[Funland] Bệnh sởi và vắc xin sởi: những câu hỏi - đáp để bạn không mắc ‘‘sai lầm’’

hacide

Xe tăng
Biển số
OF-24420
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,357
Động cơ
503,530 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chã không vào giúp E ah!!!!!!!!
 

manhvpcp

Xe buýt
Biển số
OF-10726
Ngày cấp bằng
6/10/07
Số km
792
Động cơ
540,481 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân
Tự dưng thấy lo vì 4 hôm nay F1 nhà em 3 tuổi, tiêm phòng đầy đủ có hiện tượng mắt hơi đỏ, ngấn nước nhưng không đóng dử mắt (chỉ có khi ngủ dậy), hơi sốt nhẹ về chiều tối. Cháu vẫn ăn uống bình thường, chơi bình thường. Cháu đang bị viêm amidan mãn tính (e đi khám Bs Trực ở Làng QT Thăng Long thì được tư vấn để cháu lớn thì cắt).
Cụ nào biết có bác sỹ nào đến khám tại nhà cho em xin Sđt. Nhà em ở ngã tư Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến.
E không dám con đi khám vì thấy nói nhiều trẻ đã mắc bệnh khi đi khám​
 

EnterBara

Xe hơi
Biển số
OF-316941
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
133
Động cơ
294,710 Mã lực
em đọc thấy tiêm MMR có thể gây bệnh tự kỷ??? cụ nào lam vacxin vào cho ý kiến giúp em
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,121
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Các cụ cho E hỏi là sau khi tiêm mũi 2 thì sau bao lâu sẽ có tác dụng phòng bệnh sởi?
F1 nhà E tiêm mũi 1 lúc 9 tháng, chiều nay mới tiêm mũi 2 lúc hơn 4 tuổi. Vậy ngày mai cho cháu đi học đã yên tâm chưa vì f1 nghỉ học cách ly cả tuần nay rồi ạ! Thanks các cụ
Sau mỗi mũi tiêm thì tác dụng phòng sởi bắt đầu phát huy tối thiểu sau 2 tuần, nếu tiêm thêm mũi thứ 2, mũi thứ 3... thì hiệu giá kháng thể hoặc khả năng phòng sởi càng cao

Cụ cho cháu hỏi sao người ta bảo phải tiêm 3 mũi. Nhà cháu đang cho F1 nghỉ học mẫu giáo ở nhà. Cháu lo quá cơ.
Để phát huy tối đa hiệu giá kháng thể hoặc khả năng miễn dịch thì tiêm nhắc lại mũi thứ 3 khi đến tuổi đi học, thậm chí mũi thứ 4 khi đến tuổi vào đại học...

Xin phép hỏi các cụ 1 chút: con gái em (9 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn), các đây 4 hôm (từ tối thứ 5) cháu bắt đầu sốt, sáng thứ 7 vợ chồng em cho cháu đi khám ở bv Hồng Ngọc (cái này hôm trc em có hỏi rồi ạ), bs khám bảo họng đỏ, kết luận là viêm họng cấp, em có hỏi là có phải sởi ko, thì bs trả lời là chưa có dấu hiệu gì của sởi. Tối hôm thứ 7 và chủ nhật vẫn sốt cao, 39-40 độ, mỗi lần như thế em cho hạ sốt bằng efferalgan 150mg. bé chủ yếu sốt về đêm, buổi ngày thì đỡ hơn. Đến tối hôm qua thì ko thấy sốt cao nữa (ko phải dùng hạ sốt), nhưng sáng nay dậy thì thấy nổi ban khắp mặt, cổ, lưng (hiện ban đã nổi 1 ít ra tay, chưa thấy nổi xuống chân). E có gọi cho bs Khởi (1 cụ trên of này cho số, sđt đuôi 986) đến nhà khám, bs bảo ko phải sởi, mà là "sốt phát ban dạng sởi", em có hỏi lại bs có chắc chắn ko, thì bs khẳng định chắc chắn ko phải sợi, dựa vào các lý do như sau:
- ko thấy xuất hiện hạt Koplik
- mắt bình thường, ko đỏ, ko bị làm sao cả
- ban mọc ở lưng trước, rồi mới lên mặt (cái này thì thực sự em cũng ko chắc, vì từ hôm thứ 7 đi khám nổi ban dạng hạt như rôm ở sau lưng rồi)
- ko bỏ bú

