- Biển số
- OF-2170
- Ngày cấp bằng
- 28/10/06
- Số km
- 4,305
- Động cơ
- 493,786 Mã lực
SG - HN còn mất 1 tuần mà cụ!Năm 1984 em từ Vinh ra Hà Nội đi tàu mất một ngày một đêm (24h
SG - HN còn mất 1 tuần mà cụ!Năm 1984 em từ Vinh ra Hà Nội đi tàu mất một ngày một đêm (24h
Thời nào cũng thế mà cụ đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại! Chỉ người đã mất là thiệt thân thôi!Em cũng thế, đau lòng quá và chán với 1 xã hội, 1 chính phủ vô trách nhiệm
đang đổ dốc mà bị giật phanh gấp thì đứt phanh là phải rồi"Trên lý thuyết, đường sắt rất an toàn vì được ưu tiên tuyệt đối và có đặc điểm độc đạo, nhưng thực tế nhiều tai nạn đã xảy ra. Những người lái tàu từ thập niên 1980 hiện vẫn không thể quên được tai nạn lật tàu thảm khốc ở Dầu Giây năm 1982. Chuyến tàu chợ định mệnh chở đầy người và hàng xuất phát từ Nha Trang về TP.HCM. Đến đoạn Dầu Giây - Trảng Bom độ dốc 15/1.000, dài 8km, bất ngờ có một hành khách cúp thắng toa để nhảy tàu."
Nếu vậy thì tàu nó phải dừng chứ nhỉ ? Cụ Euro2CityStar
Vụ này năm 79 ở chắn tàu Trần Phú cụ ạ ( ngay cửa nhà em). Chết khá nhiều nhưng cũng không đến trăm đâu. Xác xếp một dãy ở vỉa hè 34 trần phú. Hai toa tàu lồng vào nhau như bao diêmKhoảng năm 1978, ngay giữa Thủ đô, ngay chỗ Cửa Nam cũng có vụ 2 chuẩn bị vào ga hít nhau, bị chết cũng cả trăm người, xác người để ngổn ngang ở Xí nghiệp cao su Đường sắt phố Quán Sứ.
thấy bảo đứt phanh nên khi đổ dốc bị phanh ngoài kiểm soát mà cụTheo e thì tàu tăng tốc lên 200km/h thời điểm đó là hơi khó.
- Năm 1983 là năm đầu tiên em đi tàu vào phía nam. Hồi đó vẫn dùng tàu hơi nứớc là chủ yếu trên cả tuyến đường và khi leo đèo Hải vân mới thấy có đầu tàu diesel đẩy phía sau.
- Cho dù là lúc đó có chạy bằng đầu tàu diesel thì cugnx phải cần 1 đoạn dốc lớn và dài mới có thể lên dc vận tốc đó
Cụ này tỏ ra nguy hiểm qúa:
- Phanh tàu tạm gọi là má phanh áp vào vành lăn của bánh xe trước nay đều làm bằng hợp kim gang( mềm hơn gang- chưa bao giờ bằng đồng).
- Cự li hãm ở tốc độ bình thường (khoảng 50-60 kim/h) kkhảng 800 m.
- Các toa xe đều có bình gió phụ hệ thống hơi được bơm thông suốt từ đầu máy đến các toa xe đến đủ áp lực tiêu chuẩn thì hệ thống phanh của đoàn tàu mới làm việc( trước khi chạy tàu đều phải kiểm tra áp lực hơi và thử hãm, trên các toa khách các cụ đều thấy đồng hồ áp lực hơi và van hãm khẩn cấp ở đầu toa)
- Khi giật van khẩn cấp nghĩa là xả áp lưc hơi hoặc khi có sự cố đường ống hơi bị hở áp lực giảm thì các bình gió phụ ở các toa tự động cáp hơi phanh các toa xe lại.
Các cụ hình dung đầu máy hơn 1000 ngựa đang kéo mà các toa xe bị bó phanh lại trong khi trên đường sắt ma sát rất nhỏ nhất lại vào đường cong thì sẽ thế nào. Chính vì vậy hãm khẩn cấp ở các toa chỉ giành cho các nhân viên được đào tạo sử dụng thôi, thực tế nhiều người rất vô ý thức tác động gây nguy hiểm- cửa thoát hiểm của máy bay còn bị giật mở (cái này thì ở nước nào cũng như thế thôi nhưng nếu xảy ra vấn đề gì các cụ lại đổ lỗi cho chính phủ, chán.)
E chỉ biết thế thôi.
113 con người - 113 bia mộ.
Họ cũng phải là những người có thân nhân , có gia đình chứ nhỉ ?
