẳng mong cầu gì cả, cho nên đây là việc giáo dục xã hội thiện nguyện. Nếu chúng ta dùng nhãn quan này để xem xét thì bạn sẽ thực sự khởi tâm cung kính đối với những người làm công tác giáo dục xã hội này, tại sao vậy? Người khác làm không nổi, nói theo cách thông thường thì họ thực sự hy sinh, cống hiến. Lúc đi học rất cực khổ, sau khi học xong phục vụ cho xã hội cũng rất cực khổ, cả đời vĩnh viễn sống cuộc đời cực khổ, làm gương mẫu cho đại chúng trong xã hội, giúp cho mọi người giác ngộ. Đương nhiên trong Phật môn cũng có rồng rắn lẫn lộn, có người xuất gia thực sự phát tâm, làm học trò tốt của đức Phật. Cũng có những người mượn chiêu bài của Phật để làm chuyện gian dối, lường gạt tín đồ, tham hưởng cúng dường. Có những người này chứ không phải là không có. Người tu phước chúng ta phải có huệ nhãn, phải nhìn rõ ràng, nếu gặp những người tham hưởng cúng dường, lường gạt chúng sanh, những người xuất gia không xứng đáng này, chúng ta cũng không cần phải trách mắng, chúng ta chỉ không cúng dường họ, không giúp họ tạo nghiệp, vậy là được rồi. Hy vọng họ có thể quay đầu, con người làm sao không có lỗi lầm cho được, người xưa thường nói “Con người chẳng phải là thánh hiền, ai chẳng có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa lỗi chẳng có việc thiện nào lớn hơn”. Cho nên chúng ta cúng dường họ, phải khuyên họ, nhắc họ, hy vọng họ sớm quay đầu. Khi họ quay về, có thể tu phước, có thể dùng thân thể trí huệ của mình, thực sự làm công tác giáo dục xã hội thiện nguyện, đây là việc bố thí to lớn, dùng hết thân tâm để cống hiến cho xã hội, cống hiến cho nhân dân, cống hiến cho chúng sanh. Ở Bắc Kinh tôi nhìn thấy chiêu bài rất lớn, hàng trên là câu “Phục vụ cho nhân dân”, Phật giáo thực sự phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho hết thảy chúng sanh, tuyệt đối chẳng có tâm riêng tư, tuyệt chẳng có mảy may muốn được đền đáp, đó gọi là Phật, Bồ Tát. Nếu trong lúc phục vụ vẫn còn tâm muốn chiếm hữu, tham muốn hưởng thụ thì đó là phàm phu chứ chẳng phải là Phật, Bồ Tát. Hy vọng người học Phật chúng ta phải thấu hiểu nghĩa thú trong kinh Phật, trong kinh thường nói “thâm giải nghĩa thú”, bạn hiểu cạn cợt không được, phải hiểu cho sâu. Quả báo nói trong kinh, đức Phật đích thật chẳng giả dối tí nào, quả báo có được nói bạn làm thiên vương ba kiếp, lại dùng thân thiên vương để tiếp tục tu bố thí, nhà Phật gọi là “xả đắc”, quả báo bạn có được cũng xả luôn. Xả cách nào? Chia sẻ phước báo với chúng sanh, chẳng hưởng riêng một mình, hưởng chung với đại chúng thì phước báo đó đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn chẳng hưởng hết.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
="Shadow381, post: 41479659, member: 425932"tiền vào không ai quản lý, tiền ra không ai hay, đúng là "Tiền chùa"!
Miếng bánh béo mẫm ngay trc mặt mà cụ lại bẩu không ai quản lý không ai hay, gớm cái ghế nhựa với ấm nước xó đường còn thu tô 20k/ngày nữa là đống tiền chỉ việc đếm. Thằng nào có quyền thì thằng đấy được tiêu nhé
 

Shadow381

Xe điện
Biển số
OF-425932
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
3,286
Động cơ
285,696 Mã lực
Em không biết cụ bao nhiêu tuổi, nhưng khi về già thì không nói được như thế này đâu cụ ạ.Không báng bổ và cũng đừng quá u mê. 70 chưa phải là lành, đến lúc đấy thì cụ mới biết tâm linh tinh thần nó có ý nghĩa thế nào với người già.Mẹ cụ chưa có duyên gặp được các bậc cao tăng đắc đạo thôi. Kính cụ.
Em 40 cụ ạ, em thực tế không tin theo những gì viển vông, xa dời thực tại; sức mình còn yếu, khả năng có hạn nên dành thời gian cho ngừoi thân mình hơn là làm cho 1 ai đó mình chưa rõ có thật hay chỉ là tưởng tượng.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,038
Động cơ
554,755 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Con người thì cũng phải có niềm vui nào đó chứ, nhất lại 1 thân 1 mình.
Sống hướng theo Đạo Phật thì quá tốt, tuy nhiên u mê thì nên tránh trong thời mạt Pháp này !
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Cụ Tuệ chắc nghiên cứu về Phật giáo cho em hỏi câu. Thắc mắc mãi chưa biết hỏi ai:

