- Biển số
- OF-124448
- Ngày cấp bằng
- 16/12/11
- Số km
- 18
- Động cơ
- 379,480 Mã lực
Mới sưu tầm được bài viết này thấy có lý, mùa mưa đến rồi, chia sẻ lên đây để các bác nhà mình "đọc chơi" và có thêm ít kinh nghiệm xử lý khi lái xe trên đường trơn ướt, nguy hiểm. 10 kỹ năng khi lái xe trên đường ướt mà các tay lái cần ghi nhớ:
1. Kiểm tra lốp trước khi lên đường
Nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất. Để duy trì sự tiếp xúc với mặt đường, bạn nên giữ lốp xe luôn đủ áp suất, giữ mặt gai luôn tốt và thay thế lốp đã mòn hay quá nhẵn. Ở những nước châu Âu, người ta còn sử dụng loại lốp chuyên dùng để lái xe trên đường ướt, có cách cấu tạo cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo độ bám đường tốt nhất khi đi đường trơn ướt.
Nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất
2. Lưu ý độ bám đường
Những cơn mưa đầu mùa sẽ làm cho đường rất trơn, bởi vì bùn và dầu trên đường lúc khô kết hợp với nước, tạo thành một lớp trơn trượt gây khó khăn cho việc điều khiển xe. Vì vậy trong khoảng nửa tiếng đầu sau khi trời bắt đầu mưa nên giảm tốc độ chạy chậm lại để diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường trở nên lớn hơn, làm tăng độ bám đường.
3. Bảo đảm tầm nhìn tốt
Tầm nhìn khi có mưa thường bị hạn chế, do đó kính chắn gió trước mặt lái xe, gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng hơi nước. Vì vậy hãy kiểm tra và thay thế cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi trời mưa.
Giảm tốc độ, đảm bảo tầm nhìn, xử lý hệ thống phanh tốt là một số yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho bạn khi lái xe trên đường ướt
4. Kiểm tra hệ thống đèn
Các tài xế đi trên đường phải trông thấy bạn cũng như là bạn phải trông thấy họ, đó là nguyên nhân bạn phải bật đèn pha, ngay cả khi mưa nhỏ. Nếu xe bạn có đèn dùng cho ban ngày, bạn nên bật lên để những chiếc xe sau có thể thấy bạn tốt hơn. Vì vậy hãy kiểm tra để đảm bảo đèn pha, đèn sau, đèn phanh và xi-nhan vẫn hoạt động tốt. Trước mỗi chuyến đi nên lau sạch bề mặt các đèn để cung cấp độ sáng tốt nhất.
5. Xử lý hệ thống phanh
Cần luyện tập kỹ năng phanh trong điều kiện đường trơn ướt để sử dụng khi gặp trường hợp thực tế. Nếu bạn thấy mất độ bám đường, đừng hãm phanh hay quẹo (rẽ) đột ngột. Điều đó có thể làm xe bạn bị quăng đi. Nới chân ra khỏi bàn đạp phanh đến khi xe chạy chậm lại và bạn có cảm giác tiếp xúc với mặt đường trở lại.
Nếu xe có hệ thống phanh có chống bó cứng (ABS) thì việc sử dụng khá đơn giản qua các bước: đạp phanh, giữ và đánh lái. Nếu xe không có hệ thống ABS, chỉ còn cách lái xe phải học cách nhấp nhả thành thạo, đạp mạnh phanh cho tới khi bánh xe ngừng quay, rồi ngay lập tức nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi xe dừng an toàn. Để chắc chắn không phải dùng quá nhiều phanh, nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, xa hơn so với điều kiện thời tiết bình thường.
Má phanh ướt sẽ làm lực ma sát giảm. Nếu bạn vừa lái xe qua một vũng nước sâu, rất có thể má phanh đã bị ướt, hãy làm khô bề mặt tiếp xúc bằng cách nhấn nhẹ chân phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường..
6. Sử dụng điều hòa
Để tránh lượng hơi nước có trong cabin bị ngưng tụ làm mờ kính xe, nên bật điều hòa và chọn chế độ lấy gió ngoài (Fresh Air).
7. Ghi nhớ những điểm khó đi
Trên các cung đường quen, mỗi tài xế cần nhớ những điểm nào hay bị trơn trượt, để có cách đối phó phù hợp. Đồng thời cố gắng lái theo vết lốp của những chiếc xe phía trước bạn.
8. Không đánh lái mạnh
Khi đã bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái, nhưng đó là một sai lầm vì không mang lại kết quả gì, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.
9. Tránh trượt bánh sau
Nên chọn xe có hệ thống cân bằng điện tử. Nếu không, cần hạn chế những lần đánh lái gấp trên suốt quãng đường. Để làm được điều này, tại các góc cua, nếu điều kiện đường vắng vẻ, nên cố gắng chém cua hết mức, tức là dần đưa xe sang làn đối diện khi tới góc cua, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua gần như đi thẳng.
10. Dừng xe lại nếu cần
Đừng lái xe trong tình trạng mệt mỏi. Nên ngừng xe để nghỉ ngơi trong chốc lát sau khi phải đã lái xe liên tục trong vài giờ liền hoặc sau mỗi 200 km. Nếu mưa trở nên quá nặng hạt, tầm nhìn bị giới hạn đến mức bạn không thấy được mép đường hay xe khác ở khoảng cách an toàn, đó là lúc nên dừng lại và đợi cho mưa bớt đi.Tốt nhất là dừng lại ở những khu vực có thể nghỉ ngơi hay những khu vực an toàn. Nếu lề đường là lựa chọn duy nhất, nên tắp vào ngay khi có thể và đợi cho mưa bão qua đi. Giữ đèn pha luôn bật và bật luôn cả đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho những xe khác.
Box: Hãy đón chờ giải pháp lái xe an toàn trên đường trơn ướt với loại lốp tối đa khả năng bám đường trơn, tối đa khả năng điều khiển, tối đa khả năng phanh và có vệt phanh ngắn hơn 2m so với các loại lốp khác trên đường trơn sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
(Theo dantri)
Link: http://dantri.com.vn/o-to-xe-may/bi-quyet-lai-xe-tren-duong-uot-889575.htm
1. Kiểm tra lốp trước khi lên đường
Nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất. Để duy trì sự tiếp xúc với mặt đường, bạn nên giữ lốp xe luôn đủ áp suất, giữ mặt gai luôn tốt và thay thế lốp đã mòn hay quá nhẵn. Ở những nước châu Âu, người ta còn sử dụng loại lốp chuyên dùng để lái xe trên đường ướt, có cách cấu tạo cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo độ bám đường tốt nhất khi đi đường trơn ướt.
Nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất
2. Lưu ý độ bám đường
3. Bảo đảm tầm nhìn tốt
Tầm nhìn khi có mưa thường bị hạn chế, do đó kính chắn gió trước mặt lái xe, gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng hơi nước. Vì vậy hãy kiểm tra và thay thế cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi trời mưa.
4. Kiểm tra hệ thống đèn
Các tài xế đi trên đường phải trông thấy bạn cũng như là bạn phải trông thấy họ, đó là nguyên nhân bạn phải bật đèn pha, ngay cả khi mưa nhỏ. Nếu xe bạn có đèn dùng cho ban ngày, bạn nên bật lên để những chiếc xe sau có thể thấy bạn tốt hơn. Vì vậy hãy kiểm tra để đảm bảo đèn pha, đèn sau, đèn phanh và xi-nhan vẫn hoạt động tốt. Trước mỗi chuyến đi nên lau sạch bề mặt các đèn để cung cấp độ sáng tốt nhất.
5. Xử lý hệ thống phanh
Cần luyện tập kỹ năng phanh trong điều kiện đường trơn ướt để sử dụng khi gặp trường hợp thực tế. Nếu bạn thấy mất độ bám đường, đừng hãm phanh hay quẹo (rẽ) đột ngột. Điều đó có thể làm xe bạn bị quăng đi. Nới chân ra khỏi bàn đạp phanh đến khi xe chạy chậm lại và bạn có cảm giác tiếp xúc với mặt đường trở lại.
Nếu xe có hệ thống phanh có chống bó cứng (ABS) thì việc sử dụng khá đơn giản qua các bước: đạp phanh, giữ và đánh lái. Nếu xe không có hệ thống ABS, chỉ còn cách lái xe phải học cách nhấp nhả thành thạo, đạp mạnh phanh cho tới khi bánh xe ngừng quay, rồi ngay lập tức nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi xe dừng an toàn. Để chắc chắn không phải dùng quá nhiều phanh, nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, xa hơn so với điều kiện thời tiết bình thường.
Má phanh ướt sẽ làm lực ma sát giảm. Nếu bạn vừa lái xe qua một vũng nước sâu, rất có thể má phanh đã bị ướt, hãy làm khô bề mặt tiếp xúc bằng cách nhấn nhẹ chân phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường..
6. Sử dụng điều hòa
Để tránh lượng hơi nước có trong cabin bị ngưng tụ làm mờ kính xe, nên bật điều hòa và chọn chế độ lấy gió ngoài (Fresh Air).
7. Ghi nhớ những điểm khó đi
8. Không đánh lái mạnh
Khi đã bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái, nhưng đó là một sai lầm vì không mang lại kết quả gì, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.
9. Tránh trượt bánh sau
Nên chọn xe có hệ thống cân bằng điện tử. Nếu không, cần hạn chế những lần đánh lái gấp trên suốt quãng đường. Để làm được điều này, tại các góc cua, nếu điều kiện đường vắng vẻ, nên cố gắng chém cua hết mức, tức là dần đưa xe sang làn đối diện khi tới góc cua, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua gần như đi thẳng.
10. Dừng xe lại nếu cần
Đừng lái xe trong tình trạng mệt mỏi. Nên ngừng xe để nghỉ ngơi trong chốc lát sau khi phải đã lái xe liên tục trong vài giờ liền hoặc sau mỗi 200 km. Nếu mưa trở nên quá nặng hạt, tầm nhìn bị giới hạn đến mức bạn không thấy được mép đường hay xe khác ở khoảng cách an toàn, đó là lúc nên dừng lại và đợi cho mưa bớt đi.Tốt nhất là dừng lại ở những khu vực có thể nghỉ ngơi hay những khu vực an toàn. Nếu lề đường là lựa chọn duy nhất, nên tắp vào ngay khi có thể và đợi cho mưa bão qua đi. Giữ đèn pha luôn bật và bật luôn cả đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho những xe khác.
Box: Hãy đón chờ giải pháp lái xe an toàn trên đường trơn ướt với loại lốp tối đa khả năng bám đường trơn, tối đa khả năng điều khiển, tối đa khả năng phanh và có vệt phanh ngắn hơn 2m so với các loại lốp khác trên đường trơn sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
(Theo dantri)
Link: http://dantri.com.vn/o-to-xe-may/bi-quyet-lai-xe-tren-duong-uot-889575.htm
Chỉnh sửa cuối: