[Funland] Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
423
Động cơ
209,150 Mã lực
bên cạnh tây Y thì cụ có thể uống chè dây hằng ngày xem, cái này cũng làm giảm triệu chứng của trào ngược, uống giống uống trà, e mua về cho vợ e mà vợ e có huyết áp thấp nên cũng chưa dám cho uống
Em cũng chưa dám dùng tự ý cụ ạ. Tuần trước uống thử 2 tuần lá vối mà không ăn thua lắm.
Tiện thể gửi các cụ link tìm hiểu bệnh này do Phó Giáo Sư viết.
Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - Thực hành trong lâm sàng (Phần 1)
một bài viết rất đầy đủ, chi tiết về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Bài viết được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thực hành lâm sàng và hoàn thiện bởi PGS.TS.TTND Nguyễn Duy Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật.
Xin mời Quý khách đón đọc!

Ảnh minh họa: Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - cùng PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thắng
Định nghĩa
Thực quản có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Thực quản có hai chức năng chính: Vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày và ngăn chặn dòng chảy ngược bằng cơ thắt thực quản, góc Hiss.
Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( Gastroesophageal Reflux Disease- GERD)
Cần phân biệt: Trào ngược dạ dày thực quản (GER): Là tình trạng sinh lý bình thường khi dịch dạ dày trào lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng dịch dạ dày trào lên thực quản có gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương thực quản, họng, thanh quản hoặc đường hô hấp.
Đồng thuận Montreal về bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Theo định nghĩa Montreal thì Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD ) là tình trạng bệnh lý khi chất trong dạ dày trào ngược gây triệu chứng khó chịu và có / hoặc gây biến chứng.
Các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật.v.v.. trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Các chất dịch này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng nhưng có biến chứng như thực quản Barrett cũng được coi là GERD. Cho phép chẩn đoán GERD dựa vào triệu chứng lâm sàng đơn thuần, không cần qua các phương pháp nội soi, xét nghiệm. Những bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi hay ợ chua cũng được xem là GERD.
trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh minh họa: Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( Gastroesophageal Reflux Disease- GERD)
Dịch tễ
Tỷ lệ người mắc bệnh ở châu Âu khác nhau, từ 10 đến 30% dân số. Ở châu Á tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, từ 4 đến 18% và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu tính theo kết quả nội soi thì ở Mỹ là 15-20%, ở Trung quốc là 5% và Nhật bản là 15%. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về GERD, nhưng ước tính tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 -15 % bệnh nhân được nội soi dạ dày thực quản.
Cơ chế bệnh sinh
Các yếu tố bảo vệ
Các cơ thắt thực quản
Bình thường dịch vị và các chất trong dạ dày không trào ngược lên thực quản được do bị ngăn lại bởi hai cơ thắt thực quản trên và dưới.
Cơ thắt thực quản trên ( UES): là một bó cơ ở đầu của thực quản. Các cơ của UES được nằm dưới sự kiểm soát có ý thức khi thở, ăn, và nôn mửa . Khi người ta nuốt thức ăn hay uống nước vào, cơ thắt thực quản trên giãn ra trong khoảng 0,2 giây sau đó co lại trong lúc nghỉ để chống trào ngược dịch và các chất trong dạ dày lên thực quản.
Cơ thắt thực quản dưới ( lower esophageal sphincter -LES): là một bó cơ ở đầu thấp của thực quản, nơi nó gặp dạ dày. Các cơ LES không nằm trong sự kiểm soát tự nguyện. Trong quá trình tiêu hóa bình thường, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra cho thức ăn đi xuống dạ dày và đóng lại để ngăn không cho thức ăn và dịch dạ dày có tính axit trào ngược trở lại thực quản. Cơ thắt thực quản dưới sẽ duy trì vùng áp lực cao hơn áp lực dạ dày tăng lên sau khi ăn để chống trào ngược. Khi nuốt thức ăn thì cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra khoảng 2 giây và khi thức ăn đi qua khoảng 3-5 giây. Mức độ nặng của trào ngược dạ dày lên thực quản phụ thuộc vào rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới cũng như loại và lượng chất lỏng đi lên từ dạ dày và tác động trung hòa của nước bọt.
