sao không có ai kiến nghị hoặc hỏi trực tiếp với chính các cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề nhỉ ????
Đúng là rất nhiều người Việt Nam, cho đến nay, vẫn tin rằng luật là ở miệng quan (hoặc xxx) chứ không phải ở trong các văn bản luật được Quốc hội hoặc Chính phủ phê duyệt!sao không có ai kiến nghị hoặc hỏi trực tiếp với chính các cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề nhỉ ????
Dạ, chưa chắc. Trường hợp cấm rẽ trái nhưng cho quay đầu có thể xẩy ra khi đường rẽ trái đó là đường 1 chiều. Vậy các phương tiện không rẽ trái vào đường đó, nhưng quay đầu là vẫn có thể.Quay đầu bên trái là cụ phải rẽ trái rồi còn gì .
Em nghĩ ko phải ý như bác nói. Nếu là ý như thế thì phải cắm biển hiệu lệnh chỉ đi thẳng hoặc rẽ phải kèm biển phụ hiệu lực với ô tô. Chẳng qua là bọn nó tắc trách nhổ biển cấm ô tô đầu La thành đi ô chợ dừa nhưng ko chịu nhổ biển cấm ô tô rẽ trái ở đó.Thực ra ý của GTCC là muốn ô tô không nên quay ở ngã tư vì sợ tắc đường nên cấm rẽ chỗ đó, do đó ô tô muốn rẽ vào Đê La Thành thì phải đi qua ngã tư rồi quặt ngược rẽ phải vào ĐLT. Ở đây nếu muốn không cho ô tô rẽ trái thì nên đặt biển hướng đi phải theo cho ô tô thì hợp lý hơn.
Nói thật với các cụ. Hiểu về luật và biển báo giao thông như cụ này là em pó tay chấm cơm![FONT="]Trước đây tôi đã lập ra topic “Tại sao biển cấm rẽ trái lại cấm quay đầu luôn…” Hầu hết ý kiến phản hồi đều tự suy luận rằng như thế là hợp lý hoặc nghiễm nhiên công nhận vì xxx đã phạt là phải đúng…Thực ra cũng có một bác nói rằng "Điều lệ báo hiệu đường bộ" có quy định như thế. Đúng vậy, tôi cũng đã công nhận, nhưng hôm nay tôi lại muốn cung cấp thêm cho các bác một số thông tin để hiểu rõ ràng vấn đề này, qua đó tham gia giao thông được đúng luật và tự tin hơn:[/FONT]
[FONT="]Có hai loại biển cấm rẽ trái:[/FONT]
[FONT="]* Biển "Cấm ô tô rẽ trái" số 103c được định nghĩa đơn giản là cấm các loại ô tô rẽ trái, không hề có thêm quy định cấm quay đầu đi kèm. Do vậy, gặp biển này ô tô và các phương tiện khác vẫn được quay đầu như thường. Xin trích dẫn điều lệ báo hiệu đường bộ:[/FONT]
[FONT="]3. Biển số 103a "Cấm ôtô". Biển số 103b và 103c " Cấm ôtô rẽ phải" và "Cấm ôtô rẽ trái".[/FONT]
[FONT="]Để báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định, phải đặt biển số 103 "Cấm ôtô".[/FONT]
[FONT="]Để báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng rẽ phải hay rẽ trái, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định, phải đặt biển số 103b " Cấm ôtô rẽ phải" hay biển số 103c "Cấm ôtô rẽ trái".[/FONT]
[FONT="]* Biển "Cấm rẽ trái" số 123a thì có thêm quy định cấm các loại phương tiện giao thông quay đầu đi kèm. Gặp biển này thì đúng là không được cả quay đầu lẫn rẽ trái. Xin trích dẫn điều lệ báo hiệu đường bộ:[/FONT]
[FONT="]23. Biển số 123a "Cấm rẽ trái" - Biển số 123b "Cấm rẽ phải"[/FONT]
[FONT="]a) Để báo cấm rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau, phải đặt biển số 123a "Cấm rẽ trái" hoặc biển số 123b "Cấm rẽ phải" [/FONT]
[FONT="]b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định rẽ sang phía trái hoặc phải.[/FONT]
[FONT="]Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe[/FONT]
[FONT="]c) Trước khi đặt biển cấm rẽ phải đặt biển chỉ dẫn lối đi cho xe có chỗ rẽ thích hợp[/FONT]
[FONT="]
Quy định đã rất rõ ràng. Biển 103c cấm ô tô rẽ trái, nhưng không cấm ô tô quay đầu. Biển 123a cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu.[/FONT]
Đỡ mất thời gian cãi nhau cụ nhể?vẫn còn tranh cãi & thấy vẫn bị bắt thì em xin phép đi thêm 100m nữa đến chỗ hết biển cấm thì em quay ạ
Cái chính là cụ gặp được xxx Hải phòng. Như vậy, luật ở HP được tuân thủ hơn, giao thông tốt hơn thủ đô nhiều.. Hôm xuống Hải phỏng, định rẽ trái, tự nhiên phát hiện ra cái biển cấm ô tô rẽ trái (đường đó cấm ô tô 1 chiều), thế là em xi nhan quay đầu ngay trước mặt mấy chú xxx.
