[Funland] Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc ‘‘sai lầm’’

hacide

Xe tăng
Biển số
OF-24420
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,243
Động cơ
503,530 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Nội

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Vẫn có thể mắc bệnh sởi ngay cả khi đã được tiêm vắc xin phòng bệnh

Trên tờ Daily Beast gần đây có thông báo rằng một phụ nữ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ mà vẫn bị nhiễm bệnh và đã tiếp xúc với 88 người khác, 4 người trong số đó cũng bị mắc bệnh có tính chất lây lan mạnh này, đặc biệt 2 trong số 4 người mắc bệnh cũng đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.

Gần đây có rất nhiều người hỏi tôi về thông tin vẫn có thể bị bệnh sởi ngay cả khi đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Để có thêm thông tin và lời giải thích khoa học của các chuyên gia trên thế giới, tôi đã đi tìm và thấy trên tờ báo Daily Beast gần đây có thông báo rằng một phụ nữ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ mà vẫn bị nhiễm bệnh và đã tiếp xúc với 88 người khác, 4 người trong số đó cũng bị mắc bệnh có tính chất lây lan mạnh này, đặc biệt 2 trong số 4 người mắc bệnh cũng đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Ngay sau đó, tôi đã tìm được bài phỏng vấn hai chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ trên tờ báo 89.3KPCC của Đài phát thanh Nam California, Mỹ. Nay xin dịch lại để giới thiệu với các bạn.

ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: www.bacsinoitru.vn

Trong bối cảnh dịch sởi hiện nay ở California, chúng tôi (phóng viên của Đài phát thanh Nam California) đã nói chuyện với 2 nhà dịch tễ học để làm sáng tỏ một số câu hỏi về bệnh sởi và vắc xin.


Vắc xin MMR ngăn ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella có hiệu quả như thế nào?

“Vắc xin có hiệu quả đạt 95% trong việc ngăn ngừa bệnh”, Tiến sĩ Rutherford1 nói
1 Trưởng khoa Dịch tễ học và Thống kê Sinh học tại Trường Y khoa UCSF, Đại học Canifornia, San Francisco
Điều đó có nghĩa rằng 5% trẻ em đã được tiêm vắc xin phòng bệnh lúc 1 tuổi sẽ không tạo được miễn dịch. Tỷ lệ thất bại của vắc xin giảm khi trẻ em được tiêm liều vắc xin thứ 2 trước tuổi đi học. Rutherford nói thêm “cũng cần khuyến cáo trẻ em tiêm nhắc lại liều vắc xin thứ 3 trước độ tuổi vào đại học để làm giảm hơn nữa tỷ lệ thất bại của vắc xin”

Điều gì khiến cho vắc xin thất bại trong việc ngăn ngừa bệnh?

“Sự thất bại trong việc ngăn ngừa bệnh của vắc xin rất hiếm, nhưng có thể có vấn đề với bản thân của vắc xin, hoặc có thể nhân viên y tế đã sử dụng sai nó, hoặc nó không được bảo quản đúng cách – nhiều loại vắc xin phải được giữ lạnh (bảo quản trong tủ lạnh), hoặc có thể vắc xin đã không thực sự được tiêm và nhân viên y tế đã ghi chép không chính xác vào sổ theo dõi tiêm chủng (hồ sơ y tế). Cũng có thể do kháng thể trong sữa mẹ đã ngăn chẵn vắc xin”, Rutherford nói

Trên tờ Daily Beast đã thông báo rằng một phụ nữ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ nhưng vẫn bị bệnh sởi. Cô ấy đã truyền bệnh cho 4 người khác, 2 trong số 4 người này cũng đã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Làm thế nào mà điều đó vẫn có thế xảy ra?

“Những người đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ thì nên coi mình đã có miễn dịch với bệnh sởi.

Nhưng, không phổ biến, có những người không bao giờ đáp ứng với vắc xin, những người như vậy cần tiêm liều vắc xin thứ hai để có được miễn dịch đầy đủ, và tất cả những người đã có miễn dịch với bệnh sởi thì khả năng miễn dịch này sẽ suy giảm theo thời gian, vì họ không phơi nhiễm một cách tự nhiên với bệnh thêm nữa”, Rutherford nói. “Nếu một ai đó tiếp xúc rất gần với bệnh sởi, hiếm nhưng có thể xẩy ra, virus sởi sẽ vượt qua khả năng miễn dịch bảo vệ của người đó và gây bệnh.