Khi nào trào ngược dạ dày thực quản? Khi một hoặc cả hai cơ thắt thực quản yếu đi thì sẽ xẩy ra tình trạng chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.
Cơ chế tự bảo vệ
Nhu động thực quản có tác động làm sạch acid. Khi nhu động yếu đi thì quá trình làm sạch acid sẽ kéo dài. Acid không được làm sạch sẽ gây nên viêm thực quản. Cơ thể con người cũng có cách để bảo vệ bản thân khỏi những tác động có hại của hồi lưu và acid. Đa số trào ngược không xẩy ra trong ngày khi người ta hoạt động ở tư thế thẳng đứng. Khi ngủ với tư thế nằm nên lực hấp dẫn không còn có tác dụng. Nuốt cũng sẽ bị ngừng lại. Việc tiết nước bọt cũng giảm xuống nhiều. Do đó trào ngược sẽ xuất hiện vào ban đêm và ở tư thế nằm nhiều hơn, nhất là nằm đầu thấp.
Sức đề kháng của niêm mạc thực quản
Người ta thấy có sự cân bằng giữa acid và base ở lớp niêm mạc thực quản. Khi lòng thực quản có acid thì dòng máu đến thực quản cũng tăng lên, mang đến nhiều oxy, các chất dinh dưỡng cùng HCO3- đến và mang đi H+ cũng như carbon dioxit giúp duy trì, căn bằng các yếu tố bảo vệ và tấn công ở niêm mạc thực quản.
Các yếu tố tấn công
Chất lỏng có thể làm nóng và làm hỏng lớp lót gây viêm thực quản. Chất lỏng trào lên thực quản thường chứa axit và pepsin được sản xuất bởi dạ dày. Chất lỏng trào ngược cũng có thể chứa dịch mật đã có sẵn tại dạ dày. Dịch mật này trước đó đã được trào lên dạ dày từ tá tràng. Axit được cho là thành phần nguy hại nhất của chất lỏng trào ngược lên thực quản. Pepsin và mật cũng có thể gây tổn thương thực quản, nhưng vai trò của nó trong viêm thực quản và hậu quả không rõ ràng như vai trò của axit.
Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản - nên khám ở đâu?
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Cho đến nay nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) chưa được biết đến một cách cụ thể rõ ràng. Người ta thường nói đến một số yếu tố nguyên nhân thường gặp sau đây:
  • Do giãn tạm thời, giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới: Đây là cơ chế quan trọng nhất gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) chủ yếu do cơ hoành duy trì. Áp lực lúc nghỉ khoảng 10 - 45 mmHg, cuối thì thở ra 4 - 6 mmHg, cuối thì hít vào 10 - 20 mmHg, hít gắng sức 50 -150 mmHg. Khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu thì sẽ dẫn đến có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản.
  • Nhu động thực quản quá yếu: Không đủ sức để đẩy trở lại dạ dày các chất trào ngược lên thực quản.
  • Trào ngược tự do và trào ngược do bị stress : Cơ chế của trào ngược tự do hiện nay chưa rõ. Trào ngược tự do làm giảm pH thực quản nhưng không làm thay đổi áp lực trong dạ dày. Chỉ xẩy ra ở những bệnh nhân bị viêm thực quản nặng.Trào ngược do stress xảy ra khi có sự giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới và mở nhanh do tăng đột ngột áp lực ổ bụng ví dụ khi người bệnh cúi người, tập thể dục gập người nhanh, nín thở, ho, mặc quần thắt quá chặt.
  • Giải phẫu thực quản : Thực quản ngắn hơn bình thường, có khối u trong thực quản, sự di chuyển của cơ thắt thực quản dưới từ cơ hoành vào lồng ngực làm ngắn phần cơ thắt bên trong ổ bụng cũng gây ra hiện tượng giảm áp lực.
  • Một số yếu tố khác cũng hay được nói đến như : yếu tố gene gia đình; tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn ; tăng áp lực trong ổ bụng ; do ăn uống có nhiều rượu bia, nước có gas, thuốc lá ; do dùng thuốc NSAID, steroid; chậm làm rỗng dạ dày ; thoát vị hoành ; tình trạng tiết acid của dạ dày; H.Pylori và GERD; Túi Acid.
Triệu chứng lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng tại thực quản
Hội chứng trào ngược điển hình:
Ợ nóng ( Heart-burn )
