Chơi dù lượn ở núi Linh Trường!
Cùng hòa mình vào khoảng không gian vô định, các bạn trẻ đam mê bộ môn dù lượn đã có một trải nghiệm thú vị trên biển Hải Tiến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), nơi được coi là địa điểm đẹp nhất miền Bắc cho môn thể thao mạo hiểm này.
Tháng 6 là mùa đẹp nhất trong năm bởi đây là thời điểm đạt chuẩn tối đa về thời tiết và tốc độ gió.
Thiết bị cần thiết đi kèm trong những chuyến bay bằng dù lượn không thể thiếu đó là máy đo gió, bộ đàm liên lạc trên không.
Thông thường, tốc độ gió khoảng 3-4 m/giây là đạt độ an toàn khi bay.
Mỗi sợi dây dù nhỏ đều có thể chịu được trọng lượng lớn.
Dù trải trên một mặt phẳng để khi người bay tung dù có thể đón nhiều gió nhất mà không bị vướng vào chướng ngại vật.
Thành viên của đội dù lượn hầu hết là người có nhiều kinh nghiệm.
Theo anh Chung, một vận động viên (VĐV) bay dù; môn thể thao này đòi hỏi lòng đam mê và kiên trì tập luyện bởi đây là môn thể thao mạo hiểm kén người chơi.
Một VĐV, để có thể tự bay, phải học bài bản qua nhiều buổi học cơ bản, hàng chục lần bay thử với phi công có kinh nghiệm.
Có những trường hợp người học chỉ sau 10 giờ đã biết bay, nhưng cũng có người học đến 3 tháng vẫn chưa thể bay đơn điều đó sẽ phụ thuộc vào trình độ tiếp thu và tố chất thể lực mỗi người, vì vậy thời gian để đạt được cùng một kết quả bài tập không đồng đều.
Bay đôi là hình thức bay hai người trên cùng 1 dù (Tandem), người ngồi sau là huấn luyện viên. Bay đôi được xem là hình thức làm quen tốt nhất đối với môn dù Lượn áp dụng cho những người muốn thử cảm giác bay và cho những học viên muốn tham gia lớp học dù Lượn. Bay đôi không đòi hỏi hành khách về thể lực và kinh nghiệm bay, chỉ cần chạy được 10 mét, cân nặng từ 40-100kg và không mắc chứng viêm khớp, bệnh tim mạch hay cao huyết áp, nhồi máu cơ tim là có thể bay.
Núi Linh Trường thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đây được coi là điểm bay đẹp nhất miền Bắc bởi thời tiết phù hợp.
Với nhiều điểm nuôi ngao...
Điểm xuất phát và phong cảnh tuyệt đẹp có rừng,
Biển, đồng ruộng và sản xuất muối.
Cửa biển Lạch Trường nằm giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Địa hình nơi đây được nhiều ưu đãi với đầy đủ núi, sông, biển và cả những ruộng đồng bằng phẳng, phì nhiêu (gồm ruộng lúa, ruộng màu, ruộng muối, khu nuôi ngao) chính vì thế đây được coi là điểm bay dù lý tưởng bậc nhất miền bắc cho người yêu thích môn thể thao mạo hiểm: Dù lượn.
Phóng viên Tổ quốc có may mắn trải nghiệm và ghi lại những hình ảnh buổi tập của những thành viên tham gia môn thể thao mạo hiểm này trong một ngày đẹp trời cuối tháng 7.
Đội bay dù lượn Vietwings Paragliding, những người có nhiều kinh nghiệm trong cả môn nhảy dù và dù lượn.
Dù lượn là môn thể thao mạo hiểm chính vì vậy để chơi được môn này cần sự đam mê và lòng dũng cảm. Một khuyến cáo quan trọng là môn thể thao này không dành cho người yếu tim, cao huyết áp.
Theo anh Chung, thành viên có thâm niên 4 năm gắn với môn thể thao dù lượn và hàng chục năm nhảy dù cho biết: "Môn thể thao này không quá khó chỉ mất khoảng 10 buổi học cơ bản và vài lần bay cùng phi công để trải nghiệm độ cao lấy kinh nghiệm là có thể tự bay".
Thả mình vào không trung
Thành viên của đội bay dù lượn Vietwings Paragliding đều là những người có thừa đam mê và nhiệt huyết, họ luôn hy vọng một ngày môn thể thao mạo hiểm này sẽ được đưa vào nội dung thi của các kỳ Seagames.
Phi công và hành khách lơ lửng trên bầu trời ngắm thiên nhiên non nước một cách thoải mái.
Ngồi trên dù lượn có thể nhìn thấy rõ cửa biển Lạch Trường, với dòng nước ngọt từ sông hòa vào nước biển nổi lên một màu vàng đục.
Đồng ruộng trải một màu xanh biếc xen lẫn hàng phi lao.
Những chòi nuôi ngao ven biển hiện lên sinh động.
Chiều tà có lẽ là thời khắc đẹp nhất trong ngày ở Lạch Trường.
Vài hình ảnh khác:
P/s: Những hình ảnh trên do câu lạc bộ dù lượn thực hiện, hiện ở biển Hải tiến không có dịch vụ dù lượn nên các bác đừng hiểu nhầm nhé. Môn dù lượn này là do những người đam mê họ tự tổ chức về núi Linh Trường để thực hiện thôi, theo đánh giá thì đây là điểm dù lượn đẹp nhất phía Bắc!