Ngay cả trong trường hợp đó, vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi mà nó có thể gây tổn thương não và tử vong.”, Tiến sĩ Susan Huang2 nói
2 Giám đốc y tế về Dịch tễ học và Phòng chống Nhiễm trùng tại Trường Đại học Nghiên cứu Cộng đồng Irvine, Đại học California (viết tắt UC Irvine)

Tôi đã tiếp xúc với một vài người bị bệnh sởi. Tôi nên làm gì?

“Nếu bạn chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì hãy đi tiêm vắc xin ngay lập tức. Nếu bạn không biết chắc đã được tiêm rồi hay chưa, hoặc bạn không cung cấp đủ bằng chứng đã được tiêm rồi, hoặc nếu có bất cứ dấu hỏi nào về tình trạng tiêm vắc xin phòng bệnh của bạn,.. thì bạn nên tiêm vắc xin thêm một lần nữa”, Husan Huang nói. Bà nói thêm rằng, “có những trường hợp ngoại lệ. Nói chung, người lớn sinh trước năm 1957 lớn lên tại thời điểm mà bệnh sởi rất phổ biến thì được coi là đã có miễn dịch”.

“Những người có vấn đề về miễn dịch nghiêm trọng thì sẽ cần phải được truyền kháng thể (gama globulin) để để được bảo vệ nếu có phơi nhiễm trực tiếp với bệnh sởi”, Husan Huang nói.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
2,930
Động cơ
494,639 Mã lực
Cụ cho em hỏi với: nhà em có một cháu 8 tuổi đã tiêm phòng sởi lúc 9 tháng tuổi, chưa tiêm nhắc lại và một cháu mới sinh 45 ngày tuổi. Nay nhà em cho cháu 8 tuổi đi tiêm nhắc lại thì có sợ ảnh hưởng lây lan gì sang cháu nhỏ mới sinh không?
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cụ cho em hỏi với: nhà em có một cháu 8 tuổi đã tiêm phòng sởi lúc 9 tháng tuổi, chưa tiêm nhắc lại và một cháu mới sinh 45 ngày tuổi. Nay nhà em cho cháu 8 tuổi đi tiêm nhắc lại thì có sợ ảnh hưởng lây lan gì sang cháu nhỏ mới sinh không?
Cụ cho cháu 8 tuổi đi tiêm nhé và nhắc lại khi cháu lớn - khi hết cấp 3
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Dự phòng sau phơi nhiễm sởi

Sởi là bệnh có tính lây nhiễm cao, lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp giọt nhỏ hô hấp hoặc lan truyền qua không khí. Sau khi phơi nhiễm có đến 90% những người cảm nhiễm bị sởi.

Người bệnh sởi có khả năng gây lây nhiễm từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Thời gian ủ bệnh trung bình 10-12 ngày khi phơi nhiễm với người bệnh chưa phát ban, và là 14 ngày khi phơi nhiễm với người bệnh phát ban.[1] Trong hướng dẫn mới nhất về dự phòng, chẩn đoán và điều trị sởi của Bộ Y tế Việt Nam có đề cập đến dự phòng sau phơi nhiễm, chúng tôi hy vọng những thông tin sau đây phần nào giúp soi sáng vấn đề này.

Cơ chế lây truyền và biểu hiện của bệnh sởi

- Từ những năm 1940, Janeway đã báo cáo chứng minh hiệu quả của globulin miễn dịch bình thường của người (HNIG) khi dùng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân sởi trong vòng 4-5 ngày sau phơi nhiễm.[2]

- Sau đó việc sử dụng globulin miễn dịch để dự phòng sau phơi nhiễm sởi đã được sử dụng rộng rãi, nhưng hiệu quả ngày càng giảm, có lẽ là do nồng độ kháng thể trong HNIG giảm xuống cùng với việc dịch bệnh giảm nhờ vắc xin.[3]

- Một nghiên cứu của Endo và cộng sự công bố năm 2001 đã khẳng định tính hiệu quả của dự phòng bằng globulin miễn dịch đủ liều. Khi dùng liều khuyến cáo 0,33 ml/kg tiêm bắp trong vòng 5 ngày sau phơi nhiễm (liều ở Nhật Bản), globulin miễn dịch có hiệu giá dưới 16 IU/ml thì có 57% bị sởi, còn khi hiệu giá > 40 IU/ml thì không có trẻ nào bị sởi.[4]

- Tổng thuật Cochrane của nhóm Young vừa công bố năm 2014 cũng cho thấy hiệu quả phòng sởi của globulin miễn dịch dùng trong vòng 7 ngày sau phơi nhiễm, giảm được nguy cơ tới 83%.[5] Nhận thức được liều dùng có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc dự phòng nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được liều tối thiểu của kháng thể đặc hiệu sởi có hiệu quả bảo vệ.

- Sử dụng vắc xin trong dự phòng sau phơi nhiễm thì kết quả cho đến nay cũng chưa rõ ràng. Có những báo cáo thành công [3, 6-8], thậm chí kể cả khi tiêm vắc xin sau phơi nhiễm đến 14 ngày [9], nhưng cũng có báo cáo mức độ bệnh sởi nhẹ hơn nhiều do tình cờ tiêm vắc xin sau phơi nhiễm [10], và có cả báo cáo thất bại [11]. Có lẽ hiệu quả bảo vệ phụ thuộc vào thời điểm tiêm vắc xin và bản chất phơi nhiễm. Nhiều báo cáo thống nhất với nhau ở thời điểm trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm.[6-10]. Có vẻ như vắc xin có hiệu quả rõ hơn trong những trường hợp phơi nhiễm có giới hạn (trường học, trung tâm chăm trẻ ban ngày, công sở).[6, 8] Dường như vắc xin không có hiệu quả trong những trường hợp phơi nhiễm mạnh, kéo dài, tiếp xúc gần trong hộ gia đình.[3, 7, 11] Tuy nhiên tiêm nhắc lại vắc xin trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm cho những trẻ đã được tiêm 1 liều vắc xin trước phơi nhiễm đó thì có thể phòng được bệnh.[12]

- Các sản phẩm globulin miễn dịch được sản xuất từ huyết tương tổng hợp của hàng nghìn người cho. Nồng độ kháng thể sởi ở người tiêm vắc xin sẽ thấp hơn ở người có miễn dịch tự nhiên [13], nhất là khi không phơi nhiễm với sởi lưu hành.[14] Nhiều chế phẩm globulin miễn dịch sản xuất ở Mỹ, nhưng hiệu lực có lẽ sẽ giảm dần khi những người cho chủ yếu có được miễn dịch từ vắc xin chứ không phải từ mắc bệnh sởi.[15] Chế phẩm globulin miễn dịch tiêm bắp (IGIM) sử dụng ở Mỹ yêu cầu có hiệu năng kháng thể sởi tối thiểu là 0,60 tiêu chuẩn tham chiếu (U.S. Reference IG, Lot 176). Đối với chế phẩm tĩnh mạch (IGIV) và dưới da (IGSC), hiệu năng tối thiểu được yêu cầu là 0,48 chuẩn tham chiếu. Với mức hiệu năng kháng thể sởi tối thiểu này, chế phẩm IGIV và IGSC được kỳ vọng sẽ cung cấp nồng độ kháng thể sởi ≥ 120 mIU/ml (nồng độ bảo vệ của kháng thể trung hòa sởi) trong 28-30 ngày nếu dùng ở liều tối thiểu được khuyến cáo trên nhãn là 200 mg/kg.[1, 16]

- Theo khuyến cáo theo Ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) của Mỹ năm 2013, liều dùng IGIM là 0,5 ml/kg. Do nồng độ kháng thể có xu hướng thấp hơn nên có thể phải cần liều cao hơn. Tổng thể tích tối đa cho phép sử dụng là 15 ml. Những người > 30 kg sẽ dùng liều thấp hơn khuyến cáo và nồng độ kháng thể sẽ thấp hơn khuyến cáo.[1]

- Trong vụ dịch sởi, ACIP [1] khuyến cáo như sau về dự phòng sau phơi nhiễm:

1. Vắc xin: Đối với những người đủ tiêu chuẩn dùng vắc xin ≥ 12 tháng tuổi có phơi nhiễm với sởi, ưu tiên dùng vắc xin hơn globulin miễn dịch nếu dùng trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm đầu tiên.

2. Globulin miễn dịch: Chỉ định sử dụng trong vòng 6 ngày sau phơi nhiễm. Không chỉ định cho người đã được tiêm 1 liều vắc xin lúc ≥ 12 tháng tuổi, trừ trường hợp suy giảm miễn dịch. Globulin miễn dịch không dùng để chống dịch, mà là để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Đối tượng ưu tiên dùng globulin miễn dịch là trẻ < 12 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch. Sau khi dùng globulin miễn dịch, những người chưa tiêm vắc xin cần phải tiêm vắc xin nếu trên 12 tháng tuổi và không có chống chỉ định vắc xin, nhưng thời điểm tiêm ít nhất phải 6 tháng sau tiêm IGIM và ít nhất 8 tháng sau tiêm IGIV. Liều IGIV là 0,5 ml/kg (tối đa 15 ml) và liều IGIV là 400 ml/kg.

Tài liệu tham khảo
1. McLean, H.Q., et al., Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep, 2013. 62(RR-04): p. 1-34.
2. Ordman, C.W., C.G. Jennings, and C.A. Janeway, CHEMICAL, CLINICAL, AND IMMUNOLOGICAL STUDIES ON THE PRODUCTS OF HUMAN PLASMA FRACTIONATION. XII. THE USE OF CONCENTRATED NORMAL HUMAN SERUM GAMMA GLOBULIN (HUMAN IMMUNE SERUM GLOBULIN) IN THE PREVENTION AND ATTENUATION OF MEASLES. J Clin Invest, 1944. 23(4): p. 541-9.
3. King, G.E., et al., Clinical efficacy of measles vaccine during the 1990 measles epidemic. Pediatr Infect Dis J, 1991. 10(12): p. 883-8.
4. Endo, A., et al., Current efficacy of postexposure prophylaxis against measles with immunoglobulin. J Pediatr, 2001. 138(6): p. 926-8.
5. Young, M.K., et al., Post-exposure passive immunisation for preventing measles. Cochrane Database Syst Rev, 2014. 4: p. CD010056.
6. Sheppeard, V., et al., The effectiveness of prophylaxis for measles contacts in NSW. N S W Public Health Bull, 2009. 20(5-6): p. 81-5.
7. Watson, G.I., Protection after exposure to measles by attenuated vaccine without gamma-globulin. Br Med J, 1963. 1(5334): p. 860-1.
8. Barrabeig, I., et al., Effectiveness of measles vaccination for control of exposed children. Pediatr Infect Dis J, 2011. 30(1): p. 78-80.
9. Ruuskanen, O., T.T. Salmi, and P. Halonen, Measles vaccination after exposure to natural measles. J Pediatr, 1978. 93(1): p. 43-6.
10. Sakuta, H., S. Sawada, and Y. Kuroki, Severity of measles among patients with incidental postexposure vaccination. Jpn J Infect Dis, 2008. 61(4): p. 304-6.
11. Rice, P., et al., MMR immunisation after contact with measles virus. Lancet, 2004. 363(9408): p. 569-70.
12. Addiss, D.G., J.L. Berg, and J.P. Davis, Revaccination of previously vaccinated siblings of children with measles during an outbreak. J Infect Dis, 1988. 157(3): p. 610-1.
13. Christenson, B. and M. Bottiger, Measles antibody: comparison of long-term vaccination titres, early vaccination titres and naturally acquired immunity to and booster effects on the measles virus. Vaccine, 1994. 12(2): p. 129-33.
14. Ohsaki, M., et al., Reduced passive measles immunity in infants of mothers who have not been exposed to measles outbreaks. Scand J Infect Dis, 1999. 31(1): p. 17-9.
15. Audet, S., et al., Measles-virus-neutralizing antibodies in intravenous immunoglobulins. J Infect Dis, 2006. 194(6): p. 781-9.
16. Chen, R.T., et al., Measles antibody: reevaluation of protective titers. J Infect Dis, 1990. 162(5): p. 1036-42.

ThS. BS. Nguyễn Quốc Thái
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
10 điều cần biết để phòng chống bệnh sởi

Để dễ nhớ và dễ hình dung, chúng tôi xin giới thiệu 10 điều cần biết cơ bản để giúp các bạn biết cách phòng và chống bệnh sởi.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, sốt bắt đầu từ 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus, và kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Chảy nước mũi, ho, đỏ và chảy nước mắt, và xuất hiện các đốm trắng nhỏ bên trong má trong giai đoạn đầu. Sau một vài ngày thì ban sởi bùng phát, thường ở mặt và cổ. Ban sởi nhanh chóng lan rộng xuống thân mình trong vòng 3 ngày, và cuối cùng xuống tới tay và chân. Để dễ nhớ và dễ hình dung, chúng tôi xin giới thiệu 10 điều cần biết cơ bản để giúp các bạn biết cách phòng và chống bệnh sởi.


Bệnh viện Nhi Trung ương
 

Kho

Xe điện
Biển số
OF-35421
Ngày cấp bằng
16/5/09
Số km
3,067
Động cơ
504,090 Mã lực
Nơi ở
Kho Bia
cụ Chã cho e hỏi...F1 nhà e đã tiêm mũi 1 từ nhỏ nay cháu đã 12 tuổi thì có cho đi tiêm mũi thứ 2 đc k ạ?... tks cụ Chã
 

SpecX7426

Xe tăng
Biển số
OF-64
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,730
Động cơ
600,012 Mã lực
Nơi ở
t/p HCM
Các cụ cho E hỏi là sau khi tiêm mũi 2 thì sau bao lâu sẽ có tác dụng phòng bệnh sởi?
F1 nhà E tiêm mũi 1 lúc 9 tháng, chiều nay mới tiêm mũi 2 lúc hơn 4 tuổi. Vậy ngày mai cho cháu đi học đã yên tâm chưa vì f1 nghỉ học cách ly cả tuần nay rồi ạ! Thanks các cụ
 

matocdo1211

Xe máy
Biển số
OF-186462
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
57
Động cơ
333,750 Mã lực
tớ nghe nhỏ đồng nghiệp bảo vacxin sở đang bị thiếu trần trọng, hôm qua vô Pateur mà ko có thuốc phải đi về đấy
 

Mavankhang33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316064
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
147
Động cơ
295,670 Mã lực
Cảm ơn bác sĩ nhé, hiện nay nhà nghi lo lắng
 

Tien Nguyen 76

Xe đạp
Biển số
OF-312011
Ngày cấp bằng
17/3/14
Số km
11
Động cơ
297,310 Mã lực
Cụ cho cháu hỏi sao người ta bảo phải tiêm 3 mũi. Nhà cháu đang cho F1 nghỉ học mẫu giáo ở nhà. Cháu lo quá cơ.
 

locxd07

Xe máy
Biển số
OF-184175
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
88
Động cơ
335,480 Mã lực
thanks cụ cho bài viết hay hôm nọ F1 cũng sốt nay khỏi rồi may k phải sởi :)
 

m4s

Xe điện
Biển số
OF-168614
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
2,284
Động cơ
3,189 Mã lực
Xin phép hỏi các cụ 1 chút: con gái em (9 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn), các đây 4 hôm (từ tối thứ 5) cháu bắt đầu sốt, sáng thứ 7 vợ chồng em cho cháu đi khám ở bv Hồng Ngọc (cái này hôm trc em có hỏi rồi ạ), bs khám bảo họng đỏ, kết luận là viêm họng cấp, em có hỏi là có phải sởi ko, thì bs trả lời là chưa có dấu hiệu gì của sởi. Tối hôm thứ 7 và chủ nhật vẫn sốt cao, 39-40 độ, mỗi lần như thế em cho hạ sốt bằng efferalgan 150mg. bé chủ yếu sốt về đêm, buổi ngày thì đỡ hơn. Đến tối hôm qua thì ko thấy sốt cao nữa (ko phải dùng hạ sốt), nhưng sáng nay dậy thì thấy nổi ban khắp mặt, cổ, lưng (hiện ban đã nổi 1 ít ra tay, chưa thấy nổi xuống chân). E có gọi cho bs Khởi (1 cụ trên of này cho số, sđt đuôi 986) đến nhà khám, bs bảo ko phải sởi, mà là "sốt phát ban dạng sởi", em có hỏi lại bs có chắc chắn ko, thì bs khẳng định chắc chắn ko phải sợi, dựa vào các lý do như sau:
- ko thấy xuất hiện hạt Koplik
- mắt bình thường, ko đỏ, ko bị làm sao cả
- ban mọc ở lưng trước, rồi mới lên mặt (cái này thì thực sự em cũng ko chắc, vì từ hôm thứ 7 đi khám nổi ban dạng hạt như rôm ở sau lưng rồi)
- ko bỏ bú

Vậy xin hỏi các cụ mấy vấn đề sau:
- có loại bệnh "sốt phát ban dạng sởi" ko ạ? vì em tìm hiểu ko thấy thông tin, chỉ có sởi + nổi phát ban, hoặc nổi phát ban cho các loại bệnh khác, chứ ko có khái niệm là "sốt phát ban dạng sởi"?
- có trường hợp nào mà bị sởi, nhưng mắt vẫn bình thường ko ạ?
- nếu gs trường hợp con bị sởi, thì theo em tìm hiểu, sởi nguy hiểm vì bị biến chứng (bội nhiễm) sang bệnh khác, hay gặp nhất với trẻ nhỏ là viêm phổi. Còn lại thì thời điểm này nên theo dõi và điều trị ở nhà (sốt cao cho uống hạ sốt, bổ sung vitamin A theo chỉ định, giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát...). Nhưng vấn đề là, làm sao biết khi nào thì sởi ở thể nặng (ác tính), hoặc bé bị bội nhiễm để mà đưa đi viện? các cụ cho em vài biểu hiện nặng của bệnh/biến chứng, để em còn biết mà mang cháu đi bv.
- Cũng theo em tìm hiểu, khi bị sởi thì chỉ điều trị theo triệu chưng, ngoài ra bổ sung vitamin A. theo các cụ thì có phải bổ sung cái j nữa cho bé khỏe ko ạ? Hiện tại thì bé nhà em vẫn bú bình thường.
- Cuối cùng, các cụ biết/quen bác sĩ nào khám tại nhà ko ạ? các cụ giới thiệu giúp em. Em ở khu vực Thanh Nhàn. Thông tin về bs khám tại nhà rất nhiều, nhưng vì nhiều nên em bị nhiễu thông tin.

Cảm ơn các cụ!
Chúc các cụ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cái này vợ em bảo chắc chắn là sốt phát ban, không phải sởi. Vì nếu là sởi, thì triệu chứng như sau: ngày đầu tiên lan từ mặt xuống cổ, ngày thứ hai lan xuống người và tay, ngày thứ 3 xuống bụng và chân chứ không kiểu phát ban ra cả người ngay một lúc. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất của sởi. Em nghĩ nếu cụ chưa yên tâm thì nên cho cháu đi khám thêm một nơi/bác sỹ khác cho an tâm. Còn như triệu chứng bác kể thì vợ em bảo bác sỹ chẩn đoán như vậy là chuẩn. Chúc F1 nhà cụ sớm khỏi bệnh và mọi điều tốt lành.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cần phải làm gì để trẻ dưới 9 tháng tuổi không ‘‘dính’’ sởi?

Nhân tuần bị trầm cảm theo mùa tớ ngồi tán tiếp về chuyện sởi. Câu hỏi là hiện nay đang có dịch sởi thì liệu tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ trước 9 tháng tuổi (6-9 tháng tuổi) có hiệu quả không. Cá nhân tớ nghĩ là có hiệu quả là vì thế này này.

WHO khuyến cáo tiêm vắc xin phòng sởi mũi thứ 1 cho trẻ có thể từ lúc 6 tháng tuổi và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng (tối thiểu là 28 ngày) [1,2]. Để có thể tránh nhiễm sởi, nồng độ kháng thể với sởi ít nhất phải là 120 IU/l [3]. Và một trẻ sau tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu thì cần ít nhất 2 tuần (14 ngày) thì trẻ mới xuất hiện kháng thể bảo vệ và kháng thể này đạt đỉnh cao nhất vào tuần thứ 3 [4]. Tuy nhiên đây là số liệu cho trẻ > 9 tháng – 12 tháng nên cá nhân tớ nghĩ rằng đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng có thể thấp hơn một chút, tuy nhiên không vấn đề gì vì nếu không đủ để phòng nhiễm sởi thì cũng có thể làm sởi nhẹ hơn. Thậm chí CDC còn khuyến cáo nếu bị phơi nhiễm với sởi trong 72 giờ, thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng sởi được cơ mà [2].


WHO và CDC (Hoa Kỳ) khuyến cáo là nếu trẻ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi trước 9 tháng, ví dụ như tiêm vào tháng 6 và tháng 8, thì hai mũi này coi như không tính và trẻ vẫn nên được tiêm lại 2 mũi vắc xin phòng sởi khác theo khuyến cáo hiện nay.

Lý do là nồng độ kháng thể sau tiêm vắc xin phòng sởi thường thấp hơn nhiều so với nồng độ kháng thể sau nhiễm tự nhiên, hơn nữa có thêm tình trạng suy yếu miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin phòng sởi theo thời gian [3]. Do đó những trẻ sinh ra từ bà mẹ được tiêm phòng sởi thường có hiệu giá kháng thể thấp hơn so với trẻ sinh ra từ bà mẹ đã nhiễm sởi tự nhiên [5], nên đó là lý do vì sao vợ các bạn tiêm phòng rồi nhưng con các bạn vẫn mắc sởi như thường.

Như tớ nói ở cái tâm trạng trước của tớ, nếu các bạn tiêm vắc xin phòng sởi cho con gái của các bạn sớm (trước 9 tháng) mà không tiêm nhắc lại như tớ nói ở trên, thì cô con gái bé bỏng đó khi lớn lên và sinh con thì sẽ truyền cho con ít kháng thể hơn và kết quả là cháu của các bạn (bất kể trai gái) sẽ có nguy cơ bị sởi < 6 tháng tuổi. Nếu con các bạn là con trai thì nhớ khuyên cháu lấy cô gái nào tiêm phòng đầy đủ nhá.