Ợ nóng là cảm gíác nóng rát ở vùng ngực. Ợ nóng xuất phát từ sau xương ức lan lên cổ và họng. Đây là triệu chứng điển hình nhất của GERD. Chứng ợ nóng thường được miêu tả như là một cơn đau rát ở giữa ngực. Ợ nóng được mô tả như một cảm giác không thoải mái đằng sau xương ức, cảm giác nóng bỏng. Triệu chứng xuất hiện về ban đêm nhiều hơn ban ngày, tăng lên khi bệnh nhân ăn hoặc cúi gập người, ép bụng, nằm ngửa và giảm đi khi uống nước ấm và sữa. Nó có thể bắt đầu ở thượng vị hoặc có thể kéo dài ở cổ hoặc lưng. Đôi khi có thể đau rát hoặc đau tức, chứ không phải là như bị đốt. Đau nhức như vậy có thể giống với đau tim ( đau thắt ngực). Triệu chứng này xuất hiện ít nhất 2 lần trong 1 tuần. Triệu chứng tăng lên khi bệnh nhân nằm ngay sau khi ăn, vì lúc nằm không có ảnh hưởng của trọng lực nên trào ngược dễ dàng xảy ra hơn, và axit được đưa trở lại dạ dày cũng chậm hơn. Nhiều bệnh nhân bị GERD bị đánh thức ban đêm bởi các cơn ợ nóng do trào ngược. Các đợt ợ nóng có xu hướng xảy ra theo định kỳvà nó hầu như luôn luôn trở lại. Nguy cơ ung thư biểu mô thực quản tăng lên cùng với tần suất và thời gian ợ nóng ngày càng gia tăng.
Ợ trớ
Ợ trớ là cảm giác có một dòng chảy của các chất ( thức ăn, dịch, acid ...) bị trào ngược vào trong thực quản, miệng, hạ hầu. Ở hầu hết bệnh nhân GERD, thường chỉ có một lượng nhỏ chất lỏng tiếp cận thực quản, và chất lỏng vẫn còn ở đoạn thực quản dưới. Khoảng trên 90% chẩn đoán GERD trên lâm sàng dựa vào 2 triệu chứng này. Hội chứng trào ngược điển hình có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đặc trưng, không cần xét nghiệm chẩn đoán.
Đây là hai triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh minh họa: Triệu chứng lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng sau đây có thể gặp trong GERD:
  • Ợ chua và ợ ra thức ăn: Thường xuất hiện sau ăn và đặc biệt là nằm ngay sau ăn. Đây cũng là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán GERD.
  • Nuốt đau và khó nuốt: Thông thường triệu chứng này ít gặp, chỉ gặp trong trường hợp niêm mạc thực quản bị tổn thương nặng.
  • Đau tức ngực: Đau ngực không do bệnh lý tim mạch là triệu chứng phổ biến và được coi là dấu đặc trưng, quan trọng ở những bệnh nhân GERD người châu Á. Người bệnh có cảm giác đau, co thắt ở vùng ngực. Lồng ngực như bị đè ép xuống, bó chặt lại, khó thở. Đôi khi có cảm giác đâm xuyên ra phía sau lưng, lên cánh tay nên rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh tim mạch. Nguyên nhân của biểu hiện này là do axid trào ngược từ dạ dày lên thực quản đã kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên niêm mạc thực quản gây nên cảm giác đau ở vùng ngực và người bệnh nhầm là bị đau tim. Đau ngực không thể phân biệt được do đau tim thiếu máu cục bộ, có thể do GERD.
  • Khó nuốt: Khó nuốt là một sự suy giảm về việc chuyển thức ăn từ miệng vào dạ dày. Triệu chứng khó nuốt là không phổ biến ở GERD.
  • Rối loạn giấc ngủ: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường kết hợp với rối loạn giấc ngủ. Nhiều người mắc bệnh GERD có triệu chứng vào ban đêm đánh thức họ khỏi giấc ngủ. Bệnh nhân bị chứng trào ngược acid uric trong thời gian ban đêm cũng có nhiều khả năng chịu các chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, mệt mỏi ban ngày và hội chứng bồn chồn. Khoảng 10% những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có triệu chứng ban đêm. Những người có các triệu chứng ban đêm thường có chất lượng sống tồi tệ hơn những người có các triệu chứng chỉ xảy ra vào ban ngày.
Triệu chứng ngoài thực quản
Cơ chế gây tổn thương ngoài thực quản:
  • Trực tiếp:
- Lượng dịch trào lên “ quá nhiều ”
- Do dịch mật kích thích / hút vào vùng hầu họng
  • Gián tiếp:
- Yếu tố thần kinh, kích thích ( hầu , họng - TQ) gây ho
- Tăng áp lực ổ bụng : gây GERD và vòng xoáy
A. Biểu hiện đã được xác định có liên quan đến GERD
Ho mạn tính, hen phế quản, viêm thanh quản , triệu chứng đau ngực không do tim, bào mòn răng
B. Biểu hiện nghi ngờ có liên quan đến GERD
Viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa hay tái phát, xơ hóa phổi vô căn
C. Các triệu chứng khác
Khàn tiếng, buồn nôn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cảm giác vướng ở cổ
Đọc tiếp: Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - Thực hành trong lâm sàng (Phần 2)
 
Chỉnh sửa cuối:

ntphuong0411

Xe buýt
Biển số
OF-566541
Ngày cấp bằng
28/4/18
Số km
536
Động cơ
153,262 Mã lực
Tuổi
43
Bác ơi, vợ em mới đi nội soi dạ dày phát hiện ra barrett đoạn ngắn, nghe nói cái này tiền ung thư thấy hoang mang quá bác, bên bạch mai hay bệnh viện nào có chữa trị làm hạn chế phát triển thành ung thư không bác nhỉ
Viêm trào ngược dạ dày thực quản -> Barrett thực quản -> Ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Barrett thực quản phát triển thành ung thư chủ yếu gặp ở người da trắng, người da vàng tỉ lệ mắc rất, rất, rất thấp... 3 chữ rất đấy nhé. Thêm nữa, Barrett TQ còn chia thành Đoạn dài (>3cm) và Đoạn ngắn (<3cm), ung thư chủ yếu phát triển trên Barrett thực quản đoạn dài, đoạn ngắn gần như không gặp. Vì thế nên cụ đừng lo cho vợ quá nhé, chỉ cần về hỏi mẹ vợ xem ngày xưa có quen anh Tây lông nào không thoai, ke ke.
 

Jack1604

Xe đạp
Biển số
OF-822214
Ngày cấp bằng
9/11/22
Số km
19
Động cơ
51 Mã lực
Tuổi
34
Viêm trào ngược dạ dày thực quản -> Barrett thực quản -> Ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Barrett thực quản phát triển thành ung thư chủ yếu gặp ở người da trắng, người da vàng tỉ lệ mắc rất, rất, rất thấp... 3 chữ rất đấy nhé. Thêm nữa, Barrett TQ còn chia thành Đoạn dài (>3cm) và Đoạn ngắn (<3cm), ung thư chủ yếu phát triển trên Barrett thực quản đoạn dài, đoạn ngắn gần như không gặp. Vì thế nên cụ đừng lo cho vợ quá nhé, chỉ cần về hỏi mẹ vợ xem ngày xưa có quen anh Tây lông nào không thoai, ke ke.
cám ơn cụ, xưa vợ e chỉ quen mấy anh dân Tộc Kinh thôi =), đọc trên mạng toàn thấy tiền ung thư ghê quá.
 

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
423
Động cơ
209,150 Mã lực
Viêm trào ngược dạ dày thực quản -> Barrett thực quản -> Ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Barrett thực quản phát triển thành ung thư chủ yếu gặp ở người da trắng, người da vàng tỉ lệ mắc rất, rất, rất thấp... 3 chữ rất đấy nhé. Thêm nữa, Barrett TQ còn chia thành Đoạn dài (>3cm) và Đoạn ngắn (<3cm), ung thư chủ yếu phát triển trên Barrett thực quản đoạn dài, đoạn ngắn gần như không gặp. Vì thế nên cụ đừng lo cho vợ quá nhé, chỉ cần về hỏi mẹ vợ xem ngày xưa có quen anh Tây lông nào không thoai, ke ke.
Cảm ơn thông tin của bác sĩ có tâm như cụ.
Chứ không ít nơi, hở ra tí doạ này doạ nọ để bệnh nhân mua đủ thứ thuốc cụ ạ.
Chưa kể làm bệnh nhân stress mà bệnh nặng thêm.
 

