Tượng đài Mẹ Suốt
Mẹ Suốt, tên thật
Nguyễn Thị Suốt (
1906-
1968), là một nữ anh hùng lao động trong
Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua
sông Nhật Lệ trong những năm
1964 -
1967.
Bà sinh năm
1906 tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã
Đồng Hới,
Quảng Bình. Bà sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo, thuở nhỏ đã phải đi ở suốt 18 năm. Sau
Cách mạng tháng 8, bà mới lấy chồng, làm nghề chèo đò kiếm sống. Bà sinh ra 3 người con, 2 gái, 1 trai.
Năm
1964, sau
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, bà đã 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ. Kể từ đó, trong suốt những năm
1964 -
1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.
[1]
Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm
1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày
1 tháng 1 năm
1967, bà được phong tặng danh hiệu
Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Cuối năm
1968, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, bà ngừng công việc chèo đò, di chuyển lên vùng cao hơn. Ngày
21 tháng 8 năm
1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận
bom bi oanh tạc Mỹ
[2]. Sau đó bà được Nhà nước công nhận
liệt sĩ.
Năm
1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò
[3]. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng mẹ Suốt. Bức tượng được khánh thành năm
2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến.