[Funland] Bỏ đại học để làm cho công ty nước ngoài???

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,587
Động cơ
329,564 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Đại học nhiều lúc nó như con dao hai lưỡi ấy mợ, nếu con cái không thích hợp với việc học thì cũng không cần cố quá, thà chọn đường khác còn hơn để nó cưỡi ngựa xem hoa mấy năm rồi chẳng đi đến đâu.
Vâng ạ. Như út nhà e nó nói luôn ko thích học đh. E ok ngay, bảo vậy đi học nghề, h thích nghề gì học nghề đó
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,587
Động cơ
329,564 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Nhóc nhà tôi đăng ký 4 trường, đỗ nguyện vọng 1, chỉ có trường ấy gọi, và nó nhập học.
Nhóc hàng xóm, đăng ký 3 trường,ko đỗ trường nào (bố nó bảo chỉ cho đi học nếu đỗ Y nên nó đăng ký 3 trường YHN, TN, HP.) sau khi nó trượt hàng chục trường điện thoại trực tiếp mời nó ghi danh (Nó thi được 17 điểm)!
Phí đăng ký các trường thấp nên nhiều cô cậu hs dù chắc chắn ko học đại học cũng đăng ký...cho vui!
Rất ít vì hoàn cảnh mà đa số là do học dốt quá,chỉ vào được các trường ĐH lấy hs chỉ cần TN (tầm 13-14 điểm 3 môn) biết vào học các trường đó xong cũng về làm việc như người TNc3.
Bố mẹ và bản thân bạn hàng xóm này có vẻ ko lường dc sức học của con thì phải?
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Học ĐH giờ cũng tốn đôi ba trăm của bố mẹ, ra trường thất nghiệp hoặc lương ba cọc ba đồng, tương lai trên không tới, dưới không thông thì thà tìm hướng khác còn hơn, cố kiết chỉ béo bọn kinh doanh.
Năm nay x2 x3 học phí
Tổng chi trường công ~ trường tư
Nhiều nhà thấy chi 400-500tr chỉ béo bọn kinh doanh giáo dục nên bỏ
Đi làm thừa tiền mới tính chi cho tiền học
Em cũng gặp mấy trường hợp bỏ đh đi làm lập trình viên, làm có lương cao lại quay lại lấy bằng, ko có thời gian, bài học khác với chuyên môn, làm bài, làm đồ án, toàn thuê. Mà tiền đi thuê nhiều phết.
Vâng. Rốt cuộc chỉ béo các bên kinh doanh giáo dục. Mở trường, mở lớp, mở rộng ngành đào tạo tràn lan. Công tác chất lượng đào tạo ko ra làm sao cả. E h nhiều trường nghe tên còn phải nghĩ 1 lúc mới biết nó xuất thân tử đâu, địa chỉ ở chỗ nào? Nói ra thì lại bảo chửi đổng là giỏi nhưng nhờ công a ngừoi tốt nên "bằng đại học" mới rực rỡ như ngày hôm nay
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,692 Mã lực
Có nhiều lý do nhưng có lẽ không ít trường hợp trong số đó rơi vào tình huống:

- đã có định hướng khác nhưng cần dự phòng, em cũng từng làm vậy với F1.

- đỗ nhưng ứ phải ngành mình thích. Bỏ, năm sau làm lại. Thế nên k ít trường hợp PH cứ kè kè với ông con khi đi nhập học. Em đã chứng kiến trường hợp con gắt với mẹ: mẹ thích thì mẹ vào mà nộp hồ sơ!

