[Funland] Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc ‘‘sai lầm’’

Longfordever

Xe buýt
Biển số
OF-199456
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
913
Động cơ
465,496 Mã lực
Nếu Gấu nhà cụ bị mắc sởi rồi thì sẽ có miễn dịch suốt đời, không phải tiêm nữa. Triệu chứng của sởi thông thường biểu hiện đầu tiên bằng sốt, phát ban... nếu bé nhà cụ không có phát ban thì khả năng sốt do nguyên nhân khác. Tốt nhất vẫn nên cho cháu đi khám bác sĩ
Đa tạ cụ nhiều, cháu vẫn đang sốt 38.5 độ, mắt buổi chiều đã đỡ đỏ hơn sáng. Em chờ tới sáng mai rồi cho đi Vimec hay Thu Cúc khám vậy, Cụ Đốc có tư vấn gì cho em hay hơn ko ạ?
 

YEU_VO_HAI

Xe tải
Biển số
OF-33810
Ngày cấp bằng
23/4/09
Số km
281
Động cơ
478,490 Mã lực
Website
www.sekisuipilon.com.au
Dear Dr Chinh!
Em muốn đun nước hạt mùi phát vào các bệnh viện cho các bé lau người, nhưng vì em không rõ nội quy của các bệnh viện, sợ người ta không cho, Dr có thể hỏi giúp em là có thể phát nước hạt mùi cho các bé được không ạ, để em thu gom chai và mua hạt mùi nấu. Vì em không ở HN nên phải tìm hiểu trước khi làm tránh mất công mà không được việc ạ. Nhìn các cháu xót xa quá, ngồi yên thì ruột gan cứ rối bời lên. Em đã từng bị sởi rồi nên em không ngại vào bệnh viện ạ. Mong Dr tìm hiểu giúp em với, em cảm ơn!
Sao Min Mod không trả lời nhã ý tốt thế này ah.. Bài viết hay.. Vodka Cụ!
 

vcvtv

Xe hơi
Biển số
OF-94603
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
199
Động cơ
133,840 Mã lực
Các cụ thông thái trả lời giúp là xét nghiệm máu có phát hiện ra sởi ko và thời điểm nào xét nghiệm mới ra. Con đang sốt và nổi ban, hôm trước khám vf bác sỹ khuyên về theo dõi thêm ko xét nghiệm và khuyên tránh đến bệnh viện vì nhiều sởi nên vợ vừa gọi melatec đến xét nghiệm
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn

dcdpro

Xe hơi
Biển số
OF-76384
Ngày cấp bằng
27/10/10
Số km
126
Động cơ
421,980 Mã lực
chết, em năm nay gần 30 tuổi, chưa bị ở lần nào, liệu ko biết có sao ko nhỉ. Giờ em đi tiêm phòng có được ko, ko nhỡ đâu lại mắc thì....
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
chết, em năm nay gần 30 tuổi, chưa bị ở lần nào, liệu ko biết có sao ko nhỉ. Giờ em đi tiêm phòng có được ko, ko nhỡ đâu lại mắc thì....
Cụ nên đi tiêm đi, nếu chưa tiêm mà chẳng may bị sởi thì nguy - hay có biến chứng viêm não ở người lớn lắm đấy
 

hoangviet89

Xe tải
Biển số
OF-86875
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
306
Động cơ
411,357 Mã lực
Nơi ở
trên mọi nẻo đường
cụ ơi sao thời sự lại nói là sau tiêm 1 tháng vacxin với có tác dụng. cụ thì nói là 72h. em đang băn khoăn chỗ này
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
cụ ơi sao thời sự lại nói là sau tiêm 1 tháng vacxin với có tác dụng. cụ thì nói là 72h. em đang băn khoăn chỗ này
Cụ đọc kỹ nhé
8. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?

Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Tức là vắc xin bắt đầu có tác dụng kích thích sinh kháng thể trong vòng 72h, lượng kháng thể sinh ra đủ để bảo vệ cơ thể phải tối thiểu 14 ngày, tối đa 28 ngày
 

sodoph2013

Xe máy
Biển số
OF-203139
Ngày cấp bằng
22/7/13
Số km
99
Động cơ
321,900 Mã lực
Chào bác,
Bác cho em hõi mũi ROR có phải là mũi sởi-quai bị-rubella ko ạ. Em thấy mọi người thường dùng là MMR. Trong khi trong sổ con em ghi là ROR, ko biết có chính xác ko ah. Vì lâu rồi nên em cũng ko nhớ chính xác ạ.
Bác cũng cho em hỏi, Vì mũi 3 trong 1 hình như có nhiều hãng sản xuất, em cho con em tiêm mũi 1 của hãng này, mũi 2 của hãng khác có tốt ko ạ?

Em cảm ơn.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Vắc xin MMR: Thông tin cần thiết giúp bạn tránh ‘‘rủi ro’’ khi tiêm phòng

Bác sĩ Nội trú xin trân trọng giới thiệu các khuyến cáo của ThS. BS. Nguyễn Minh Hồng (Viện vệ sinh Dịch tế Trung ương) gửi tới. Các khuyến cáo này được tham khảo từ Thông tin Hướng dẫn về Vắc-xin của Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (Hoa Kỳ) năm 2012 và hiện tại cũng đang được áp dụng tại Việt Nam

1. Tại sao nên tiêm phòng vắc-xin?

Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, các căn bệnh này rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.

Sởi
• Vi-rút sởi gây ra phát ban, ho, chảy nước mũi, ngứa mắt, và sốt.
• Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh (co giật và nhìn chằm chằm), tổn thương não, và tử vong.

Quai bị
• Vi-rút quai bị gây ra sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mất cảm giác ngon miệng, và sưng hạch.
• Bệnh này có thể dẫn đến điếc, viêm màng não (nhiễm trùng màng bọc não và tủy sống), sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, và đôi khi gây vô sinh.

Rubella (bệnh sởi Đức)
• Vi rút rubella gây phát ban, viêm khớp (chủ yếu ở phụ nữ), và sốt nhẹ.
• Nếu một phụ nữ bị rubella trong khi đang mang thai, cô ấy có thể bị sẩy thai hoặc em bé sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Các bệnh này lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Quý vị có thể dễ dàng nhiễm bệnh do ở quanh một ai đó đã bị nhiễm bệnh.

Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (measles, mumps, and rubella hay MMR) có thể bảo vệ trẻ em (và người lớn) khỏi cả ba căn bệnh này.

Nhờ các chương trình tiêm chủng vắc-xin thành công, những căn bệnh này ở Mỹ cũng như Việt Nam ít phổ biến hơn nhiều so với trước đây. Nhưng nếu chúng ta ngừng tiêm chủng vắcxin, các căn bệnh này sẽ quay trở lại.


2. Ai nên được tiêm vắc-xin MMR và khi nào?

Trẻ em nên được tiêm phòng 2 liều vắc-xin MMR:
– Liều thứ nhất: 12-15 tháng tuổi
– Liều thứ hai: 4-6 năm tuổi (có thể được tiêm sớm hơn, nếu cách liều thứ 1 ít nhất 28 ngày)

Những trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, đang ở trong vùng dịch mà chưa được tiêm vắc-xin MMR thì cần được tiêm phòng một mũi, sau đó tiêm mũi 2 lúc 15 - 18 tháng tuổi, và mũi 3 sau mũi 2 từ 3 - 5 năm

Người lớn cũng nên được tiêm vắc-xin MMR: bất cứ ai trên 18 tuổi nên tiêm phòng ít nhất một liều vắc-xin MMR nếu chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ, trừ khi họ có thể chứng minh rằng họ hoặc đã được tiêm phòng hoặc đã mắc tất cả ba bệnh này.

3. Một số người không nên tiêm vắc-xin MMR hoặc nên đợi

• Bất cứ ai đã từng bị phản ứng dị ứng đe dọa tới tính mạng với neomycin kháng sinh, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vắc-xin MMR đều không nên tiêm phòng vắc-xin này. Hãy cho bác sĩ biết nếu quý vị có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào.