Trước đây đường La thành cấm oto đi chiều Giảng Võ - Ô chợ Dừa nên người ta đặt biển cấm ô tô rẽ trái ở ngã tư Giảng Võ - La thành. Sau này bỏ cấm, cho ô tô đi 2 chiều đoạn này nhưng bọn cắm biển hoặc là ngu hoặc là cố tình ăn dơ với xxx nên cứ để cái biển cấm ô tô rẽ trái đó để làm thịt gà!
Thì nhà cháu cũng nhấn mạnh là nên đặt biển hiệu lệnh buộc ô tô phải đi thẳng rồi mà, nhưng chỗ này mà cho ô tô quay đầu thì ... chả phải nói chắc cụ cũng hiểu, tất nhiên là có thể cho quay ngoài giờ cao điểm.Em nghĩ ko phải ý như bác nói. Nếu là ý như thế thì phải cắm biển hiệu lệnh chỉ đi thẳng hoặc rẽ phải kèm biển phụ hiệu lực với ô tô. Chẳng qua là bọn nó tắc trách nhổ biển cấm ô tô đầu La thành đi ô chợ dừa nhưng ko chịu nhổ biển cấm ô tô rẽ trái ở đó.
Cụ nên xem xét phản biện dựa vào LUẬT chứ không phải chỉ làm câu theo cảm tính là botay.comNói thật với các cụ. Hiểu về luật và biển báo giao thông như cụ này là em pó tay chấm cơm!
May mà em cũng ở trong 30% các cụ trên này (theo % cụ đưa ra, chứ theo em chắc chỉ...10% thôi ) nên em dự là không phải chúng nó thừa biển .Em Vodka cụ! Em cũng suy nghĩ giống cụ và khoảng 30% các cụ ở đây, tại các ngã 4 của các đường có 2 chiều giao nhau.
Mình phải được phép làm những điều luật pháp ko cấm. Điều tưởng như ko phải tranh cãi này lại được giới luật sư triệt để tận dụng, nhất là ở xứ tây.
Khi ở tây, để lái xe, em phải học luật của họ. Em mua sách về đọc rồi thi. Học sách chứ chẳng học qua người tây hay người ta cả. Luật hướng dẫn thế nào, cứ thế mà theo. Minh là người nước ngoài, cứ phải căn cứ trên giấy mực, rõ ràng.
Về VN, em đổi bằng, và cũng mua sách về đọc và vào đây để học thêm. Em cũng chẳng học thầy nào : "cấm rẽ trái là cấm quay đầu"... Nếu Tây sang ta , mà học luật để đi đúng, thì nó phải giỏi tiếng việt hơn cả Anh em mình ý chứ. Vì ở đây, mình tranh luận mãi còn chẳng hiểu rõ tiếng việt trong luật.
Rẽ trái và quay đầu là 2 hành động về 2 hướng khác nhau. Giả sử cụ nào cãi là: Sao quay đầu lại là rẽ trái? Trong luật có điều khoản nào ghi là, muốn quay đầu thì phải rẽ trái không? Em cũng chẳng ngạc nhiên. Hơn nữa, ra tòa, luật sư có thể cãi, khi tôi quay đầu, tôi có thói quen đánh lái sang phải một chút để mở góc quay trong ngã 4...
Như vậy, lái xe ở VN, ngoài sở hữu bằng lái, có khi phải thêm bằng luật nữa nhỉ.
Nhân tiện đây, em cũng hỏi cụ nào, có suy nghĩ khác em, vì theo thầy dạy, theo luật được học trong trường đào tạo lái xe, theo trắc nghiệm... Thử giải thích cho em, tại sao tại ngã tư Trương Định - Minh Khai, bên gtcc ngoài biển cấm oto rẽ trái (103c), lại phải cắm thêm biển cấm quay đầu ở phía sau (hình thứ 2 ở link này : http://autopro.com.vn/20120326054352488ca4937/tu-van-giao-thong-nhap-nhang-phan-lan-tai-nga-tu-truong-dinh-minh-khai.chn ).
Chúc các cụ cuối tuần vui vẻ trên OF.
em thấy 2 cái biển này về nội dung cấm như nhau chứ, đối tượng thì khác thôi. cái 103 chỉ cấm oto, cái 123 cấm tất cả.
Em hầu các cụ 2 cái ảnh đây. Còn nội dung thì em ko comment gì về thông tin của cụ chinhatm đưa ra
Vâng, có khi chỉ 10% thậtMay mà em cũng ở trong 30% các cụ trên này (theo % cụ đưa ra, chứ theo em chắc chỉ...10% thôi ) nên em dự là không phải chúng nó thừa biển .
Cứ xxx nói là luật sao bác? Cái nguyên tắc "Cấm rẽ trái là ko đc quay đầu" đã xuất hiện trong luật hay quy định nào chưa hay chỉ là do các thầy dạy nói với học viên để dễ ghi nhớ, lâu dần nó thành "kinh nghiệm" phổ biến trong dân lái xe để rồi từ một nội dung quy định tại một biển báo cụ thể đã nghiễm nhiên trở thành như là một Nguyên tắc giao thông? Và "Cấm rẽ trái là ko đc quay đầu" và "Muốn quay đầu thì phải rẽ trái" như một số bác nói thì tại sao Biến 409 và 410 còn nêu rõ "Biển không cho phép rẽ trái", vậy muốn quay đầu tại mấy biển này thì các bác thao tác ra sao?Em được học: đã cấm rẽ trái là cấm luôn quay đầu, vì rằng muốn quay đầu thì trước tiên phải rẽ trái. Một lần cãi với xxx, xxx cũng giải thích như vậy.