Vậy xin hỏi các cụ mấy vấn đề sau:
- có loại bệnh "sốt phát ban dạng sởi" ko ạ? vì em tìm hiểu ko thấy thông tin, chỉ có sởi + nổi phát ban, hoặc nổi phát ban cho các loại bệnh khác, chứ ko có khái niệm là "sốt phát ban dạng sởi"?
- có trường hợp nào mà bị sởi, nhưng mắt vẫn bình thường ko ạ?
- nếu gs trường hợp con bị sởi, thì theo em tìm hiểu, sởi nguy hiểm vì bị biến chứng (bội nhiễm) sang bệnh khác, hay gặp nhất với trẻ nhỏ là viêm phổi. Còn lại thì thời điểm này nên theo dõi và điều trị ở nhà (sốt cao cho uống hạ sốt, bổ sung vitamin A theo chỉ định, giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát...). Nhưng vấn đề là, làm sao biết khi nào thì sởi ở thể nặng (ác tính), hoặc bé bị bội nhiễm để mà đưa đi viện? các cụ cho em vài biểu hiện nặng của bệnh/biến chứng, để em còn biết mà mang cháu đi bv.
- Cũng theo em tìm hiểu, khi bị sởi thì chỉ điều trị theo triệu chưng, ngoài ra bổ sung vitamin A. theo các cụ thì có phải bổ sung cái j nữa cho bé khỏe ko ạ? Hiện tại thì bé nhà em vẫn bú bình thường.
- Cuối cùng, các cụ biết/quen bác sĩ nào khám tại nhà ko ạ? các cụ giới thiệu giúp em. Em ở khu vực Thanh Nhàn. Thông tin về bs khám tại nhà rất nhiều, nhưng vì nhiều nên em bị nhiễu thông tin.

Cảm ơn các cụ!
Chúc các cụ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Em vẫn khuyên cụ cẩn thận cháu bị sởi, nên cho cháu ở nhà điều trị. Vài hôm khi đỡ sốt và ban bay là ổn. Nếu có các dấu hiệu sau thì nên đưa ngay tới bệnh viện: nôn và tiêu chảy, đau tai và chảy mủ tai, ho nhiều và thở nhanh (khó thở), chậm chạp và/hoặc rối loạn ý thức (hôn mê). Để rõ hơn mời cụ đọc bài này: http://bacsinoitru.vn/content/876-de-tre-nho-khong-aadinhaa-beinh-soi.html

Các cụ cho nhà cháu hỏi
Con bé con nhà cháu vừa đủ 4 tuổi. Cháu đã tiêm mũi 3 in 1 lúc 12 tháng (18/04/2011). Trên sổ theo dõi lịch tiêm chủng thì thấy ghi nhắc lại lúc 18/04/2015. Nhưng trên báo, inter cháu tìm hiểu thì đến mũi thứ 2 chỉ cách mũi 3 năm. Tức là con nhà cháu đến 18/04/2014 là phải tiêm mũi 2. Cháu đã gọi cho cô tiêm cho nhà cháu (52C Hàng Bài), nhưng mà cô cứ bảo theo lịch tiêm. Các cụ cho cháu hỏi trường hợp nhà cháu thì thế nào ạ? Lo lắng quá, cháu cho nghỉ học tuần nay rồi. Chắc chuẩn bị sơ tán về quê
Cụ chã cho E hỏi!!!
F1 nhà E đến T7 này tròn 3 tuổi, mới tiêm 1 mũi phòng sởi, sáng nay (22/4) ngủ dậy thấy gần miệng có vài nốt nhìn như muỗi đốt, ở tay và chân cũng lấm chấm vài nôt đỏ như vậy. Đến trưa thì có vẻ lặn và nhạt đi nhiều! Trước đó 1,2 hôm F1 hơi hâm hấp sốt (nhưng G nhà E lại nghĩ là do F1 bị ho dai dẳng gần 10 ngày ). E có đưa F1 ra nhờ bà BS bán thuốc gần nhà thì bà khuyên như sau:
+ Tiép tục theo dõi, cho uống Bocalex Multi (viên bổ sủi bọt) để nếu bị sởi thì chóng phát ban ra ngoài..
+ Mặc quần áo dài tay, kiêng tuyệt đối gió và nước (kể cả lau người= hạt mùi cũng k được)
+ Đến chiều ngày 24/4 ra để bà xem lại..
Hiện F1 nhà E đang ở ND nên cũng k biết hỏi ai và đưa F1 đi khám ở đâu!!!