• Bất cứ ai đã từng bị một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng đối với liều vắc-xin MMR hoặc MMRV trước đó không nên tiêm thêm một liều khác.

• Một số người bị bệnh tại thời điểm dự kiến sẽ tiêm có thể nên chờ cho tới khi họ phục hồi trước khi tiêm vắc-xin MMR.

• Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin MMR. Phụ nữ mang thai cần phải chủng ngừa nên chờ cho đến sau khi sinh. Phụ nữ nên tránh mang thai trong 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin MMR này.

• Hãy báo cho bác sĩ biết nếu người được tiêm vắc-xin:
- Bị HIV/AIDS, hoặc một bệnh khác có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
- Đang được điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid
- Bị bất kỳ loại ung thư nào
- Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc
- Đã từng có số lượng tiểu cầu thấp (chứng rối loạn máu)
- Đã tiêm một vắc-xin khác trong vòng 4 tuần qua
- Đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác mới gần đây

Bất kỳ nguyên nhân nào kể trên đều có thể là lý do để không được tiêm vắc-xin, hoặc trì hoãn việc tiêm chủng cho đến sau này.

4. Có những rủi ro gì từ vắc-xin MMR?

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Nguy cơ của vắc-xin MMR gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc tử vong là rất nhỏ.

Tiêm vắc-xin MMR an toàn hơn nhiều hơn so với việc bị mắc sởi, quai bị, hoặc rubella.

Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với vắc-xin này.

Các vấn đề nhẹ
• Sốt (có 1 trong số 6 người)
• Phát ban nhẹ (khoảng 1 trong số 20 người)
• Sưng hạch ở má hoặc cổ (khoảng 1 trong số 75 người)

Nếu các vấn đề này xảy ra, thường chúng xuất hiện trong vòng 6-14 ngày sau khi tiêm. Các vấn đề này thường xảy ra ít hơn sau liều thứ hai.

Các vấn đề ở mức độ trung bình
• Động kinh (co giật hoặc nhìn chằm chằm) do sốt gây ra (khoảng 1 trong số 3.000 liều)
• Đau nhức và cứng khớp tạm thời, hầu hết ở nữ giới tuổi thiếu niên hoặc người lớn (lên đến 1 trong số 4)
• Số lượng tiểu cầu thấp tạm thời, mà có thể gây ra chứng rối loạn đông máu (khoảng 1 trong số 30.000 liều)

Các vấn đề nghiêm trọng (rất hiếm)
• Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ít hơn 1 trong số một triệu liều)
• Một số vấn đề nghiêm trọng khác đã được báo cáo sau khi trẻ được tiêm vắc-xin MMR, bao gồm:
- Điếc
- Động kinh, hôn mê, hoặc suy giảm nhận thức dài hạn
- Tổn thương não vĩnh viễn

Các trường hợp này rất hiếm đến mức khó có thể cho rằng liệu các vấn đề này có phải là do vắc-xin gây ra hay không.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu có một phản ứng nghiêm trọng?

Tôi nên theo dõi những gì?
• Bất kỳ tình trạng bất thường nào, như sốt cao hoặc hành vi bất thường. Các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, khàn giọng hoặc thở khò khè, phát ban, xanh xao, suy nhược, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.

Tôi nên làm gì?
• Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ ngay lập tức.
• Hãy kể lại cho bác sĩ biết điều gì đã xảy ra, ngày và thời gian xảy ra và đã được tiêm vắc-xin khi nào.

6. Tôi có thể tìm hiểu thêm về bệnh sởi và vắc-xin MMR bằng cách nào?
• Hãy hỏi bác sĩ của bạn.
• Hãy gọi điện cho sở y tế địa phương của bạn.
• Hãy liên hệ với Chương trình tiêm chủng mở rộng tại website: www.tiemchungmorong.vn hoặc,
• Gửi email tới địa chỉ yteduphong@gmail.com để được giải đáp