- hoàn cảnh thay đổi hoặc không bố trí đủ tài chính, ... Cá nhân iem đã từng rơi vào vế một trường hợp này.
Cháu tôi thuộc nhóm 2 này, nó lười học thích ăn diện nên muốn đi học trang điểm rồi về mở cửa hàng. Mẹ nó bắt học ĐH. Hôm nhập học Kinh Công, mẹ làm tất mọi thủ tục rồi về kêu mệt quá!
Sau 4 năm chỉ buôn bán mỹ phấm thì nó cũng có bằng và giờ vẫn đang tham gia các hình thức kinh doanh mỹ phẩm đáng ngờ!
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Học phí là 1 phần. E thấy chi phí ăn ở của ko ít bạn trẻ bh là quá nhiều. Đành rằng nhiều bạn nhà có điều kiện, bố mẹ muốn con ăn ở fai sướng cơ. Nhưng nếu để các em đầy đủ quá thì em e là cũng nhiều em thiếu đi sự cố gắng. Bên cạnh đó như cụ nói, fai tính đến chi phí bỏ ra và sau này giá trị thu về. Giờ nhiều cháu sv nhưng đi học tiền ăn ở thôi chưa học phí đã xin bố mẹ tháng 10tr chưa kể học phí. ( em ko nói du học nhé, du học nhiều cháu cố gắng đi làm thêm lắm).
Ra trường đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao hoặc lương khởi điểm 5 6tr thì giãy nãy ko làm, nghĩ ít fai mấy chục....
Học đh ko phải là con đường duy nhất, nhất là với nhiều gđ chưa có điều kiện lắm, và cũng fai nhìn vào tính cách con em mình nữa để có lựa chọn tốt nhất cho gia đình mình.
Chi phí ăn ở sinh hoạt nó mới tốn mợ ạ. Ở ta hay tây cũng vậy thôi. Vừa rồi e nhập học cho 2 đứa cháu. Thuê nhà 4,5tr/th. Tiền học gần 40tr/ năm. Tiền sinh hoạt mỗi tháng 5-6tr nữa. Trong khi bố mẹ ở tỉnh lương 3 cọc 3 đồng. E bảo suy nghĩ kỹ chưa? Học xong liệu có xin nổi việc ko thì a/chị bảo đời m ko dc học đại học nên muốn cho con có cái bằng. Nhỉn 2 ông cháu vừa dốt vừa lười mà e ngán ngẩm. Bảo chăm chỉ giỏi giang thì đầu tư. Phải con e thế e hướng cho học nghề luôn. Chọn lấy một cái nghề yêu thích mà học.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,481
Động cơ
2,094,012 Mã lực
Screenshot_2023-09-09-08-22-19-66_a23b203fd3aafc6dcb84e438dda678b6.jpg


Có nên không nhỉ các cụ?
FB_IMG_1694222260396.jpg

Gần 118.000 thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học, tính đến 17h ngày 8/9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tối nay cho biết trong hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, có hơn 660.000 đăng ký xét tuyển đại học. Trong đó, số trúng tuyển đợt 1 là gần 612.300, chiếm 92,7%.

Tính đến 17h ngày 8/9, hạn cuối để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ, gần 494.500 em đã thực hiện, chiếm 80,8% so với số trúng tuyển.

Số thí sinh không xác nhận nhập học là gần 118.000. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu không có lý do chính đáng, những thí sinh này coi như từ chối quyền nhập học. Muốn học đại học, các em phải tham gia các đợt xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét tuyển lại vào các năm sau.

Nếu tính trên tổng thi sinh dự thi tốt nghiệp THPT, số thí sinh vào đại học năm nay sau đợt tuyển sinh đầu tiên chiếm tỷ lệ 49,3%.

Năm ngoái, trong hơn 567.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1, khoảng 103.000 bỏ nhập học. Tỷ lệ thí sinh vào đại học đợt 1 trên tổng số thi tốt nghiệp là 45,77%

Năm nay, hơn 660.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học.