2. Một vấn đề nữa em thắc mắc là tưởng ai tu thì người đó được tự giải thoát chứ 1 người xin cho cả nhà, cả họ liệu có được không. Theo em được biết thì Đạo là con đường đi chứ k phải là cái gì đó. Niết Bàn hình như cũng là hư vô, thoát khỏi luân hồi.
Mong cụ khai sáng để em biết về Phật giáo một cách đúng đắn hơn.
Câu hỏi 2 của cụ là nguyên lý của cộng nghiệp, ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, tuy nhiên do phước lực người tu nên cũng ảnh hưởng những người bên cạnh, người thân thuộc, nếu người đó tu khá, phước nhiều thì người bên cạnh cũng hưởng lây, ngược lại người đó làm ác nhiều thì người thân thuộc cũng bị ảnh hưởng. Xin cho người nào hay xin cho ai đó là được theo nguyên tắc hồi hướng công đức, phước đức mình tu được cho người đó. Ví dụ người thân quyến mình bị bệnh hay gặp vấn đề tong cuộc sống, công việc, làm ăn, mình tu cúng dường, bố thí, niệm Phật, phóng sinh hồi hướng cho người đó liên tục với tâm thành kính thì cũng có kết quả, tuy vậy ví dụ trong Kinh Địa Tạng có nói hồi hướng cho vong linh người khuất thì bảy phần công đức người được hồi hướng chỉ có một phần, còn sáu phần là thuộc về người trực tiếp làm công đức.
Niết Bàn là một trạng thái, từ quả vị A La hán trở lên mới có thể nhập vào Niết Bàn, đây là trạng thái thanh thịnh tuyệt đối, không bị chi phí bởi nghiệp nhân bên ngoài, không còn sinh lão bệnh tử, tuy nhiên nhập Niết Bàn không có nghĩa là không biết gì, mà chúng sinh có cảm thì các ngài sẽ ứng, ví dụ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện thành Phật và nhập Niết Bàn ở thế giới này 8000 lần, đức Chánh Pháp Minh Như Lai đã thành Phật nhưng thị hiện thân Quán Thế Âm Bồ Tát cứu vớt chúng sinh.
Có hai loại Niết bàn thường được biết đến, đó là Hữu dư Niết bànVô dư Niết bàn. Hữu dư Niết bàn là chỉ người đã đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng phần nhục thể vẫn còn tồn tại ( vẫn còn sống); Vô dư Niết bàn là cảnh giới vĩnh viễn khi xả ly phần nhục thể.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Em xin trả lời câu hỏi của cụ:
1. Công đức xây dựng chùa đức Phật nói trong rất nhiều Kinh điển: Kinh Nghiệp báo sai biệt, Kinh Thiện ác Nhân quả, Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện, nhưng để có phước lớn phải làm với tâm thành kính, cúng dường không chấp tướng (Tam luân thể không tướng: Ba La Mật hay Tam Luân Không Tịch tức là không thấy có người cho, vật được cho, và người nhận sẽ được công đức vô lượng)
Kinh Nghiệp báo sai biệt: Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được uy thế mạnh. ..... sáu là phát tâm Bồ đề tạo hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ mình và Hiền Thánh cung kính phụng thờ,..... Do mười nghiệp trên được quả báo uy thế lớn.
Kinh Thiện ác nhân quả: Nếu có chúng sanh nào đời nay làm một người Ðại hóa chủ đứng ra xây cất chùa, tháp, tịnh xá đời vị lai được phước làm quốc vương thống lãnh vạn dân khắp nơi đều quy phục.
Ðời nay làm Ấp vương trung chánh, duy na, luân chủ, đời sau sẽ được làm vương thần, phụ tướng, châu quận đầy đủ tôn sang.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện: (Gặp chùa tháp thờ Phật, hoặc hình tượng Phật, cho đến tượng Bồ Tát, Thanh Văn hoặc Bích Chi Phật, bèn đích thân thu xếp sửa sang, cúng dường, bố thí. Thì các Quốc Vương đó sẽ được trong ba kiếp làm thân Ðế Thích, thọ hưởng sự vui sướng thù thắng, vi diệu.)
Hòa thượng Tịnh Không giảng về việc cúng dường này cái chính là cúng dường cho người chân thật tu đạo và đạo tràng tu đúng pháp, phù hợp hoàn cảnh:

Ở đây chúng ta nhất định phải hiểu chân tướng sự thật, ngày nay chúng ta xây tháp, xây chùa, đúc hình tượng Phật, tương lai được quả báo sẽ giống như lời nói trong kinh hay không? Đương nhiên sẽ giống, nhưng duyên bố thí phải đầy đủ thì mới giống, nếu duyên chẳng đầy đủ thì bạn sẽ không được phước báo nói trong kinh. Xây đạo tràng, tôi đã từng nói với các bạn đồng tu, từ xưa đến nay không phải nói xây đạo tràng [xong rồi] đi khắp nơi tìm người tu hành, không phải vậy. Đó là phan duyên chẳng được phước. Phải tu như thế nào? Nhìn thấy có người thực sự tu đạo thì bạn xây đạo tràng cho họ, phước báo như vậy mới lớn. Dùng khả năng của bạn để giúp họ, thành tựu cho họ, đó là phước báo chân thật. Ngày nay chúng ta đích thật thấy có một số đạo tràng không đúng như pháp, hầu như nơi đâu cũng có đạo tràng không đúng pháp, đạo tràng được xây cho thật huy hoàng, tráng lệ, nhưng trong đó không làm việc đạo, chỉ có vài người ở trong đó hưởng phước, ở trong đó tạo nghiệp, vậy thì chúng ta bố thí cúng dường là giúp cho họ tạo nghiệp, bạn còn có phước hay sao? Họ tạo nghiệp là do bạn giúp họ, khi họ đọa lạc thì bạn cũng phải liên lụy. Đến lúc đó bạn lại hủy báng Tam Bảo, [bạn nói] “Trong kinh Địa Tạng nói rõ ràng rằng bố thí tháp tự, đúc hình tượng được phước nhưng tôi [làm xong lại] bị ác báo, lời Phật nói không linh”, do đó bạn báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, tạo tội nghiệp nặng thêm, [đến nỗi] đọa địa ngục A Tỳ. Phật chẳng nói sai, mà vì bạn hiểu sai ý nghĩa, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng. Phần trước nói về bố thí cho người nghèo hèn chẳng có vấn đề, phần này nói về bố thí tháp tự có vấn đề, phải [bố thí cho nơi] thực sự có người tu đạo [thì mới không có vấn đề]. Làm thế nào để bố thí cúng dường đúng như lý như pháp?Chúng tôi đã thấy đạo tràng rất lớn, rất trang nghiêm, khi hỏi ở đó có bao nhiêu vị? Họ nói có năm, sáu người. Làm sao có thể quét dọn? Có nhiều gian nhà phải đóng kín lại, vì chẳng có thời gian quét dọn, một năm chỉ mở mấy lần để làm pháp sự, tìm vài tín đồ giúp đỡ dọn dẹp, lúc thường ngày thì chẳng dùng tới. Như vậy thì không đúng như pháp. Cho nên trong thời đại, giai đoạn hiện nay, việc tu phước nào trong nhà Phật quan trọng? Huấn luyện, đào tạo nhân tài hoằng pháp. Trước kia có thể bố thí tháp tự, cúng dường tượng Phật có đại phước báo, vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều hiểu rõ, đều có tâm cung kính, vậy thì phước báo mới lớn. Hiện nay Phật pháp đã suy thoái, đặc biệt là hai trăm năm gần đây, nền giáo dục Phật Đà đã biến thành tôn giáo, xã hội đại chúng coi Phật pháp là mê tín, nhìn thấy chùa miếu đều là mê cung, thấy hình tượng Phật, Bồ Tát là ngẫu tượng. Nói một cách khác chẳng có tâm cung kính gì hết, không những chẳng có tâm cung kính, còn giúp họ tạo nghiệp. Do đó có thể biết, ngày nay xây tháp tự, tạo tượng Phật, xã hội đại chúng cho rằng bạn đề xướng mê tín, thì làm sao tu phước được? Xã hội đại chúng phải hiểu Phật pháp là gì, phải hiểu rõ Phật pháp đích thật có ích lợi cho chúng ta, lúc đó khi bạn cúng dường tháp tự, đúc tượng Phật thì mới có công đức. Làm việc này bạn có thể có phước hay không thì phải coi phản ứng của xã hội đại chúng, coi nhận thức của xã hội đại chúng, mọi người nghĩ thử coi có lý hay không? Do đó muốn thực sự tu phước thì phải lay tỉnh xã hội đại chúng. Đúc tạo hình tượng của Phật, Bồ Tát có hai ý nghĩa: Thứ nhất là quay về cội nguồn báo ân (phản bổn báo thỉ), thứ hai là nhìn thấy thánh hiền mong sao cho bằng (kiến hiền tư tề). Nhìn thấy tượng Phật, Bồ Tát, thấy Quán Âm Bồ Tát thì lập tức phải nghĩ mình phải khởi tâm đại từ đại bi đối với hết thảy chúng sanh, mình phải học Quán Âm, phải học theo Quán Âm Bồ Tát. Khi người ta nhìn thấy tượng Quán Âm Bồ Tát có thể sanh lên ý niệm này hay không? Nếu có thể sanh lên ý niệm này thì phước báo bạn tạo tượng sẽ rất lớn, nếu không thể khởi lên ý niệm này thì phước bạn tạo sẽ rất nhỏ. Nhìn thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát lập tức nghĩ mình phải hiếu thuận cha mẹ, phụng sự sư trưởng, liền nghĩ đến lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, dùng hình tượng này nhắc nhở chúng ta. Nếu không hiểu được ý nghĩa này, khi nhìn thấy thần tượng của Địa Tạng Bồ Tát, đi đến đó thắp nhang, đi bố thí, cúng dường, cầu Phật, Bồ Tát gia bị, che chở thăng quan, phát tài, vậy là sai rồi, đó là mê tín! Hoàn toàn sai lầm. Vậy thì bạn làm sao được phước nổi? Do đó có thể biết, tu phước trong nhà Phật nhất định phải hiểu rõ Phật pháp, thực sự thấu hiểu. Ai giải thích cho xã hội đại chúng? Phải có một số đại đức xuất gia, tại gia thực sự hiểu rõ, đi giảng kinh thuyết pháp trong xã hội đem những đạo lý, chân tướng sự thật này giảng rõ ràng, rành rẽ để cho xã hội đại chúng không đến nỗi hiểu lầm, hiểu sai, sau đó bạn bố thí cúng dường mới có phước.