Nhân tiện cũng nói luôn là một số người cho rằng bú mẹ thì kháng thể có thể truyền từ sữa mẹ sang cho con. Nhưng cũng lại cá nhân tớ nghĩ rằng điều đó là không thể vì hàm lượng IgA kháng sởi thường tồn tại thoáng qua trong sữa và có nồng độ rất thấp nên việc cho bú mẹ hiếm có khả năng bảo vệ được trẻ so với kháng thể truyền qua nhau thai. Nhưng thôi thì các mẹ cứ tin là cho con bú phòng được sởi đi để bố cháu đỡ phải đi pha sữa.=))

Tóm lại là tớ nghĩ rằng các bạn có thể tiêm vắc xin phòng sởi cho con từ 6 - 9 tháng nhưng sau đó vẫn phải tiêm vắc xin phòng sởi tiếp như chương trình tiêm chủng khuyến cáo vì thế hệ tương lai con em chúng ta. Nhớ là độ bao phủ của vắc xin là yếu tố quyết định số lượng ca mắc mới trong tương lai.

Tớ thì không thích viết dài nhưng vì đang bị trầm cảm nên chữ nghĩa nó dạt dào. Nếu mà tớ còn bị rối loạn tâm trạng thì tớ sẽ nói tiếp dự đoán của tớ là khi nào dịch sởi sẽ hết. Mà dự rằng nó sẽ hết cùng với cái xu hướng rối loạn cảm xúc theo mùa này.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.who.int/ith/vaccines/measles/en/
2. CDC - Pinkbook: Measles Chapter - Epidemiology of Vaccine-Preventable Diseases
3. Measles antibody: reevaluation of protective ti... [J Infect Dis. 1990] - PubMed - NCBI
4. Vaccines: correlates of vaccine-induced immu... [Clin Infect Dis. 2008] - PubMed - NCBI
5. Low titers of measles antibody in mothers whose infa... [Virol J. 2010] - PubMed - NCBI

ThS. BS. Vũ Quốc Đạt

Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr Ngọc

Xe buýt
Biển số
OF-167664
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
967
Động cơ
354,770 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Lội
Xin phép hỏi các cụ 1 chút: con gái em (9 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn), các đây 4 hôm (từ tối thứ 5) cháu bắt đầu sốt, sáng thứ 7 vợ chồng em cho cháu đi khám ở bv Hồng Ngọc (cái này hôm trc em có hỏi rồi ạ), bs khám bảo họng đỏ, kết luận là viêm họng cấp, em có hỏi là có phải sởi ko, thì bs trả lời là chưa có dấu hiệu gì của sởi. Tối hôm thứ 7 và chủ nhật vẫn sốt cao, 39-40 độ, mỗi lần như thế em cho hạ sốt bằng efferalgan 150mg. bé chủ yếu sốt về đêm, buổi ngày thì đỡ hơn. Đến tối hôm qua thì ko thấy sốt cao nữa (ko phải dùng hạ sốt), nhưng sáng nay dậy thì thấy nổi ban khắp mặt, cổ, lưng (hiện ban đã nổi 1 ít ra tay, chưa thấy nổi xuống chân). E có gọi cho bs Khởi (1 cụ trên of này cho số, sđt đuôi 986) đến nhà khám, bs bảo ko phải sởi, mà là "sốt phát ban dạng sởi", em có hỏi lại bs có chắc chắn ko, thì bs khẳng định chắc chắn ko phải sợi, dựa vào các lý do như sau:
- ko thấy xuất hiện hạt Koplik
- mắt bình thường, ko đỏ, ko bị làm sao cả
- ban mọc ở lưng trước, rồi mới lên mặt (cái này thì thực sự em cũng ko chắc, vì từ hôm thứ 7 đi khám nổi ban dạng hạt như rôm ở sau lưng rồi)
- ko bỏ bú

Vậy xin hỏi các cụ mấy vấn đề sau:
- có loại bệnh "sốt phát ban dạng sởi" ko ạ? vì em tìm hiểu ko thấy thông tin, chỉ có sởi + nổi phát ban, hoặc nổi phát ban cho các loại bệnh khác, chứ ko có khái niệm là "sốt phát ban dạng sởi"?
- có trường hợp nào mà bị sởi, nhưng mắt vẫn bình thường ko ạ?
- nếu gs trường hợp con bị sởi, thì theo em tìm hiểu, sởi nguy hiểm vì bị biến chứng (bội nhiễm) sang bệnh khác, hay gặp nhất với trẻ nhỏ là viêm phổi. Còn lại thì thời điểm này nên theo dõi và điều trị ở nhà (sốt cao cho uống hạ sốt, bổ sung vitamin A theo chỉ định, giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát...). Nhưng vấn đề là, làm sao biết khi nào thì sởi ở thể nặng (ác tính), hoặc bé bị bội nhiễm để mà đưa đi viện? các cụ cho em vài biểu hiện nặng của bệnh/biến chứng, để em còn biết mà mang cháu đi bv.
- Cũng theo em tìm hiểu, khi bị sởi thì chỉ điều trị theo triệu chưng, ngoài ra bổ sung vitamin A. theo các cụ thì có phải bổ sung cái j nữa cho bé khỏe ko ạ? Hiện tại thì bé nhà em vẫn bú bình thường.
- Cuối cùng, các cụ biết/quen bác sĩ nào khám tại nhà ko ạ? các cụ giới thiệu giúp em. Em ở khu vực Thanh Nhàn. Thông tin về bs khám tại nhà rất nhiều, nhưng vì nhiều nên em bị nhiễu thông tin.