Tại hội nghị tổng kết năm học với giáo dục đại học hôm 26/8, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá công tác tuyển sinh đại học đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống xét tuyển của Bộ

Ngay sau khi thông báo điểm chuẩn hôm 24-25/8 đến đầu tháng 9, hàng chục trường thông báo tuyển bổ sung. Với số lượng bỏ nhập học lên tới gần 118.000, dự kiến số chỉ tiêu tuyển bổ sung sẽ tiếp tục tăng.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường được phép tuyển bổ sung đến tháng 12 nếu thiếu chỉ tiêu

Xem chi tiết:
Cụ chắc đỗ vớt nên ko biết đọc báo, đội 3 môn dưới 10 làm nhà báo rồi, cụ đọc lại hiểu giống chúng
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,587
Động cơ
329,564 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Vì bố mẹ ko muốn con học ĐH nên đặt yêu cầu vậy, con thì bướng nên cứ đăng ký!
E thì nghĩ ko fai nó bướng mà hình như nó cũng ko muốn học đh. Nên nó làm theo cái yêu cầu của bố mẹ nó. Hoặc nó cố tình thi điểm thấp để tạch.
Em thì vẫn thích và muốn định hướng con sống theo kiểu fai có lập trường, chính kiến của bản thân mình và cố gắng thuyết phục bố mẹ, cùng bố mẹ để làm sao cái chính kiến của bản thân đó dc thực hiện 1 cách hợp lý nhất.
Vd trường hợp này bạn ấy ko thích học y, thì có thể phân tích cho bố mẹ là bây giờ con thích nghề này, hoặc khả năng của con, con có chứng minh cho bố mẹ thấy là con cố gắng rồi nhưng con ko thể đỗ Y được, nhất là mấy trường TOP đó. Vậy bây giờ con và bố mẹ cùng bàn xem, liệu định hướng ngành, trường ntn là hợp lý nhất với con?
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,587
Động cơ
329,564 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Chi phí ăn ở sinh hoạt nó mới tốn mợ ạ. Ở ta hay tây cũng vậy thôi. Vừa rồi e nhập học cho 2 đứa cháu. Thuê nhà 4,5tr/th. Tiền học gần 40tr/ năm. Tiền sinh hoạt mỗi tháng 5-6tr nữa. Trong khi bố mẹ ở tỉnh lương 3 cọc 3 đồng. E bảo suy nghĩ kỹ chưa? Học xong liệu có xin nổi việc ko thì a/chị bảo đời m ko dc học đại học nên muốn cho con có cái bằng. Nhỉn 2 ông cháu vừa dốt vừa lười mà e ngán ngẩm. Bảo chăm chỉ giỏi giang thì đầu tư. Phải con e thế e hướng cho học nghề luôn. Chọn lấy một cái nghề yêu thích mà học.
TH này theo e thì nếu bm cũng ko có đk lắm, các con muốn học đh và bố mẹ cũng thế thì fai nương theo hoàn cảnh nhà mình. Giờ sv đi học có đứa thì dc mua nhà hoặc cc riêng cho ở, có đứa ko mua thì thuê. Nói đi thuê có đứa thuê nhà 7tr, 5tr có đứa 3tr tháng. Vậy nếu nhà mình ko có dk thì thuê phòng 1-3tr tháng thôi, và chịu khó ở ghép để san sẻ tiền nhà. Việc này bố mẹ cũng fai dạy con ý thức tiết kiệm, hoặc động viên con có thể đi làm thêm để trang trải 1 phần chi phí ăn học. Nó fai hiểu dc sự khó khăn vất vả kiếm tiền mới biết quý trọng khi tiêu tiền. Chứ cứ tiêu tiền bố mẹ ầm ầm như thế, đi học tháng cả chục triệu rồi ra trường chắc gì đã có việc, hay lại đi làm công nhân như đứa ko học? Số tiền đầu tư kia liệu có đáng?
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,609
Động cơ
749,444 Mã lực
Vâng ạ. Như út nhà e nó nói luôn ko thích học đh. E ok ngay, bảo vậy đi học nghề, h thích nghề gì học nghề đó