Cụ chã cho E hỏi:
+ Có TH nào mà sởi k phát ban lại lặn vào trong k ah? Vtheo như lời bà BS đó nói thì có thể do 1,2 hôm trước G cho F1 đi chơi nên " bị sởi chạy gió" nên k phát ở mặt...
+ F1 nhà E có nên đi tiêm mũi thứ 2 k ah?
+ G nhà E lại đang có thai, dự sinh T7/2014, trước đây G đã bị sởi giờ có tiêm được k ah?
E lo quá mong được lời khuyên!!!
Thanks
Mời cụ xem bài này: http://bacsinoitru.vn/content/911-10-dieu-can-biet-de-phong-chong-benh-soi.html

Tự dưng thấy lo vì 4 hôm nay F1 nhà em 3 tuổi, tiêm phòng đầy đủ có hiện tượng mắt hơi đỏ, ngấn nước nhưng không đóng dử mắt (chỉ có khi ngủ dậy), hơi sốt nhẹ về chiều tối. Cháu vẫn ăn uống bình thường, chơi bình thường. Cháu đang bị viêm amidan mãn tính (e đi khám Bs Trực ở Làng QT Thăng Long thì được tư vấn để cháu lớn thì cắt).
Cụ nào biết có bác sỹ nào đến khám tại nhà cho em xin Sđt. Nhà em ở ngã tư Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến.
E không dám con đi khám vì thấy nói nhiều trẻ đã mắc bệnh khi đi khám​
Thông thường dấu hiệu đầu tiên của sởi là sốt cao và sau vài ngày mới phát ban. Khi ban bắt đầu bay thì các biến chứng thường mới xuất hiện nếu có. Nếu khi ban bắt đầu bay mà thấy cháu đỏ, sưng và chảy nước mắt hoặc đau và chảy mủ tai hoặc ho và khó thở hoặc chặm chạp và rối loạn ý thức... thì cụ nên cẩn thận đưa cháu đi bệnh viện
 

hoxuantu

Xe buýt
Biển số
OF-94423
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
816
Động cơ
408,190 Mã lực
Cụ chủ thớt cho em hỏi là em hồi nhỏ đã được tiêm vắc xin sởi, nhưng không có giấy tờ gì. Giờ em chuẩn bị sang Mỹ đi học, trường bên đó yêu cầu phải có chứng nhận đã tiêm chủng MMR, vậy bây giờ em nên thế nào ạ?
- Phương án 1 : Xét nghiệm xem đã tiêm MMR chưa để cấp giấy chứng nhận quốc tế, cái này chi phí thế nào ạ?
- PHương án 2 : Tiêm lại MMR, như vậy có hại gì ko ạ?
2 phương án này phương án nào rẻ hơn ạ?
Ngoài 2 phương án trên, có phương án nào ko cần xét nghiệm hay tiêm chủng mà vẫn có được giấy chứng nhận để em đi học ko ạ? Cụ chủ mật thư em nhé :)
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,121
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Cụ chủ thớt cho em hỏi là em hồi nhỏ đã được tiêm vắc xin sởi, nhưng không có giấy tờ gì. Giờ em chuẩn bị sang Mỹ đi học, trường bên đó yêu cầu phải có chứng nhận đã tiêm chủng MMR, vậy bây giờ em nên thế nào ạ?
- Phương án 1 : Xét nghiệm xem đã tiêm MMR chưa để cấp giấy chứng nhận quốc tế, cái này chi phí thế nào ạ?
- PHương án 2 : Tiêm lại MMR, như vậy có hại gì ko ạ?
2 phương án này phương án nào rẻ hơn ạ?
Ngoài 2 phương án trên, có phương án nào ko cần xét nghiệm hay tiêm chủng mà vẫn có được giấy chứng nhận để em đi học ko ạ? Cụ chủ mật thư em nhé :)
Tiêm lại đi bạn, đặc biệt hiện nay đang có dịch thì có lợi cho bạn và với một chứng chỉ mới cấp sẽ có sức thuyết phục hơn với bọn Mỹ
 