Đây là nói về phước báo có được từ sự bố thí. Ba kiếp là ba tiểu kiếp, cũng rất khó được, phước báo này đã rất lớn rồi! “Ba kiếp đều làm Đế Thích”, người Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng đại đế, Ngài đến cung trời Đao Lợi làm thiên vương. Cho nên có rất nhiều người đọc đoạn kinh này xong rồi u mê, đi khắp nơi xây tháp, xây chùa, đúc tượng Phật, cầu mong đời sau có thể sanh làm vua ở cõi trời Đao Lợi, có thể làm được không? Vậy thì phải đánh rất nhiều dấu hỏi. Mọi người hãy suy nghĩ kỹ về đoạn tôi vừa nói, ngày nay trong nhà Phật tu phước, đề xướng giáo dục Phật Đà, đây mới thực sự là tu phước, thực sự có những người nhiệt tâm làm công tác này, chúng ta giúp họ xây dựng đạo tràng, hoằng dương Phật pháp. Chúng ta phải nhận rõ từ bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài, kể cả những đệ tử xuất gia, tại gia chúng ta ngày nay. Đặc biệt là người xuất gia, họ đích thật là thân phận gì, chúng ta phải xác định vị trí, khẳng định [vai trò] cho họ, họ là người làm công tác giáo dục xã hội, đây là thân phận của họ, việc họ làm là giáo dục xã hội. Vả lại việc họ làm đều là giáo dục thiện nguyện, giảng kinh thuyết pháp tức là dạy học, phần đông người dạy trong trường học còn tính giờ, lãnh tiền lương. Còn những người Phật tử xuất gia, giảng kinh thuyết pháp cho đại chúng chẳng có lương bổng, chẳng có tính tiền từng giờ, chẳng mong cầu gì cả, cho nên đây là việc giáo dục xã hội thiện nguyện. Nếu chúng ta dùng nhãn quan này để xem xét thì bạn sẽ thực sự khởi tâm cung kính đối với những người làm công tác giáo dục xã hội này, tại sao vậy? Người khác làm không nổi, nói theo cách thông thường thì họ thực sự hy sinh, cống hiến. Lúc đi học rất cực khổ, sau khi học xong phục vụ cho xã hội cũng rất cực khổ, cả đời vĩnh viễn sống cuộc đời cực khổ, làm gương mẫu cho đại chúng trong xã hội, giúp cho mọi người giác ngộ. Đương nhiên trong Phật môn cũng có rồng rắn lẫn lộn, có người xuất gia thực sự phát tâm, làm học trò tốt của đức Phật. Cũng có những người mượn chiêu bài của Phật để làm chuyện gian dối, lường gạt tín đồ, tham hưởng cúng dường. Có những người này chứ không phải là không có. Người tu phước chúng ta phải có huệ nhãn, phải nhìn rõ ràng, nếu gặp những người tham hưởng cúng dường, lường gạt chúng sanh, những người xuất gia không xứng đáng này, chúng ta cũng không cần phải trách mắng, chúng ta chỉ không cúng dường họ, không giúp họ tạo nghiệp, vậy là được rồi. Hy vọng họ có thể quay đầu, con người làm sao không có lỗi lầm cho được, người xưa thường nói “Con người chẳng phải là thánh hiền, ai chẳng có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa lỗi chẳng có việc thiện nào lớn hơn”. Cho nên chúng ta cúng dường họ, phải khuyên họ, nhắc họ, hy vọng họ sớm quay đầu. Khi họ quay về, có thể tu phước, có thể dùng thân thể trí huệ của mình, thực sự làm công tác giáo dục xã hội thiện nguyện, đây là việc bố thí to lớn, dùng hết thân tâm để cống hiến cho xã hội, cống hiến cho nhân dân, cống hiến cho chúng sanh. Ở Bắc Kinh tôi nhìn thấy chiêu bài rất lớn, hàng trên là câu “Phục vụ cho nhân dân”, Phật giáo thực sự phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho hết thảy chúng sanh, tuyệt đối chẳng có tâm riêng tư, tuyệt chẳng có mảy may muốn được đền đáp, đó gọi là Phật, Bồ Tát. Nếu trong lúc phục vụ vẫn còn tâm muốn chiếm hữu, tham muốn hưởng thụ thì đó là phàm phu chứ chẳng phải là Phật, Bồ Tát. Hy vọng người học Phật chúng ta phải thấu hiểu nghĩa thú trong kinh Phật, trong kinh thường nói “thâm giải nghĩa thú”, bạn hiểu cạn cợt không được, phải hiểu cho sâu. Quả báo nói trong kinh, đức Phật đích thật chẳng giả dối tí nào, quả báo có được nói bạn làm thiên vương ba kiếp, lại dùng thân thiên vương để tiếp tục tu bố thí, nhà Phật gọi là “xả đắc”, quả báo bạn có được cũng xả luôn. Xả cách nào? Chia sẻ phước báo với chúng sanh, chẳng hưởng riêng một mình, hưởng chung với đại chúng thì phước báo đó đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn chẳng hưởng hết.
Câu 1 cụ trả lời dài quá mà k đúng vào câu e đang hỏi.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,233
Động cơ
692,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chùa quê em ngày xưa, cái ngày em còn bé ý, có cụ sư già sống nhân đức lắm. Chùa có mấy mảnh ruộng nhỏ nhỏ, sư trồng lúa, trồng rau, ăn chay đúng nghĩa. Ma chay mà theo nguyện vọng của gia đình hoặc người quá cố, sư đến cầu siêu làm phúc, chả bao giờ lấy một đồng. Cần tu sửa gì thì mọi người góp công góp của. Lúc sư mất rồi, sư trẻ lên thì...:(
 

