THÊM THÔNG TIN về MOLNUPIRAVIR và PAXLOVID !
Ngày cập nhật 28.02.2022
Molnupiravir gọi tắt là MOL
1. Ở Đức được kê đơn MOL ngày 03.01.2022, Paxlovid ngày 25.02.2022 (Anh, Mỹ thì trước đó vài tháng). Bệnh nhân mang đơn ra hiệu thuốc, đặt hàng từ đại lý, đại lý gửi thuốc đến nhà bệnh nhân.
MOL đến nay lưu hành ở Đức gần 2 tháng, những hiệu thuốc và phòng khám bác sĩ mà mình quen, vẫn chưa tìm ra một bệnh nhân nào hợp lý để kê đơn này: lý do lớn nhất là người bị nhẹ không cần thiết, người bị nặng thì vào viện, người mà có nguy cơ tiến triển nặng thì cầm được thuốc đã qua giai đoạn vàng, cộng thêm tác dụng lại thấp, nên các bác sĩ cũng cân nhắc khi kê đơn lắm.
2. MOL và PAXLOVID thành phần khác nhau, cơ chế tác dụng hơi khác nhau một chút, nhưng có cùng 1 ĐÍCH là làm giảm nhân lên của virus, từ đó làm giảm tải virus, dẫn đến giảm tiến triển bệnh nặng, giảm nhập viện, giảm tử vong 25 đến 30% nếu dùng MOL, đến 89% nếu dùng Paxlovid.
3. Chúng còn giống nhau ở thời điểm và thời gian dùng thuốc:
- Phải dùng sớm trong 5 ngày đầu tiên từ lúc mắc covid có triệu chứng. Qua thời gian vàng này thì thuốc không còn hiệu quả nữa
- Thời gian dùng cũng là 5 ngày
4. Chúng lại giống nhau về đối tượng sử dụng:
- Người có bệnh nền nhưng phải là người có nguy cơ cao tiến triển bệnh nặng, đang mắc covid có biểu hiện ban đầu nhẹ và vừa.
HAI CÂU HỎI ĐẶT RA LÀ:
1) Vì sao hai thuốc này làm giảm tỉ lệ nhập viện và giảm tử vong vậy mà lại không dùng cho mọi đối tượng?
- Trong khi MOL thì được sản xuất bán đại trà ở VN, mặc dù hiệu quả không đáng kể, nhưng nếu tính ra thì cứ 100 người dùng sẽ có 25 – 30 người có hi vọng.
- Paxlovid do hãng Pfizer giữ bản quyền, ở Đức hiệu thuốc bán theo đơn giá gần 2 triệu đồng VN. Mình đoán là nếu sau này VN mình có cũng là do nhập từ Pfizer chứ khó mà sản xuất đồng loạt như MOL hiện nay được.
Dù thế nào, đắt hay rẻ, nếu nó có hiệu quả thì cũng không thể khống chế đối tượng sử dụng như vậy.
LÝ DO: tác dụng phụ của nó không những là nhiều mà còn nghiêm trọng và chưa biết được hết.
Nên chỉ áp dụng cho người phải đối mặt giữa sinh – tử. Phải cân nhắc rủi ro và lợi ích. Cân nhắc lứa tuổi.
Ví dụ
MOL có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tinh trùng, gây đột biến, dị dạng xương và sụn cũng như nguy cơ hình thành các biến thể vi rút dễ dàng hơn, chẳng hạn như omicron, vân vân ... (nhiều thứ chưa biết hết), thì đối tượng trẻ, người trong lứa tuổi sinh sản, hoặc người còn duy trì tuổi đời lâu, bên cạnh đó họ lại khỏe hơn, nên sẽ không là đối tượng được xem xét sử dụng sản phẩm này. Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong DNA của tế bào. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Do đó thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
2) MỘT CÂU HỎI NỮA: Paxlovid ưu việt hơn MOL ở chỗ tỉ lệ hiệu quả (89% so với 30%) vậy có nên dẹp MOL mà chỉ áp dụng Paxlovid không?
Không. Paxlovid ngoài tác dụng phụ thì điều đáng nói hơn là vì có quá nhiều tương tác với các thuốc mà nhiều bệnh nhân có bệnh nền đang phải dùng. THẬM CHÍ còn tương tác với cả các thành phần trong các chất bổ sung (các bạn quen gọi là tpcn) và thảo dược, phải khai báo hết những thứ đang dùng cho bác sĩ điều trị.
Những gì chưa biết còn rất nhiều, thậm chí có những tương tác thuốc dẫn đến chết người. Dù vậy thôi, chứ cũng nhiều bệnh nhân có bệnh nền nguy hiểm mà đang phải dùng ít thuốc (như bệnh nhân ung thư giai đoạn hồi phục, không dùng thuốc gì, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chưa biến chứng, chỉ dùng mỗi Insulin, vân vân và vân vân …) thì là những đối tượng rất có lợi từ Paxlovid!!! Cảm ơn Pfizer.
Một số chất tương tác với Paxlovid có thể liệt kê dưới đây (và còn nhiều nữa).
Amiodaron
Apalutamid
Bosentan
Carbamazepin
Cisaprid
Clopidogrel
Clozapin
Colchicin ởbệnh nhân suy gan hoặc suy thận
Disopyramid
Dofetilid
Dronedaron
Eplerenon
Alcaloid nấm cựa gà
Flecainid
Flibanserin
Glecaprevir/pibrentasvir
Ivabradin
Lumateperon
Lurasidon
Mexiletin
Phenobarbital
Phenytoin
Pimozid
Propafenon
Quinidin
Ranolazin
Rifampicin
Rifapentin
Rivaroxaban
Sildenafil trong điều trị tăng áp động mạch phổi
St. John’s wort
Tadalafil trong điều trị tăng áp động mạch phổi
Ticagrelor
Vorapaxar
Alfuzosin
Alprazolam
Atorvastatin
Avanafil
Clonazepam
Codein
Cyclosporin*
Diazepam
Everolimus*
Fentanyl
Hydrocodon
Lomitapid
Lovastatin
Meperidin (pethidin)
Midazolam (đường uống)
Oxycodon
Piroxicam
Propoxyphen
Rosuvastatin
Salmeterol
Sildenafil trong điều trị rối loạn cương dương
Silodosin
Simvastatin
Sirolimus*
Suvorexant
Tacrolimus*
Tadalafil trong điều trị rối loạn cương dương
Tamsulosin
Tramadol
Triazolam
Vardenafil.... còn nhiều nữa .