Nhìn những bức ảnh này sao em cảm thấy Ngành Đường Sắt vô tâm đến vậy?
Có thể là nhiều năm đã qua .
Có thể là các lãnh đạo ngành , nhân viên ngành không biết đến sự tồn tại của khu nghĩa trang này. z
Nhưng thế hệ đi trước lẽ ra phải xây dựng tử tế , khang trang .
Hàng năm vào ngày thành lập hoặc ngày Tổ của ngành .
Cán bộ công nhân viên nên đến đó để thắp hương cho những người đã khuất.
Ghi nhớ bài học về vụ tai nạn khủng khiếp này, giúp răn dặn bản thân tăng động lực làm việc cẩn thận và tốt hơn.
Ai lại cư xử như vậy ?
Lãnh đạo ngành đường sắt thời kỳ này là Cụ nào các Cụ nhỉ ????
Tai nạn (có thể bị phá hoại...), người bị nạn thì cũng bị rồi. Thế còn người sống? Ngành ĐS? Bao nhiêu năm như thế họ không có trách nhiệm gì với những người xấu số, thân nhân của họ? Quá thương tâm!Đinh Đức Thiện tháng 2 năm 1980 - tháng 4 năm 1982 Bộ trưởng Bộ Giao Thông
Đồng Sỹ Nguyên tháng 4 năm 1982 - tháng 6 năm 1986
Vụ tai nạn xảy ra vào 17/3/1982 - có nghĩa là Tháng 4/1982 Cụ Đinh Đức Thiện là thôi giữ chức ???
Nhiệm kỳ Bộ trưởng lẽ ra là 4 năm.
Cụ Đinh Đức Thiện chắc vì vụ này mà phải thôi không được giữ chức chăng ?
Có nghĩa là Cụ ấy số cũng Đen đấy.
Cụ Đồng Sỹ Nguyên xử lý vụ này sao đó ...
Còn Cụ nào làm lãnh đạo trực tiếp Ngành Đường sắt em không rõ ???
Các Cụ mở rộng thông tin ...
Thông tin kém, mạng người rẽ, thờ ơ là phải. thời đó tai nạn xong chôn tại chổ rất thường.
THẬT NHANH GỌN - ĐÚNG TINH THẦN CHỈ ĐẠO.Nghĩa tử là nghĩa tận, các bác ấy được chôn cất nhanh, gọn.
Thời tiết nóng, người chết thì toàn nát bấy để nửa ngày là ôi thối hết rồi chôn nhanh là đúng rồi, những người nào có tên họ vẫn làm bia mộ đấy thây. Chỉ có điều hơi lạ là chả nhẽ những người này đều ko mang căn cước?THẬT NHANH GỌN - ĐÚNG TINH THẦN CHỈ ĐẠO.
1 số thông tin về tìm mộ ở đây, ai nhận diện được thì đã nhận rồi.Thời tiết nóng, người chết thì toàn nát bấy để nửa ngày là ôi thối hết rồi chôn nhanh là đúng rồi, những người nào có tên họ vẫn làm bia mộ đấy thây. Chỉ có điều hơi lạ là chả nhẽ những người này đều ko mang căn cước?
Cụ ko biết Minh râu à, vẫn sốngCụ này sống xuyên 3 thế kỷ !
Cụ oách thế, em có nhớ cái xe Goo`ng này, nó kêu to lắm, hồi đó em bé tí nên cứ tưởng xe này là xe dành cho công nhânCụ nhà em thì có xe riêng, đó là cái xe gòong, cải tiến từ chiếc zil 130, thay vì 4 lốp hơi là 4 bánh sắt. Cái xe này tự nó quay đầu được chứ không cần phải chui vào bàn xoay như đầu máy tàu hỏa.
Em rất thích được đi cùng cụ vì trên cái xe gòong này không thiếu thứ gì: giường chiếu, chăn màn, nồi niêu xoong chảo và đôi ba khẩu tiểu liên. Thời mà em được " bám càng " thì mấy bác phỉ đã bị tiễu trừ hết nhưng súng thì vẫn phải có vì ngần đấy người đủ thành lập một tổ chiến đấu. Cụ nhà em thì có một khẩu K54 và 1 khẩu thể thao của Tiệp. Khẩu thể thao chính là công cụ để ông kiếm thêm cho lính chút chất đạm mỗi khi vào rừng. Thường thì mỗi quệt đi công tác phải mất 3-4 hôm nên ngoài lương thực dự trữ thì cái xe gòong phải cõng thêm vài phuy nhiên liệu bởi không phải ga xép nào cũng có kho hàng.