hoxuantu

Xe buýt
Biển số
OF-94423
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
816
Động cơ
408,190 Mã lực
Tiêm lại đi bạn, đặc biệt hiện nay đang có dịch thì có lợi cho bạn và với một chứng chỉ mới cấp sẽ có sức thuyết phục hơn với bọn Mỹ
Tiêm hồi nhỏ rồi, giờ tiêm lại có hại gì cho sức khỏe ko hả bác ?
 

hoxuantu

Xe buýt
Biển số
OF-94423
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
816
Động cơ
408,190 Mã lực
Với cả bác cho em hỏi là Meningococcal vaccine tên tiếng Việt là gì thế ạ? Có phải là vaccine viêm não Nhật Bản ko ạ?
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,121
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn

caocaochien

Xe buýt
Biển số
OF-95016
Ngày cấp bằng
12/5/11
Số km
554
Động cơ
406,009 Mã lực
Các cụ ơi cho em hỏi với ah.
Cháu nhà em đang ho quá, bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán là viêm phế quản mai cần đưa ra viện để xét nghiệm mà em hoang mag quá chưa biết đưa cháu đi viện nào.
Tâmg này đưa cháu vào viện nào thì an toàn ah.
Các cụ tư vấn ho em ah.
 

anhtuan85

Xe buýt
Biển số
OF-72451
Ngày cấp bằng
9/9/10
Số km
555
Động cơ
445,370 Mã lực
chia sẻ của bs Nguyễn Trí Đoàn trên fb: https://www.facebook.com/notes/doan-nguyen/b%E1%BB%87nh-s%E1%BB%9Fi/740215532678822
Đọc bài viết này xong em thấy yên tâm (đỡ lo) phần nào, biết được cách chăm bé thế nào là hợp lý, những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bé bị sởi... Bài viết cũng nói rõ về việc tiêm vắc xin phòng sởi (hoặc vắc xin 3 trong 1 MMR). Các cụ (có con bị sởi, hoặc đang lo lắng phòng ngừa cho con) nên chịu khó đọc hết bài viết này.
Dịch sởi đang lan rộng là mối lo hàng đầu của các phụ huynh có con nhỏ hiện nay. Hàng ngày, những tin nóng trên báo chí và truyền hình đã đưa ra những con số tử vong và mắc sởi, khiến cho các phụ huynh không dám cho con mình đến những nơi đông người, và họ cũng nháo nhào đi kiểm tra xem con mình đã được chích ngừa chưa và có cần chích nhắc lại không. Ngoài ra, nhiều cách điều trị dân gian được lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ sự giúp đỡ của internet, khiến cho các phụ huynh đua nhau thực hiện và giá của những sản phẩm được cho là giúp mau khỏi bệnh tăng lên cũng chóng mặt không kém. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp những thông tin để các phụ huynh có thể chăm sóc bé cho khoa học.

Sởi là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây ra do siêu vi sởi rất dễ lây lan từ người sang người. Đây là bệnh chỉ xảy ra ở người mà chưa thấy ở các loài vật khác. Siêu vi sởi lây từ hạt nước bọt hay nước mũi bắn ra do ho hay hắt hơi, và nó có thể tồn tại trong môi trường đến 2 giờ. Giai đoạn người bệnh có thể lây cho người khác là khoảng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban và 4 ngày sau phát ban. Biểu hiện của bệnh sởi khởi đầu giống như các bệnh do siêu vi hô hấp khác, với các triệu chứng sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt và ghèn mắt. Khoảng 2-3 ngày sau, bệnh nhân sẽ xuất hiện những ban màu hồng bắt đầu từ sau tai lan đến trán rồi xuống thân mình, tay và cuối cùng lan xuống chân.