atoxet

Xe tăng
Biển số
OF-417264
Ngày cấp bằng
18/4/16
Số km
1,165
Động cơ
240,404 Mã lực
Tuổi
42
Câu 1 cụ trả lời dài quá mà k đúng vào câu e đang hỏi.
Dạng câu trả lời điển hình của kẻ không hiểu vấn đề. Nói dông dài linh tinh câu giờ, không thể diễn đạt được vấn đề theo cách dễ hiểu cho người khác, cố dùng nhiều từ đao to búa lớn nhằm che dấu cái dốt.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em cũng nghĩ chùa quê(1) mà cổ có giá trị văn hóa, lịch sử; chỉ nên để mọi người vãn cảnh tìm hiểu về văn hóa giống như bảo tàng, có thể bố trí 1,2 người trông coi, lau
dọn trả lương như nhân viên bảo tàng; còn cấm tiệt các hoạt động biến tướng kêu gọi công đức trong khi ngân sách nhà nước các địa phương hàng năm vẫn cấp tu bổ đều(2), tiền công đức đi đâu, ai quản lý? Chúng ta nói nhiều đến tham nhũng, lãng phí nhưng toàn nói đâu đâu, trong khi tham nhũng, lãng phí ở các chỗ này khủng khiếp lắm, bao nhiêu tiền đổ vào, đốt đi nhưng hiệu quả mang lại rất mơ hồ(3), tiền vào không ai quản lý, tiền ra không ai hay, đúng là "Tiền chùa"!
1- Chùa của dân ko phải của nhà nuớc, càng ko phải là viện bảo tàng nên chuyện bổ nhiệm nhân viên buồn cuời lắm. Nhà chùa luôn có những nguời làm công quả (tình nguyện) không phiền tới nhà nuớc.
2- Cụ cho bằng chứng nhà nuớc cấp tiền tu bổ.
3- Tiền công đức nhà nuớc vẫn có nguời tham gia kiểm đếm hàng ngày. Sử dụng thế nào thì nhà nuớc biết.
 

sora

Xe hơi
Biển số
OF-370227
Ngày cấp bằng
12/6/15
Số km
180
Động cơ
253,070 Mã lực
cụ nhà hơi giống bu em, con cái đưa bnhiu tiền ko xài, cứ đổ hết vào tiết kiệm, dù ko đạo phật hay chùa chiền gì, nhưng cứ ăn chay trường thôi. tháng mới có đôi lần mặn tí, nhưng sức khỏe đỡ hơn nhiều.

Việc ăn uống là sở thích của mỗi người, miễn là sạch sẽ vệ sinh thì vẫn chấp nhận được. Người già bụng yếu, tiêu hóa kém, cụ ko nên đưa tiền nữa mà mua thực phẩm chức năng để các cụ bổ xung thêm ah.
 

V.O.V

Xe tăng
Biển số
OF-457233
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
1,121
Động cơ
211,500 Mã lực
Tuổi
53
Chùa chiền là chốn linh thiêng .cha mẹ 1 đấm sinh thành .bên kính ,trọng
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Câu hỏi 2 của cụ là nguyên lý của cộng nghiệp, ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, tuy nhiên do phước lực người tu nên cũng ảnh hưởng những người bên cạnh, người thân thuộc, nếu người đó tu khá, phước nhiều thì người bên cạnh cũng hưởng lây, ngược lại người đó làm ác nhiều thì người thân thuộc cũng bị ảnh hưởng. Xin cho người nào hay xin cho ai đó là được theo nguyên tắc hồi hướng công đức, phước đức mình tu được cho người đó. Ví dụ người thân quyến mình bị bệnh hay gặp vấn đề tong cuộc sống, công việc, làm ăn, mình tu cúng dường, bố thí, niệm Phật, phóng sinh hồi hướng cho người đó liên tục với tâm thành kính thì cũng có kết quả, tuy vậy ví dụ trong Kinh Địa Tạng có nói hồi hướng cho vong linh người khuất thì bảy phần công đức người được hồi hướng chỉ có một phần, còn sáu phần là thuộc về người trực tiếp làm công đức.
Niết Bàn là một trạng thái, từ quả vị A La hán trở lên mới có thể nhập vào Niết Bàn, đây là trạng thái thanh thịnh tuyệt đối, không bị chi phí bởi nghiệp nhân bên ngoài, không còn sinh lão bệnh tử, tuy nhiên nhập Niết Bàn không có nghĩa là không biết gì, mà chúng sinh có cảm thì các ngài sẽ ứng, ví dụ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện thành Phật và nhập Niết Bàn ở thế giới này 8000 lần, đức Chánh Pháp Minh Như Lai đã thành Phật nhưng thị hiện thân Quán Thế Âm Bồ Tát cứu vớt chúng sinh.
Có hai loại Niết bàn thường được biết đến, đó là Hữu dư Niết bànVô dư Niết bàn. Hữu dư Niết bàn là chỉ người đã đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng phần nhục thể vẫn còn tồn tại ( vẫn còn sống); Vô dư Niết bàn là cảnh giới vĩnh viễn khi xả ly phần nhục thể.
Câu trả lời thứ 2 của cụ Tuệ đưa lại cảm giác Phật giáo tầm thường và mang kiểu ma giáo. Trong đó giáo chủ có phép thần thông ban phép, các phật tử xin phép màu và công đức như hối lộ.
Hi vọng câu trả lời của cụ sai hoặc nó là những thứ do người sau này ghép vào. Những tư tưởng ban đầu của Phật giáo rất chất phác và hay.
Em ấn tượng tốt về Phật giáo vì nhớ có 1 lần đọc ở đâu đó nói về Phật tổ được đệ tử hỏi thầy có thể làm phép hay k? Phật tổ trả lời: Ta cũng chỉ là người bình thường, hơn người khác là biết con đường tu để thoát khỏi bể khổ
 