Cảm ơn các cụ!
Chúc các cụ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cụ ơi cái này F1 nhà cụ giống hệt nhà em ạ, sáng ngày cụ call cho e phải không ạ
Em cũng gọi cho BS khởi qua khám hộ nhưng cũng không yên tâm, may thế nào nhà e gần BS phó hay Trưởng khoa nhi TƯ gì đó, em cho cháu sang thì BS cũng bảo ko phải sởi Cụ ạ
Bg cháu vẫn thi thoảng có sốt nhẹ, khi ho hay bị trớ ra do họng đang bị viêm họng cấp ( trong cổ họng đỏ, và sưng )
Khám như vậy nhưng thật em hoang mang lắm, vì F1 nhà e đang ho như vậy, nên bị sởi là dễ biến chứng lắm
Để yên tâm cụ nên tìm thêm thông tin mời BS tới nhà khám tiếp, cho yên tâm Cụ ạ
Hy vọng F1 nhà cụ không có vấn đề gì, chúc cháu luôn mạnh khoẻ ạ
 

nhisausau

Xe đạp
Biển số
OF-201282
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
32
Động cơ
322,520 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ cho nhà cháu hỏi
Con bé con nhà cháu vừa đủ 4 tuổi. Cháu đã tiêm mũi 3 in 1 lúc 12 tháng (18/04/2011). Trên sổ theo dõi lịch tiêm chủng thì thấy ghi nhắc lại lúc 18/04/2015. Nhưng trên báo, inter cháu tìm hiểu thì đến mũi thứ 2 chỉ cách mũi 3 năm. Tức là con nhà cháu đến 18/04/2014 là phải tiêm mũi 2. Cháu đã gọi cho cô tiêm cho nhà cháu (52C Hàng Bài), nhưng mà cô cứ bảo theo lịch tiêm. Các cụ cho cháu hỏi trường hợp nhà cháu thì thế nào ạ? Lo lắng quá, cháu cho nghỉ học tuần nay rồi. Chắc chuẩn bị sơ tán về quê
 

hacide

Xe tăng
Biển số
OF-24420
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,243
Động cơ
503,530 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Nội
Hiện tại đang có dịch, tiêm luôn đi
Cụ chã cho E hỏi!!!
F1 nhà E đến T7 này tròn 3 tuổi, mới tiêm 1 mũi phòng sởi, sáng nay (22/4) ngủ dậy thấy gần miệng có vài nốt nhìn như muỗi đốt, ở tay và chân cũng lấm chấm vài nôt đỏ như vậy. Đến trưa thì có vẻ lặn và nhạt đi nhiều! Trước đó 1,2 hôm F1 hơi hâm hấp sốt (nhưng G nhà E lại nghĩ là do F1 bị ho dai dẳng gần 10 ngày ). E có đưa F1 ra nhờ bà BS bán thuốc gần nhà thì bà khuyên như sau:
+ Tiép tục theo dõi, cho uống Bocalex Multi (viên bổ sủi bọt) để nếu bị sởi thì chóng phát ban ra ngoài..
+ Mặc quần áo dài tay, kiêng tuyệt đối gió và nước (kể cả lau người= hạt mùi cũng k được)
+ Đến chiều ngày 24/4 ra để bà xem lại..
Hiện F1 nhà E đang ở ND nên cũng k biết hỏi ai và đưa F1 đi khám ở đâu!!!

Cụ chã cho E hỏi:
+ Có TH nào mà sởi k phát ban lại lặn vào trong k ah? Vtheo như lời bà BS đó nói thì có thể do 1,2 hôm trước G cho F1 đi chơi nên " bị sởi chạy gió" nên k phát ở mặt...
+ F1 nhà E có nên đi tiêm mũi thứ 2 k ah?
+ G nhà E lại đang có thai, dự sinh T7/2014, trước đây G đã bị sởi giờ có tiêm được k ah?
E lo quá mong được lời khuyên!!!
Thanks
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top