Jack1604

Xe đạp
Biển số
OF-822214
Ngày cấp bằng
9/11/22
Số km
19
Động cơ
51 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn thông tin của bác sĩ có tâm như cụ.
Chứ không ít nơi, hở ra tí doạ này doạ nọ để bệnh nhân mua đủ thứ thuốc cụ ạ.
Chưa kể làm bệnh nhân stress mà bệnh nặng thêm.
1 số phòng khám có phương pháp quét barret đấy cụ, không biết quét thì có lợi hơn không, vì bản chất vẫn là chữa trào ngược, nếu không chữa hoặc hạn chế trào ngược thì có khi barret vẫn tái lại
 

bamboo111

Xe tải
Biển số
OF-744007
Ngày cấp bằng
23/9/20
Số km
216
Động cơ
38,419 Mã lực
Tuổi
34
các cụ mua thêm trà dây ở viện dược liệu uống trị HP cũng dc đó ạ, e thấy cũng đỡ, chứ e bị lâu rồi, chữa không dứt điểm được
 

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
423
Động cơ
209,150 Mã lực
các cụ mua thêm trà dây ở viện dược liệu uống trị HP cũng dc đó ạ, e thấy cũng đỡ, chứ e bị lâu rồi, chữa không dứt điểm được
cụ ơi cứ đi qua 3 P. Quang Trung, Tràng Tiền đó mua là được à cụ? cần đơn thuốc gì ko cụ?
 

Dr Ruột

Xe đạp
Biển số
OF-821488
Ngày cấp bằng
25/10/22
Số km
19
Động cơ
70 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
B6TT18 khu đô thị Văn Quán - Hà Đông - HÀ Nội
Mời cụ dùng thử sp Tinh Bột kháng tự nhiên xem. Sp này chuyên dùng cho đối tượng bị Dạ dày, tá tràng. Sp đã tham gia chương trình Thương Hiệu Bạc Tỉ mùa 5 và được 2 Shark Liên - Hưng đầu tư.
Tinh Bột Kháng Tự Nhiên Dr. Ruột bổ sung nguồn “lương thực” nuôi những vi khuẩn đường ruột có lợi, tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột. Do đó, Dr. Ruột hữu dụng cho bệnh Táo bón, đại tràng, tiêu lỏng mạn tính; rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột...
- Dùng an toàn với trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi trở lên; bà bầu bị mắc táo bón thai kỳ; người suy giảm chức năng tiêu hoá, người cao tuổi, người có bệnh lý tiểu đường...Em mời cụ tham khảo, cần hỗ trợ thì cứ nhắn cho em nhé.
 

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
9,157
Động cơ
625,197 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Thông báo.
Thu hồi lô thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản vi phạm chất lượng

Lô thuốc Viên nén bao tan trong ruột Rabesta 20 (Rabeprazol natri 20mg) vi phạm mức độ 2 nên bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi toàn quốc. Thuốc này được chỉ định điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm loét.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng vừa ký công văn thông báo thu hồi trên toàn quốc lô thuốc Viên nén bao tan trong ruột Rabesta 20 (Rabeprazol natri 20mg) do vi phạm mức độ 2. Thuốc này được chỉ định sử dụng cho người lớn để trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm loét.
Công văn được gửi đến sở y tế các địa phương và Công ty cổ phần dược - thiết bị y tế Đà Nẵng (địa chỉ: số 2 Phan Đình Phùng, quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Lô viên nén bao tan trong ruột Rabesta 20 (Rabeprazol natri 20mg) bị thu hồi có số giấy đăng ký lưu hành VN-18521-14, Số lô: V-159, ngày sản xuất: 14/2/2022, hạn dùng 13/2/2024. Sản phẩm do Stallion Laboratories Pvt. Ltd sản xuất, Công ty cổ phần dược - thiết bị y tế Đà Nẵng nhập khẩu.
Lý do thu hồi được Bộ Y tế nêu là mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan trung bình dưới 50% so với tiêu chuẩn chất lượng. Như vậy, lô thuốc trên được xác định là vi phạm mức độ 2.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần dược - thiết bị y tế Đà Nẵng phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Sở y tế, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên trang thông tin điện tử của sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Sở Y tế Đà Nẵng, Sở Y tế Hà Nội kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần dược - thiết bị y tế Đà Nẵng thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
 