Đa số các ca bệnh sởi sẽ diễn tiến lành tính và bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ di chứng gì cả. Chỉ một số ít trường hợp có thể bị biến chứng (có thể biến chứng nặng) do sởi. Những biến chứng thường gặp nhất do bệnh sởi là tiêu chảy (có thể dẫn đến mất nước do tiêu chảy), nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Một số ít bệnh nhân có thể biến chứng viêm phổi, viêm não, tổn thương mắt do thiếu Vitamin A. Những người dễ bị biến chứng nặng do sởi là những trẻ nhỏ, nhất là những trẻ suy dinh dưỡng, hay những người có bệnh lý nền sẵn như suy giảm miễn dịch (ví dụ nhiễm HIV), bệnh lý tim bẩm sinh, hay những phụ nữ đang mang thai mà chưa có miễn dịch với sởi. Phụ nữ mang thai bị sởi có thể dễ bị sảy thai hơn.

Những người chưa được chích ngừa sởi, chưa từng mắc bệnh sởi hoặc đã được chích ngừa nhưng không đáp ứng hay đáp ứng miễn dịch không đầy đủ là đối tượng dễ mắc bệnh.

Vì sởi là bệnh do siêu vi nên không có thuốc gì điều trị đặc hiệu cả. Chủ yếu vẫn là những biện pháp điều trị triệu chứng: nếu bé sốt và khó chịu vì sốt thì uống thuốc hạ sốt (có thể uống paracetamol hoặc ibuprofen, tuyệt đối không uống aspirin để giảm sốt), nếu bé sổ mũi hay nghẹt mũi thì nhỏ mũi nước muối sinh lý hay xịt nước biển sâu, nếu bé ho thì nên khuyến khích uống nước đầy đủ (nước gì cũng được, có thể sữa mẹ, sữa bò, nước trái cây, nước lọc, có điều chú ý đừng cho bé uống rượu hay bia nhe). Chú ý không cho bé uống bất cứ loại thuốc giảm ho hay thuốc sổ mũi nào, vì ho và sổ mũi giúp bé bảo vệ cho phổi (bảo vệ bé không bị viêm phổi). Những thuốc giảm ho loại thảo dược có lẽ chủ yếu chỉ để yên tâm ba mẹ của bé, và may mắn là chúng không giảm được ho gì cho bé. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc khói thuốc lá, vì khói thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng viêm tai giữa hay viêm phổi. Không ai được hút thuốc lá gần bé, nếu hút thuốc bên ngoài thì khi về nhà phải thay đồ, tắm rửa và súc miệng trước khi tiếp xúc bé, vì những chất độc của khói thuốc lá có thể vẫn còn trên người của người hút và bé có thể hít phải. Nếu bé bị tiêu chảy, có thể cho bé uống bù nước bằng dung dịch Oresol hay uống nước dừa tươi. Tuyệt đối không được uống thuốc cầm tiêu chảy. Bé nhỏ 6 tháng đến 2 tuổi có thể uống vitamine A liều cao; bổ sung vitamine A liều cao có thể giảm độ nặng của bệnh, giảm biến chứng. Khi bé có những biến chứng như viêm tai giữa hay viêm phổi, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Trước đây có nhiều truyền thuyết về chăm sóc cho trẻ bị sởi như kiêng ăn, ủ ấm, kiêng nước, kiêng gió, kiêng uống nước khi bị tiêu chảy, uống tiêu ban lộ hay đi cắt lễ cho ra ban hết. Những cách chăm sóc phản khoa học đó làm cho bé bị bệnh nặng hơn và có nguy cơ tử vong. Những bé kiêng ăn khi bị sởi sẽ bị suy dinh dưỡng và dễ dẫn đến biến chứng mù mắt do thiếu vitamin A hay viêm phổi. Những bé kiêng nước hay gió sẽ làm người bị dơ và ngứa ngáy, bé gãi nhiều sẽ gây ra trầy xước và nhiễm trùng da (tôi đã từng chứng kiến có bé bị cắt lễ đầy trên người và người thì dơ bẩn vì kiêng tắm, bé đó bị nhiễm trùng da nặng và nhiễm trùng máu). Kiêng uống nước khi bị tiêu chảy sẽ làm bé bị mất nước và có thể tử vong. Khi bé bị sởi, bé vẫn phải tắm sạch sẽ, ăn uống bình thường, ra gió thoải mái, ăn mặc thoáng mát và nằm máy lạnh 20-24 độ C (như vậy mới đủ mát và dễ chịu cho bé). Hiện nay đang rộ lên việc thoa hay tắm nước hạt mùi để ban sởi ra nhanh hơn. Hậu quả là giá của hạt mùi tăng lên một cách chóng mặt và đắt hơn giá của thịt bò Úc chính hiệu. Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học gì về hiệu quả của hạt mùi đó trong bệnh sởi, cả hiệu quả chữa bệnh, rút ngắn thời gian bệnh lẫn phòng bệnh sởi. Đây có thể xem là 1 truyền thuyết mới trong chăm sóc bệnh nhân sởi.