Biển số
OF-473671
Ngày cấp bằng
28/11/16
Số km
905
Động cơ
205,311 Mã lực
Mẹ vợ em trước là giáo viên trước kia không biết đạo là gì. Nhà có 2 cô con gái, cô đầu theo em xa cách cả ngàn cây chuối, cô thứ hai ở gần nhưng bên nhà chồng (bố chồng cũng mất sớm) nên tuần qua lại được một lần. Từ ngày nhạc phụ mất, bà em bắt đầu lên chùa (62 tuổi) và bây giờ là nghiện chùa, không lên không chịu được, ăn thì ăn chay trường nhưng mỗi bữa cỡ bát cơm với miếng rau nên sức khỏe không tốt, con cháu nói xíu là giận. Hàng năm cúng chùa rất nhiều, toàn bộ thu nhập hưu trí và những gì ông em để lại đều vào chùa hết nhưng không biết có đúng mục đích không? Về cơ bản em thấy vậy cũng không sao, các cụ vui với chùa chiền sống hạnh phúc cũng tốt nhưng hơi quá như bà nhà em thì có ổn không? Bà em có thể bỏ mặc mọi thức miễn thấy chùa là vui, nhưng tiền bạc thì cứ cho đi nhưng không tự chăm sóc bản thân.

Cụ mợ nào có kinh nghiệm khai sáng giùm em phát, con vợ em với đứa em gái nó lúc nào cũng đối đầu với bà cụ về chùa chiền và cách sinh hoạt. Cứ cho bà bao nhiêu tiền là cụ lại mang hết lên chùa, kinh tế hai đứa con gái không có gì phải lăn tăn, chỉ hỏi về cách cư xử sao cho phải phép.
Việc này tương đối khó rồi cụ ạ. Em cũng biết 1 vài trường hợp phụ huynh của bạn em, khuyên giải nhiều, nói nặng có, nhẹ có cũng không lay chuyển được các cụ và cuối cùng người thì cho mẹ sang đây- Nga, người thì chuyển mẹ vào cao nguyên sống cùng. Thời gian đầu tương đối mệt mỏi vì các cụ một mực đòi về quê để chịu hương đèn, sau nguôi ngoai dần, bây giờ thì ngon lành rồi.
Với cụ bên nhà, hãy nghĩ 1 lý do nào đó, đón cụ vào ở cùng- ok ngay. Chúc gia đình cụ ấm êm!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Mẹ vợ em trước là giáo viên trước kia không biết đạo là gì. Nhà có 2 cô con gái, cô đầu theo em xa cách cả ngàn cây chuối, cô thứ hai ở gần nhưng bên nhà chồng (bố chồng cũng mất sớm) nên tuần qua lại được một lần. Từ ngày nhạc phụ mất, bà em bắt đầu lên chùa (62 tuổi) và bây giờ là nghiện chùa, không lên không chịu được, ăn thì ăn chay trường nhưng mỗi bữa cỡ bát cơm với miếng rau nên sức khỏe không tốt, con cháu nói xíu là giận. Hàng năm cúng chùa rất nhiều, toàn bộ thu nhập hưu trí và những gì ông em để lại đều vào chùa hết nhưng không biết có đúng mục đích không? Về cơ bản em thấy vậy cũng không sao, các cụ vui với chùa chiền sống hạnh phúc cũng tốt nhưng hơi quá như bà nhà em thì có ổn không? Bà em có thể bỏ mặc mọi thức miễn thấy chùa là vui, nhưng tiền bạc thì cứ cho đi nhưng không tự chăm sóc bản thân.