ThS. BS. Nguyễn Minh Hồng
Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
 

me.muop

Xe tăng
Biển số
OF-157206
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
1,189
Động cơ
359,310 Mã lực
Nơi ở
Trên giàn Mướp
Con em đợt này là tiêm mũi 2 nhắc lại mà ko có thuốc để tiêm liệu có dễ nhiễm bệnh ko các bác :((
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
4,602
Động cơ
332,248 Mã lực
Đọc rất nhiều mà vẫn không thấy nghiên cứu nào về miễn dịch cho trẻ tiêm mũi đầu muộn sau 18 tháng. Cụ dr chinh có nghiên cứu nào cho em xem với nhé?
 

mebaoemyeuanh

Xe hơi
Biển số
OF-54004
Ngày cấp bằng
31/12/09
Số km
146
Động cơ
450,728 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu iem mới nói !
Thông tin có ích quá, cám ơn cụ chủ thớt, em đang phấp phỏng mong qua cái đợt dịch sởi này quá vì con em mới đc gần 3 tháng tuổi chưa tiêm tiếc gì cả ạ. lo lắm, giờ chỉ thiếu nước cho con vào lồng kính để bảo vệ con nữa thôi
 

Bo Bin

Xe đạp
Biển số
OF-311661
Ngày cấp bằng
14/3/14
Số km
22
Động cơ
297,720 Mã lực
Bài viết bổ ích quá, đợt này đang dịch, mà con e sốt 2 ngày rùi, chưa thấy phát ban, cứ lo lo.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Những hình ảnh của WHO về tình hình kiểm soát dịch sởi tại Việt Nam

Từ đầu năm 2014, Việt Nam đã thông báo có hơn 3.500 trường hợp nhiễm sởi đã được khẳng định. Hơn 86% số người nhiễm sởi chưa được tiêm chủng hoặc tình trạng tiêm chủng không rõ.

WPRO | Measles Control in Viet Nam

“Tiêm chủng rất quan trọng để làm giảm tử vong trẻ em tại Việt Nam”, Tiến sĩ Takeshi Kasai nói, ông là đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. “Sự bao phủ tiêm vắc-xin phòng bệnh cao đối với sởi ở trẻ em tại Việt Nam sẽ ngăn chặn được sự lây lan rộng của bệnh, và sẽ phá vỡ tính chu kỳ của những trường hợp sởi gần đây nhất.”


Kể từ đầu năm 2014, một số lượng lớn các trường hợp nhiễm sởi lan rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội đã báo cáo có hơn 1.280 trường hợp nhiễm sởi và hơn 100 trường hợp tử vong do biến chứng liên quan tới sởi.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Nhiều trẻ em tới điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội có tình trạng sức khỏe nền như bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa và dị tật bẩm sinh.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Trẻ em có tình trạng sức khỏe nền có nguy có bị biến chứng nặng liên quan tới sởi như viêm phổi, tiêu chảy, và viêm não.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội thảo luận những trường hợp bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực trẻ em mới được thành lập gần đây nhất về phương pháp điều trị bệnh nhi nhiễm sởi nghiêm trọng.
Ảnh: WHO Việt Nam/L. Ngo-Fontaine


Nhiều trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì mắc sởi khi mới dưới 9 tháng tuổi và hơn 50% số trẻ này đến từ Hà Nội.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Bệnh nhi Phát 11 tháng tuổi, đa mất người anh sinh đôi của mình 2 tuần trước vì biến chứng liên quan tới sởi. Hiện tại cháu đang dần hồi phục vì viêm phổi.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Với sự hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam, một đơn vị hồi sức tích cực trẻ em mới dành riêng cho bệnh nhi mắc sởi đã được xây dựng trong bệnh viện để làm giảm sự đông đúc và cho phép cha mẹ vào chăm sóc cho con cái mắc sởi của họ.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Hơn 86% trẻ em mắc sởi trên khắp Việt Nam không được tiêm chủng hoặc tình trạng tiêm chủng không rõ. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất mà mọi người có thể thực hiện để tự bảo vệ mình và bảo vệ con cái của mình.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Virus sởi dễ lây đến nỗi khi vào một nơi đông đúc giống như bệnh viện thì rất khó khăn giữ bệnh nhân được cách ly và khó có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Bộ Y tế Việt Nam đã huy động thêm thiết bị và nhân sự để giúp kiểm soát sự lây nhiễm và điều trị bệnh nhi trong bệnh viện.
Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung


Các bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc suốt ngày đêm để kiểm soát sự lây nhiễm của sởi, và giảm mức độ nặng của bệnh và tử vong. WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam kể từ khi những trường hợp sởi đầu tiên được báo cáo trong nước. Các cán bộ kỹ thuật của WHO đang hỗ trợ việc giám sát bệnh của các bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ảnh: WHO Việt Nam/TV. Hung

WHO Việt Nam
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
 

bonongcoc

Xe buýt
Biển số
OF-84613
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
597
Động cơ
411,326 Mã lực
Nơi ở
VN
Đọc rất nhiều mà vẫn không thấy nghiên cứu nào về miễn dịch cho trẻ tiêm mũi đầu muộn sau 18 tháng. Cụ dr chinh có nghiên cứu nào cho em xem với nhé?
Nhà em cũng giống nhà cụ này. Em tiêm cho cháu mũi 1 lúc 18,5 tháng, muốn tiêm luôn mũi 2 sớm thì nên tiêm lúc nào là tốt nhất.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,153
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Đọc rất nhiều mà vẫn không thấy nghiên cứu nào về miễn dịch cho trẻ tiêm mũi đầu muộn sau 18 tháng. Cụ dr chinh có nghiên cứu nào cho em xem với nhé?
Nhà em cũng giống nhà cụ này. Em tiêm cho cháu mũi 1 lúc 18,5 tháng, muốn tiêm luôn mũi 2 sớm thì nên tiêm lúc nào là tốt nhất.
Nếu các bé đã tiêm được mũi đầu ở độ tuổi 15 - 18 tháng là được rồi, mũi 2 lúc 4 - 5 tuổi, mũi 3 lúc 18 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể tiêm bổ sung một mũi khi ở vùng dịch và đảm bảo nguyên tắc mũi bổ sung cách mũi đầu ít nhất 28 ngày. Việc tiêm vắc xin trước 9 tháng thực sự sẽ tạo miễn dịch rất kém, vẫn phải tiêm nhắc lại mũi 2 lúc 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, vì hiện đang có dịch nên vẫn có thể tiêm mũi đầu lúc 6 - 9 tháng và bổ sung mũi 2 lúc 12 - 18 tháng (Bộ Y tế Việt Nam đã đồng ý rồi)
 

Jade H

Xe máy
Biển số
OF-312246
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
69
Động cơ
297,450 Mã lực
Nhà em cũng giống nhà cụ này. Em tiêm cho cháu mũi 1 lúc 18,5 tháng, muốn tiêm luôn mũi 2 sớm thì nên tiêm lúc nào là tốt nhất.
Đọc từ đầu tới giờ thì mình thấy bs thường khuyên:
1- Tiêm ngay mũi 2 (với điều kiện mũi 1 đã tiêm trước đó 1-2 tháng (không nhớ rõ))
2- Nếu không muốn tiêm mũi 2 ngay thì cách li con hoàn toàn khỏi các nguồn dịch.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
4,602
Động cơ
332,248 Mã lực
Nếu các bé đã tiêm được mũi đầu ở độ tuổi 15 - 18 tháng là được rồi, mũi 2 lúc 4 - 5 tuổi, mũi 3 lúc 18 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể tiêm bổ sung một mũi khi ở vùng dịch và đảm bảo nguyên tắc mũi bổ sung cách mũi đầu ít nhất 28 ngày. Việc tiêm vắc xin trước 9 tháng thực sự sẽ tạo miễn dịch rất kém, vẫn phải tiêm nhắc lại mũi 2 lúc 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, vì hiện đang có dịch nên vẫn có thể tiêm mũi đầu lúc 6 - 9 tháng và bổ sung mũi 2 lúc 12 - 18 tháng (Bộ Y tế Việt Nam đã đồng ý rồi)
Con nhà em 25 tháng mới tiêm cơ cụ, vậy thì mũi 2 nên tiêm lúc nào? Miễn dịch có tạo được như tiêm cho trẻ 12-18 tháng không?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top