Đa số các bệnh nhân sởi đều có thể được chăm sóc và theo dõi tại nhà bằng những biện pháp trên. Chỉ những bệnh nhân nặng cần phải thở oxy, truyền dịch hay thở máy mới phải nhập viện theo dõi. Việc người dân hoang mang đổ xô vào những bệnh viện tuyến trên và nhập viện nằm la liệt trong bệnh viện sẽ làm hao tổn nguồn nhân lực và vật chất của bệnh viện một cách không thật cần thiết, hậu quả là bác sĩ và điều dưỡng đều mệt nhoài, không còn đủ thể lực và trí lực để tập trung chăm sóc cho những bệnh nhân nặng cần theo dõi sát sao từng giây phút (họ cũng là con người mà), và những bệnh nhân nhập viện một cách không cần thiết đó có thể bị lây chéo các bệnh khác nguy hiểm hơn.

Mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh có con nhỏ hiện nay là làm sao phòng ngừa được bệnh sởi. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất bệnh sởi là chích ngừa sởi. Hiện đang có nhiều thắc mắc xung quanh lịch chích ngừa sởi: chích 1 mũi hay 2 mũi, chích lúc mấy tháng tuổi thì được, lúc nào chích nhắc lại mũi 2, …

Vaccine sởi (cũng như quai bị, Rubella hay trái rạ) là vaccine sống giảm độc lực, có nghĩa là đó là virus sởi sống nhưng đã làm yếu đi để không gây ra bệnh thực sự. Thường ở những nước đang phát triển như Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chích mũi sởi đầu tiên cho bé 9 tháng tuổi. Trước sanh bé nhận kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai, trong đó có thể có kháng thể chống lại sởi, kháng thể này sẽ được sử dụng dần và thường hết lúc khoảng 1 tuổi. Vì vậy, nếu bé chích vaccine sởi trước 1 tuổi, kháng thể còn trong máu sẽ tiêu diệt 1 phần vaccine sởi đó (tiêu hủy bao nhiêu không biết được), cơ thể chỉ đáp ứng tạo kháng thể đối với phần vaccine còn lại thôi, có thể là chỉ còn 50% hay 60% vaccine chích vào. Hiện tượng này gọi là đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn, Vì vậy, nếu bé được chích mũi vaccine sống như sởi trước 1 tuổi thì liều vaccine đó không được tính là 1 mũi chích đầu tiên, và từ 1 tuổi trở lên phải chích lại (thường chích mũi sởi - quai bị - Rubella) và lúc đó mới tính là mũi chích đầu tiên (mũi 1). Nếu bé chích vaccine sởi đầu tiên vào lúc 1 tuổi trở lên thì đáp ứng miễn dịch được xem là hoàn toàn và lượng kháng thể tạo ra đủ sử dụng trong vài năm, do đó bé sẽ được chích nhắc lại 1 mũi vaccine sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) (mũi 2) lúc 4-6 tuổi (không nhất thiết phải tiêm nhắc lại sớm hơn, tuy nhiên muốn tiêm nhắc sớm hơn cũng được, miễn là phải cách mũi vaccine sống tối thiểu 4 tuần lễ). Nếu chích liều đầu tiên sau 1 tuổi thì hiệu quả bảo vệ của vaccine sởi là hơn 97%. Do đó, có những bé được chích sởi liều đầu tiên trước 1 tuổi, đến sau 1 tuổi thì kháng thể giảm nhiều do đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn như đã nêu trên, nếu bé không được chích nhắc lại mũi vaccine sởi thì bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, những bé đã chích ngừa sởi rồi và đã có đáp ứng miễn dịch, nếu bé bị sởi thì thường sẽ bị nhẹ hơn những bé chưa được chích ngừa sởi bao giờ. Nếu con bạn đã được chích ngừa sởi rồi và đã chích theo lịch đầy đủ thì bạn không phải lo lắng quá mức như bao nhiêu phụ huynh đang bị những thông tin trên các phương tiện đại chúng “bủa vây” như hiện nay.

