Chuyện đi dự giờ cũng giống như ta đi trình bày dự án, phải diễn tập các kiểu để thấy được trường hợp tối ưu thì kết quả của công việc sẽ ra sao chứ.
Cháu thấy mấy cụ có cái nhìn rất phiến diện về giáo dục nên các cụ mới chính là nguồn gốc sâu xa của bệnh thành tích cũng như các vấn đề mà giáo dục đang gặp phải.
Cái nhìn phiếm diện về giáo dục thì đúng là mang tính phổ biến , nhưng cụ phải chỉ ra cụ thể thế nào là phiếm diện
Theo em , cái nhầm lẫn phổ biến nhất mà người ta hay mắc phải là phân biệt giữa giáo dục và đào tạo , người làm công tác giáo dục không chỉ có nhiệm vụ đào tạo con chữ mà còn là người dạy dỗ , đào tạo nhân cách cho học sinh , họ được gọi là các nhà giáo hay ngắn gọn là người Thầy
Công tác đào tạo thì chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức , kinh nghiệm , kỹ năng cho học viên , gọi là dạy nghề , ví dụ dạy lái xe , làm đầu , sửa chữa TV ... họ được gọi là giáo viên , giảng viên ... cũng có thể là Thầy vì họ dạy cả đạo đức trong nghề chẳng hạn , nhưng phần lớn là không bắt buộc
Như vậy chữ Thầy ngày nay được phân hoá nhiều hơn ngày xưa , xưa chỉ nhất tự vi sư , bán tự vi sư vì cái chữ hồi đó nó bao hàm cả con chữ và đạo làm người , bất cứ ai bắt đầu học chữ đều phải học Tam tự kinh , có nghĩa là giáo lý hay đạo làm người
Nay cái giáo lý này bị thay bằng cái khác vì nó đã trở nên lạc hậu và cổ hủ , nhưng xem ra cái khác này không rõ ràng và có hệ thống chặt chẽ bằng xưa , những luân lý hay giáo dục công dân hay 5 điều Bác dạy ... trở nên giáo điều chứ chưa được xây dựng để trở thành một hệ thống đào tạo đầy đủ và toàn diện bằng hệ giáo dục nho giáo cổ lỗ xưa
Em không bên giáo dục nên chỉ hiểu qua quít vậy