Em mợ xác định được ngay từ đầu như vậy cũng tốt. Như thằng cháu em học xong không xin được việc, giờ bố mẹ lại phải cho tiền đi Nhật, nếu đi ngay từ đầu thì giờ túi cũng có vài trăm rồi.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Cháu tôi thuộc nhóm 2 này, nó lười học thích ăn diện nên muốn đi học trang điểm rồi về mở cửa hàng. Mẹ nó bắt học ĐH. Hôm nhập học Kinh Công, mẹ làm tất mọi thủ tục rồi về kêu mệt quá!
Sau 4 năm chỉ buôn bán mỹ phấm thì nó cũng có bằng và giờ vẫn đang tham gia các hình thức kinh doanh mỹ phẩm đáng ngờ!
Comment hay nhất tuần : "Sau 4 năm chỉ buôn bán mỹ phấm thì nó cũng có bằng".
Quả là đau lòng.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Chi phí ăn ở sinh hoạt nó mới tốn mợ ạ. Ở ta hay tây cũng vậy thôi. Vừa rồi e nhập học cho 2 đứa cháu. Thuê nhà 4,5tr/th. Tiền học gần 40tr/ năm. Tiền sinh hoạt mỗi tháng 5-6tr nữa. Trong khi bố mẹ ở tỉnh lương 3 cọc 3 đồng. E bảo suy nghĩ kỹ chưa? Học xong liệu có xin nổi việc ko thì a/chị bảo đời m ko dc học đại học nên muốn cho con có cái bằng. Nhỉn 2 ông cháu vừa dốt vừa lười mà e ngán ngẩm. Bảo chăm chỉ giỏi giang thì đầu tư. Phải con e thế e hướng cho học nghề luôn. Chọn lấy một cái nghề yêu thích mà học.
Chuẩn ạ.
Nợ bác diệu!!
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,587
Động cơ
329,564 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Em mợ xác định được ngay từ đầu như vậy cũng tốt. Như thằng cháu em học xong không xin được việc, giờ bố mẹ lại phải cho tiền đi Nhật, nếu đi ngay từ đầu thì giờ túi cũng có vài trăm rồi.
Thâm tâm thì e muốn nó học dh ạ. Vì 5 chị gái đều học cả. Cậu út dc bố mẹ e chiều nên lại thích ăn chơi. Em suốt ngày nhắc nhở nó học hành từ ngày cấp 2 cơ, vì ăn chơi quen nên lười học, mà phàm những đứa lười học thì nó càng ko thích học, giờ bảo cố gắng họ đi rồi vào ĐH đối với nó ko fai là niềm yêu thích. Bọn e thì có gđ và đi học, đi làm xa hết rồi giờ chỉ còn nó ở nhà với BM, BM ko ép dc nó học thì fai xuôi theo nó thôi ạ. E cũng ko cưỡng cầu, động viên nhiều mà nó vẫn bảo ko thích học thì ok, học nghề.
Mấy đứa ko thích học ép nó học cho mất tiền. Học ra rồi cũng chẳng dc việc tử tế đâu
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,766
Động cơ
72,582 Mã lực
2023 mà nhiều cụ mợ vẫn thần thánh cái bằng đại học made in vn nhỉ. Ko lẽ e nói kiến thức rác rưởi để bị các cụ chửi nhưng chả thấy từ nào nhẹ nhàng và trúng hơn :)
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,139
Động cơ
69,568 Mã lực
Chi phí ăn ở sinh hoạt nó mới tốn mợ ạ. Ở ta hay tây cũng vậy thôi. Vừa rồi e nhập học cho 2 đứa cháu. Thuê nhà 4,5tr/th. Tiền học gần 40tr/ năm. Tiền sinh hoạt mỗi tháng 5-6tr nữa. Trong khi bố mẹ ở tỉnh lương 3 cọc 3 đồng. E bảo suy nghĩ kỹ chưa? Học xong liệu có xin nổi việc ko thì a/chị bảo đời m ko dc học đại học nên muốn cho con có cái bằng. Nhỉn 2 ông cháu vừa dốt vừa lười mà e ngán ngẩm. Bảo chăm chỉ giỏi giang thì đầu tư. Phải con e thế e hướng cho học nghề luôn. Chọn lấy một cái nghề yêu thích mà học.
Như này là bố mẹ không đánh giá đúng tình huống và chiều con quá đà rồi. Đặt thẳng vấn đề với nó là bố mẹ chỉ có năng lực ngần này (ví dụ học phí 4 năm và nuôi ăn ở 1 năm) con tự quyết định. Cứ coi như đi du học đi.
P/s: Cá nhân e thì e vẫn hướng cho con e có bằng đại học còn sau làm đúng nghề đó hay không thì không quan trọng. Tư duy của một người đã từng học thực sự qua trường đại học nó vẫn khác.
 

duongtver

Xe tăng
Biển số
OF-79591
Ngày cấp bằng
5/12/10
Số km
1,147
Động cơ
444,636 Mã lực
Thống kê 97% đỗ đại học thì ko hiểu giờ tuyển đại học còn dễ hơn thi cấp 3 thật.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,692 Mã lực
Như này là bố mẹ không đánh giá đúng tình huống và chiều con quá đà rồi. Đặt thẳng vấn đề với nó là bố mẹ chỉ có năng lực ngần này (ví dụ học phí 4 năm và nuôi ăn ở 1 năm) con tự quyết định. Cứ coi như đi du học đi.
P/s: Cá nhân e thì e vẫn hướng cho con e có bằng đại học còn sau làm đúng nghề đó hay không thì không quan trọng. Tư duy của một người đã từng học thực sự qua trường đại học nó vẫn khác.
Có một vấn đề là đa số những người bố mẹ ở ta ko hiểu được khả năng của con mình nên định hướng giáo dục và định hướng tương lai sai.
Con thì đi học tối ngày, gần như những năm đi học ko làm gì hết, bố mẹ thì tối mặt lao động nuôi con nên chỉ đánh giá con qua điểm số và thứ hạng trong lớp nên thường quá ảo tưởng về khả năng của con mình.
Anh trai tôi có hai đứa con, anh tự hào về chúng lắm, luôn nói chúng học tốt vì có thứ hạng tốt trong lớp. Vì nhiều khía cạnh trong thực tế nên tôi ko tin, tôi cho con bé nhà tôi (học sau chị lớn 1 năm và trên chị bé 1 năm) kiểm tra cả hai chị hầu hết các môn toán lý hóa và Anh...và nó đưa ra kết luận: Các chị rất kém, khả năng tiếp thu chậm, tư duy hạn chế!
Sau đó tôi tư vấn cho anh rất nhiều về tương lai và hướng giáo dục chúng nhưng anh ko tin, vẫn lăn lóc làm cho chunbgs có thời gian học thêm tối ngày. Kết quả khi thi TN con chị 16 điểm, con em 17 cộng thêm ko làm nổi cả việc nhà, làm thuê ở đâu người ta cũng chán!
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,220
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Em mới khuyên đứa cháu con đứa em bảo, nếu thi được vào mấy trường top đầu như NT, BK, KTQD... Thì học ĐH. Chứ mấy trường nhàng nhàng thì thi chứng chỉ xkld Korea( lương được 1-2k tháng gồm cả làm thêm). Sang đó cố gắng biết thêm ít tiếng sau về VN làm cho Korea cũng ổn. Nói chung mỗi người suy nghĩ khác nhau nhưng có học thì vẫn tốt.
 

TU160M2

Xe tăng
Biển số
OF-727513
Ngày cấp bằng
30/4/20
Số km
1,241
Động cơ
17,561 Mã lực
Có gì đâu mà không bình thường hả bác?
Theo bác, trong số 118.000 thí sinh ấy, có bao nhiêu bạn chỉ đăng ký cho vui, và sức học không thể theo nổi chương trình Đại học, dù đã có cơ chế Bao đậu từ bao nhiêu thập kỷ nay???