Dẫu cho vaccine sởi tiêm trước 1 tuổi không có đáp ứng miễn dịch hoàn toàn, nhưng nó vẫn có hiệu quả bảo vệ tạm thời. Do đó, nếu như đang có dịch sởi như hiện nay, bé từ 6 tháng - 11 tháng vẫn có thể chích 1 mũi sởi để bảo vệ tạm thời. Tuy nhiên, đến sau 1 tuổi bé vẫn phải được chích sởi (hay sởi - quai bị - Rubella) mũi 1. Nếu bé tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi và chưa được chích ngừa sởi, việc chích ngừa sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh sởi hay giảm nguy cơ bị sởi nặng.

Việc chích ngừa sởi kịp thời và đủ là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Hiện tượng dịch sởi quay lại gần đây có lẽ một phần do các phụ huynh đã không cho các bé đi chích ngừa đầy đủ do lo ngại những phản ứng phụ của chích ngừa (do những thông tin có phần phiến diện của truyền thông về những phản ứng sau chích ngừa). Kinh nghiệm của thế giới cho thấy rõ điều này. Năm 2012-2013 tại Anh và Wales xảy ra 1 dịch sởi gây bệnh cho khoảng 3000 bệnh nhân, hầu hết khoảng 10-18 tuổi. Nguyên nhân của vụ dịch sởi đó là do 1 nghiên cứu của BS Andrew Wakefield công bố vào năm 1998, cho rằng vaccine MMR (sởi - quai bị - Rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ em. Vì vậy các phụ huynh từ chối chích ngừa cho con của mình vì những thông tin đó. Kết quả là những trẻ không được chích ngừa sởi đầy đủ lúc đó đã không có đủ miễn dịch bảo vệ với sởi nên mới bị mắc bệnh sởi trong trận dịch đó. Trở lại kinh nghiệm của Việt Nam. Vào năm 2006 có 1 vụ tai biến sau khi chích vaccine MMR tại 1 số trường ở quận 5, khiến 1 bé tử vong và khoảng 5-6 bé khác bị nhiễm trùng huyết, khiến cho các phụ huynh không ai dám cho con chích ngừa MMR. Thực chất tai biến đó không liên quan đến bản thân vaccine MMR, mà là do vi khuẩn tụ cầu lây vào một số bé được chích và gây nhiễm trùng huyết (nguồn gốc của vi khuẩn đó có lẽ từ hầu họng của 1 nhân viên chích ngừa). Sau đó 1 thời gian, bệnh sởi đã quay lại. Thời gian gần đây, cũng do một số thông tin báo chí đăng tải các vụ xảy ra sau khi chích ngừa (mà đa số các vụ đó nguyên nhân tử vong không liên quan đến vaccine) mà phụ huynh không cho con chích ngừa kịp thời và đầy đủ, khiến một số bệnh quay lại như sởi và thủy đậu.