Cụ mợ nào có kinh nghiệm khai sáng giùm em phát, con vợ em với đứa em gái nó lúc nào cũng đối đầu với bà cụ về chùa chiền và cách sinh hoạt. Cứ cho bà bao nhiêu tiền là cụ lại mang hết lên chùa, kinh tế hai đứa con gái không có gì phải lăn tăn, chỉ hỏi về cách cư xử sao cho phải phép.
"Con nuôi cha không bàng bà nuôi ông" câu này cho thấy con cái chỉ là duyên gá tạm, không trông đợi gì vào chúng nó đâu.
Mình sống thì tự lo thân mình, nhất là tình mẫu tử sẽ không vì sự ích kỉ, chỉ biết lo thân mà ảnh hưởng đến con cháu (đa phần là cách nghĩ của người già). Do đó các cụ già có xu hướng tách biệt con cháu để con cháu khỏi bận tâm khi làm việc. Điều này con cái ít người hiểu được, mà chỉ biết đi trách móc bố mẹ sao không biết :" nghe lời mình" :(( dù cho ý kiến của con cái đa sô là không phù hợp với tư duy người già. còn đúng thì chắc chắn không rồi ( vì nói phải củ cải cũng nghe =)))
Trường hợp cụ bà trong câu chuyện thì: Cụ ông đi sớm, con gái về nhà chồng. Thời gian chăm sóc mẹ cực ít, do bận lu bu chuyện chồng con, bươn chải kiến ăn... Mẹ già mới mất bạn đời, nên tâm lý không ổn.
May nhờ các bạn già còn đên rủ vào chùa làm công quả cho khuây khỏa. Dần già cụ bà thấy thanh thản hơn, và càng xa lánh con cháu hơn( xa mặt cách lòng). Đã vậy con cái còn không hiểu, cứ gặp mặt là trách móc, căng thẳng... Càng ngày càng không hiểu nhau, vô tình tạo ấn tượng xấu với bà. Trong khi đó lúc cô đơn bà lên chùa chiền quên hết buồn trống trải. Với thực tế như vậy thì cụ bà công đức, không tích lũy là dễ hiểu.
Muốn thay đổi thì con cái phải hiểu cụ, bằng cách làm những việc cụ đang làm ( cùng ở nahf với cụ nhiều hơn, thậm chí đôi ba lần đi lễ với cụ) để làm bạn với cụ và hiểu tâm tư của cụ. Rồi dần già khuyên bảo, tạo mối thâm tình mẫu tử, rồi khuyên bảo bà. Nếu làm đươc như vậy thì phúc cho nhà cụ. Có điều làm đươc việc này em nghĩ hình như quá khó với 2 cô con gái
Đừng đổ lỗi cho ai, phải tự nhận ra lỗi vô tâm của mình với cha mẹ. Việc nầy khó nhưng không phải không làm được, vì "con bà có thương bà đâu, đừng đòi dâu rể chúng tôi thương bà"
( nói hơi nặng, có gì không phải cụ bỏ quá nhưng sự thật khó nghe).
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ Tuệ chắc nghiên cứu về Phật giáo cho em hỏi câu. Thắc mắc mãi chưa biết hỏi ai:
1. Việc công đức xây chùa dựng tượng có trong Phật giáo nguyên thủy mà Thích Ca Mầu Ni sáng lập không? Hay nó bắt nguồn từ sau này và nguồn gốc từ Trung quốc sang hay Ấn độ lên? Cụ nghĩ sao về việc công đức mà k cần tu? Em thấy nó cứ sai sai thế nào, kiểu như hối lộ Phật. Mà Phật tưởng k màng việc này. Em được biết thì Phật đơn thuần là ngươig thành công nên rút kinh nghiệm chỉ cho con người đường đi đúng đắn chứ k có bất kỳ 1 quyền năng, pháp thuật nào.
2. Một vấn đề nữa em thắc mắc là tưởng ai tu thì người đó được tự giải thoát chứ 1 người xin cho cả nhà, cả họ liệu có được không. Theo em được biết thì Đạo là con đường đi chứ k phải là cái gì đó. Niết Bàn hình như cũng là hư vô, thoát khỏi luân hồi.
Mong cụ khai sáng để em biết về Phật giáo một cách đúng đắn hơn.
Câu hỏi nhiều điểm thú vị nên em mạo muộn chia sẻ.
1/ - Theo đại tạng Kinh, tạc tượng Phật có từ thời Đức Phật con tại thế.( Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a )
Còn cúng dàng xây tinh Xá từ thời Đức Phật tại thế ( tiền thân của chùa ngày nay) thì người nổi tiếng nhất là ngài Tu Đạt Đa ( dát vàng kín khu vườn Kỳ viên để mua đất xây tinh xá)
- Việc công đức là cách nói khác của bố thí ( có những người không theo Phật giáo vẫn làm công đức) và việc tu (tôn giáo nào cũng có các phương pháp để đạt được quả vị nhờ PP tu) là 2 việc khách nhau, nhưng công đức không thể thay thế cho việc tu. Tuy nhiên công đức là 1 phần trong các phương tiện phá chấp khi tu học PHẬT PHÁP. Không ai nói là " công đức mà k cần tu?" trong PG cả.
Việc cụ cảm giác công đức là "hối lộ" là do hiểu nhầm, Vì mọi chuyện trên đời đều có nguyên nhân và kết quả ( thuyết Nhân quả_ Luân Hồi) Làm gì thì được hưởng quả đó
- Cảm tưởng có 1 vị Phật như thế nào là do kiến thức của mỗi cá nhân, không áp đặt lên quan điểm đó lên mọi người được.
Đặc biệt trong PG, Phật là Quả Vị do tu mới có được. Do đó không thể lấy kiến thức thiển cận của mình ra cảm nhận, mà phải tu theo Phật mới biết Phật là gì?

2/ Việc "ai tu nấy chứng" là có thật, như ai ăn nấy no. Còn việc có mối tương tác qua lại( tốt /xấu) giữa cá nhân vào cộng đồng xung quanh (ruột thịt , bà con, đồng bào..) cũng có thật.
Hai việc này có tương quan thế nào thì cụ cần nhìn nhận mối quan hệ của XH ( ngay cả trong GĐ cụ..) cụ sẽ có câu trả lời tương đối
- Đạo nghĩa đen là con đường, nghĩa bóng là tôn giáo, là cách tu...
Niết bàn là danh từ chuyên môn trong PG, chỉ khái niệm về sự giải thoát, đương nhiên là không có hình tượng cụ thể. Vì nếu có hình tướng tức là có thể dùng phương tiện nhân tạo ( ý là các phương tiện của con người đã biết sang tạo ra thời nay) để đi đến thì cần gì tu nữa?
... nếu cụ muốn tìm hiểu theo kiểu đọc chơi thì có thể đọc cái này.
http://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-su-tich-duc-phat-thich-ca-mau-ni-b3081/chuong-8-phan-6-ti8
Thân!
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Câu hỏi nhiều điểm thú vị nên em mạo muộn chia sẻ.
1/ - Theo đại tạng Kinh, tạc tượng Phật có từ thời Đức Phật con tại thế.( Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a )
Còn cúng dàng xây tinh Xá từ thời Đức Phật tại thế ( tiền thân của chùa ngày nay) thì người nổi tiếng nhất là ngài Tu Đạt Đa ( dát vàng kín khu vườn Kỳ viên để mua đất xây tinh xá)
- Việc công đức là cách nói khác của bố thí ( có những người không theo Phật giáo vẫn làm công đức) và việc tu (tôn giáo nào cũng có các phương pháp để đạt được quả vị nhờ PP tu) là 2 việc khách nhau, nhưng công đức không thể thay thế cho việc tu. Tuy nhiên công đức là 1 phần trong các phương tiện phá chấp khi tu học PHẬT PHÁP. Không ai nói là " công đức mà k cần tu?" trong PG cả.
Việc cụ cảm giác công đức là "hối lộ" là do hiểu nhầm, Vì mọi chuyện trên đời đều có nguyên nhân và kết quả ( thuyết Nhân quả_ Luân Hồi) Làm gì thì được hưởng quả đó
- Cảm tưởng có 1 vị Phật như thế nào là do kiến thức của mỗi cá nhân, không áp đặt lên quan điểm đó lên mọi người được.
Đặc biệt trong PG, Phật là Quả Vị do tu mới có được. Do đó không thể lấy kiến thức thiển cận của mình ra cảm nhận, mà phải tu theo Phật mới biết Phật là gì?