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
9,157
Động cơ
625,197 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Có chứ cụ, nó thuộc nhóm bệnh lý thứ 2 gây ra bởi trào ngược DD-TQ, nhóm tổn thương ngoài thực quản (extra-esophageus reflux diseases - ex-GERD). Đại diện thường gặp của nhóm này là viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, mòn men răng. Khoảng 66,7% số ca viêm họng mạn tính là do GERD, nên BS TMH cũng thường xuyên kê đơn thuốc trào ngược DD-TQ là vì thế. Nhóm bệnh lý này thường đòi hỏi thời gian điều trị thuốc ức chế tiết acid, cũng như thời gian thay đổi lối sống dài hơn mới có thể có đáp ứng điều trị
Điều trị bằng thuốc gì và thời gian thế nào cụ?
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ ntphuong0411 ơi cho em hỏi, giữa 2 lần nội soi cần cách nhau bao lâu không ạ. Em nội soi cách đây 4 tháng thì bị viêm dạ dày, thực quản không sao uống 1 đợt thì đỡ nhưng 2 tuần nay em lại bị trào ngược, ngực hơi nóng rát và ợ hơi nhiều, bụng cứ sôi ọc oc. ( em bị trào ngược này rất lâu rồi 5-7 năm, có đợt thì đỡ có đợt lại bị, thuốc nam bắc, đông tây y đủ cả). Em đang định đi khám lại nhưng Liệu cần nội soi lại nữa không ạ?
Hiện tại để giảm triệu chứng em dùng gaviscoi uống trước ngủ và uống 1 viên nexium 40mg buổi sáng.
 

ntphuong0411

Xe buýt
Biển số
OF-566541
Ngày cấp bằng
28/4/18
Số km
536
Động cơ
153,262 Mã lực
Tuổi
43
Cụ ntphuong0411 ơi cho em hỏi, giữa 2 lần nội soi cần cách nhau bao lâu không ạ. Em nội soi cách đây 4 tháng thì bị viêm dạ dày, thực quản không sao uống 1 đợt thì đỡ nhưng 2 tuần nay em lại bị trào ngược, ngực hơi nóng rát và ợ hơi nhiều, bụng cứ sôi ọc oc. ( em bị trào ngược này rất lâu rồi 5-7 năm, có đợt thì đỡ có đợt lại bị, thuốc nam bắc, đông tây y đủ cả). Em đang định đi khám lại nhưng Liệu cần nội soi lại nữa không ạ?
Hiện tại để giảm triệu chứng em dùng gaviscoi uống trước ngủ và uống 1 viên nexium 40mg buổi sáng.
Thường thì nếu không có triệu chứng báo động VD: nôn máu, đại tiện phân đen, thiếu máu cấp tính, sụt cân bất thường... thì không cần phải nội soi lại. Tuy nhiên do Việt Nam mình giá nội soi quá rẻ và tiện làm nên cả thầy thuốc và người bệnh thường có xu hướng mong muốn nội soi sớm hơn yêu cầu. Cụ nếu không muốn soi lại thì nên quay lại khám BS kê đơn lần trước cho mình, hoặc đi khám cần mang theo kết quả nội soi và đơn thuốc cũ.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thường thì nếu không có triệu chứng báo động VD: nôn máu, đại tiện phân đen, thiếu máu cấp tính, sụt cân bất thường... thì không cần phải nội soi lại. Tuy nhiên do Việt Nam mình giá nội soi quá rẻ và tiện làm nên cả thầy thuốc và người bệnh thường có xu hướng mong muốn nội soi sớm hơn yêu cầu. Cụ nếu không muốn soi lại thì nên quay lại khám BS kê đơn lần trước cho mình, hoặc đi khám cần mang theo kết quả nội soi và đơn thuốc cũ.
Vâng, em cảm ơn cụ. Em đặt mai đăng ký bsy vân hồng khám rồi ạ.
 

Jack1604

Xe đạp
Biển số
OF-822214
Ngày cấp bằng
9/11/22
Số km
19
Động cơ
51 Mã lực
Tuổi
34
có cách nào làm cho bớt đờm ở họng do trào ngược không các bác nhỉ, hay do trào ngược lên lúc nào cũng có ạ
 

crazyboy66

Xe hơi
Biển số
OF-816986
Ngày cấp bằng
4/8/22
Số km
125
Động cơ
1,047 Mã lực
Có hiện tượng nghẹn nghẹn, vướng ở cổ họng ko cụ. E ăn xong dạo này hay bị hiện tượng trên. Em bị đau dạ dạy mãn tính ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top