Tôi đoán mò, độ 80%, dựa trên tỷ lệ tân kỹ sư và đặc biệt là tân cử nhân mà tôi đã gặp. Một tỷ lệ lớn là không biết gì - với tư cách cử nhân.
Một tỷ lệ lớn hơn chia sẻ: tụi em và đồng đội chơi nhiều hơn học, với đủ thứ trò bậy bạ quen thuộc.

Thế nên, tôi đánh giá, chỉ có 118.000 bạn bỏ không thèm nhập học, là 1 tỷ lệ quá thấp; nên cao hơn nhiều.
Cách đây 10 năm đã vậy rồi cụ, bây giờ lớp trẻ còn tệ hơn ngày xưa, tư duy ý thức nhiều lúc còn kinh khủng hơn, học ra không biết gì là chuyện thực tế bây giờ rồi.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,139
Động cơ
69,568 Mã lực
Có một vấn đề là đa số những người bố mẹ ở ta ko hiểu được khả năng của con mình nên định hướng giáo dục và định hướng tương lai sai.
Con thì đi học tối ngày, gần như những năm đi học ko làm gì hết, bố mẹ thì tối mặt lao động nuôi con nên chỉ đánh giá con qua điểm số và thứ hạng trong lớp nên thường quá ảo tưởng về khả năng của con mình.
Anh trai tôi có hai đứa con, anh tự hào về chúng lắm, luôn nói chúng học tốt vì có thứ hạng tốt trong lớp. Vì nhiều khía cạnh trong thực tế nên tôi ko tin, tôi cho con bé nhà tôi (học sau chị lớn 1 năm và trên chị bé 1 năm) kiểm tra cả hai chị hầu hết các môn toán lý hóa và Anh...và nó đưa ra kết luận: Các chị rất kém, khả năng tiếp thu chậm, tư duy hạn chế!
Sau đó tôi tư vấn cho anh rất nhiều về tương lai và hướng giáo dục chúng nhưng anh ko tin, vẫn lăn lóc làm cho chunbgs có thời gian học thêm tối ngày. Kết quả khi thi TN con chị 16 điểm, con em 17 cộng thêm ko làm nổi cả việc nhà, làm thuê ở đâu người ta cũng chán!
Đánh giá năng lực của một đứa trẻ rất khó mà cụ nhất là con mình thì bao giờ cũng bị những cảm xúc chủ quan chi phối. Điểm số trên lớp giờ cũng không còn nhiều tính tin cậy như trước nữa rồi, và nói chung có một cái phải nhạy cảm với nhận ra là điểm số đó (giả sử là công chính) là do nó học thêm nhiều thành phản xạ hay là nó thực sự hiểu kiến thức đó một cách sâu sắc và ứng dụng vào bài tập một cách nhuần nhuyễn - 2 thứ này rất dễ nhầm lẫn ở mức phổ thông (mức chuyên thì thường không mắc). Cá nhân em cho một đứa trẻ c3 một quyển sách giáo khoa trên nó một lớp và yêu cầu nó tự học tập trung trong 2 tuần nếu nó có thể hiểu tự hiểu 60-80% thì coi như nó có khả năng học đại học. Ngoài ra thì phải cân nhắc.
p/s: Chuyện việc nhà thì mỗi đứa trẻ đến 18 tối thiểu phải vận hành được một cái nhà ở mức cơ bản + các hoạt động thể thao, nghệ thuật (vì cuộc đời này vốn rất chán) nên nếu nó dành toàn bộ thời gian học sinh chỉ để học và học thì trừ phi nó có khả năng từ giải nhì thành phố đổ lên thì mới tạm gọi là ổn vì thời gian hao phí của nó quá nhiều cho một thứ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top