2/ Việc "ai tu nấy chứng" là có thật, như ai ăn nấy no. Còn việc có mối tương tác qua lại( tốt /xấu) giữa cá nhân vào cộng đồng xung quanh (ruột thịt , bà con, đồng bào..) cũng có thật.
Hai việc này có tương quan thế nào thì cụ cần nhìn nhận mối quan hệ của XH ( ngay cả trong GĐ cụ..) cụ sẽ có câu trả lời tương đối
- Đạo nghĩa đen là con đường, nghĩa bóng là tôn giáo, là cách tu...
Niết bàn là danh từ chuyên môn trong PG, chỉ khái niệm về sự giải thoát, đương nhiên là không có hình tượng cụ thể. Vì nếu có hình tướng tức là có thể dùng phương tiện nhân tạo ( ý là các phương tiện của con người đã biết sang tạo ra thời nay) để đi đến thì cần gì tu nữa?
... nếu cụ muốn tìm hiểu theo kiểu đọc chơi thì có thể đọc cái này.
http://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-su-tich-duc-phat-thich-ca-mau-ni-b3081/chuong-8-phan-6-ti8
Thân!
Cảm ơn cụ. Câu trả lời của cụ làm em hiểu nhiều hơn về Phật giáo. Em không theo đạo Phật nhưng luôn có cái nhìn tích cực về đạo Phật. Chỉ hi vọng Phật giáo đừng biến tướng sang thần phép, cầu xin quá nhiều mà giữ nguyên được việc tu tập là cốt yếu.
Việc xây chùa dựng tượng nếu đứng ở góc độ nào đấy thấy hơi lãng phí và các cá nhân phụ trách có khi còn kiếm lợi "buôn Phật bán Quan âm". Nhưng ở góc độ nào đấy cũng là công trình văn hóa tâm linh nhắc nhở con người nhìn lại mình, thu hút du lịch... Chỉ mong Phật giáo Việt Nam thay vì xây tràn lan, công đức bê về đặt kín sân chùa thì nên đầu tư về mặt kiến trúc nghệ thuật để xứng đáng là quà tặng thế hệ tương lai.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cảm ơn cụ. Câu trả lời của cụ làm em hiểu nhiều hơn về Phật giáo. Em không theo đạo Phật nhưng luôn có cái nhìn tích cực về đạo Phật. Chỉ hi vọng Phật giáo đừng biến tướng sang thần phép, cầu xin quá nhiều mà giữ nguyên được việc tu tập là cốt yếu.
Việc xây chùa dựng tượng nếu đứng ở góc độ nào đấy thấy hơi lãng phí và các cá nhân phụ trách có khi còn kiếm lợi "buôn Phật bán Quan âm". Nhưng ở góc độ nào đấy cũng là công trình văn hóa tâm linh nhắc nhở con người nhìn lại mình, thu hút du lịch... Chỉ mong Phật giáo Việt Nam thay vì xây tràn lan, công đức bê về đặt kín sân chùa thì nên đầu tư về mặt kiến trúc nghệ thuật để xứng đáng là quà tặng thế hệ tương lai.
Mỗi thời 1 quan điểm cụ ạ. Đúng ra về tôn giáo thì chùa chiền bên PG ( nhà thờ bên thiên chúa , bên ISlam... ) là nơi giảng đường để giảng đạo hướng thiện con người. Nên công đức ( bố thí) để xây dựng những chỗ đó là điều nên làm cho cộng đồng Không hề lãng phí. Chỉ tiếc là người lợi dụng tôn giáo ngày nay quá nhiều. Và con người đời nay cũng không chịu làm theo những diều thiện được răn dạy trong kinh sách...
=>Tự con người hại nhau thôi, không có Phật or Thánh nào hại con người cả ( tham mà dốt thì thích nghe lời phỉnh nịnh,=> nghe lời phỉnh nịnh thì đương nhiên dễ bị lừa=> bị lừa gây sân hận => Sân hận gây oán hoặc lừa lại người khác => vòng luẩn quẩn "gieo nhân nào gặt quả đó") cuối cùng chỉ " dối người, dối mình và bị người lừa dối "

P/S Phật Giáo không phải để đầu tư nghệ thuật... PG dạy con người hiểu biết để đạt được hạnh phúc, mục đích cuối cùng là giải thoát. Tương lai là do chính con người tạo ra từ hôm nay
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top