Em cũng nghĩ như cụ, cái gì không quản lý được thì cần phải minh bạch nó để quản lý, và quản lý bằng thuế và các quy định về tài chính là hợp lý quá đi.
Lê Nin và Bắc Hồ luôn vận động học, học nữa, học mãi mà học thêm lại không cho thì em nghĩ là đi ngược lại nhu cầu học tập
.
Lại nói quay lại chuyện thu thuế và quản lý bằng các công cụ tài chính, hoàn toàn có thể quy định thêm về việc phí dạy thêm tối đa là bao nhiêu theo địa bàn vd như thành phố lớn, tp nhỏ và nông thông miền núi, để thày cô giáo có thể biết thu nhập ngoài h của mình là bn và để phụ huynh có thu nhập biết chi phi con mình phải đóng. Vừa nhân văn lại vừa thị trường...
Còn nhiều lắm nhưng em mới tạm nghĩ thế thôi, học là nhu cầu, nếu có đk thời gian và tiền bạc cần phải học nhiều đặc biệt với những hs cần bù lấp kiến thức để không bị thua kem và mất nhịp so với bạn bè. Cụ nào đã từng học kém mới thấy sự ảnh hưởng tâm lý và sự tự tin, thậm chí cả tương lai với những đứa trẻ học kém hơn chúng bạn, đi học là cả sự cực hình.
Tóm lại em nghĩ không cái gì công bằng và cào bằng, luôn cần sự hỗ trợ khác để cân bằng