Vậy để chích ngừa kịp thời và đầy đủ, có một số biện pháp hiệu quả và đơn giản. Khi bé đi khám định kỳ, lúc đó có thể chích được bao nhiêu mũi vaccine thì hãy cho bé chích cũng 1 lúc (tất cả các vaccine đều có thể chích cùng 1 lúc được), như vậy sẽ đỡ mắc công đi nhiều lần, bé được bảo vệ kịp thời và đỡ bị tình trạng thiếu hụt vaccine do nhiều nguyên nhân (nếu mỗi lần đi chích ngừa mà chỉ chích 1 mũi rồi để lần khác chích 1 mũi khác thì có khi vaccine lần sau bị hết). Nếu bé đi khám bệnh vì bệnh lý gì đó mà không có sốt, bé vẫn có thể chích ngừa được, ví dụ bé đang ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy vẫn có thể chích ngừa được nếu bé không sốt và vẫn chơi (kinh nghiệm là khi phụ huynh dẫn bé đi khám bệnh, nên đem theo sổ chích ngừa để bác sĩ biết bé còn cần chích vaccine nào nữa). Trong tình hình thiếu nhiều loại vaccine như hiện nay (vaccine sởi - quai bị - Rubella cũng đang thiếu), bé vẫn nên đi chích ngừa các loại bệnh khác, đặc biệt là chích ngừa cúm cho trẻ nhỏ vì chúng vẫn có thể bị lây cúm và bị biến chứng nặng do cúm (viêm phổi, thậm chí tử vong).

Như mọi loại vaccine khác, vaccine sởi cũng có thể có một số tác dụng phụ. Có khoảng 10% bé có thể sốt và phát ban sau khi tiêm vaccine sởi khoảng 1-2 tuần, tuy nhiên tình trạng này nhẹ và tự khỏi hoàn toàn. Vaccine sởi là vaccine sống nên trên nguyên tắc không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai hay người đang suy giảm miễn dịch. Đương nhiên, người dị ứng nặng với thành phần trong vaccine sởi (ví dụ dị ứng với kháng sinh Neomycine) cũng không tiêm vaccine này được. Vaccine sởi vẫn có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.


Ngoài biện pháp chích ngừa để phòng bệnh, cũng có một số biện pháp khác có hiệu quả (tuy không cao bằng tiêm ngừa). Virus sởi cũng lây giống những virus đường hô hấp khác, do đó che miệng khi ho hay hắt hơi hay rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sát khuẩn cũng là cách rất tốt để ngừa bệnh sởi lây lan. Thói quen của người lớn ở Việt Nam là hay hôn hít con nít nhỏ, đó là cách thể hiện tình thương, tuy nhiên hành động này cũng có thể lây những bệnh lý đường hô hấp cho bé nhỏ. Do đó, nếu có thấy đứa bé dễ thương, các bạn có thể hôn… chân nó, hoặc hôn gió thôi nhe. Nếu hôn vào mặt nó, có khi ba mẹ nó cũng buồn mà không dám nói đó.


Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu tiếng Anh về bệnh sởi ở link sau
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/basics/definition/con-20019675
 
Chỉnh sửa cuối:

degiocuondi131

Xe đạp
Biển số
OF-158167
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
37
Động cơ
351,262 Mã lực
Cám ơn bác, ở HN thì em có thể đến đâu tiêm 2 loại vaccine trên, làm xét nghiệm bệnh lao và xin xác nhận vào mẫu sau ạ :
http://shc.ua.edu/files/2010/04/Immunization-Form-Revised1.pdf
Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế ở 35 Trần Bình bạn nhé (cái này thì mình chắc chắn, anh họ mình xin chứng nhận ở đây). Ngoài ra thì Trung tâm Y tế dự phòng ở Nguyễn Chí Thanh cg có chứng nhận thì phải (cái này mình ko chắc chắn lắm)
 

EnterBara

Xe hơi
Biển số
OF-316941
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
133
Động cơ
294,710 Mã lực
Tiêm ở nguyễn chí thanh đông lắm ra 35 trần bình đỡ hơn
 

Longfordever

Xe buýt
Biển số
OF-199456
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
840
Động cơ
465,496 Mã lực
May quá gặp cụ Đốc tờ ở đây, cảm ơn cụ đã có bài viết bổ ích.
Cụ cho em hỏi mấy ý:
- F1 nhà em mới được 5 tháng 13 ngày, cháu bị đau 1 mắt từ hôm qua, 22/4, có dử mắt và đỏ, bình thường cháu đi ngoài 1 lần nhưng hôm qua đi 2 lần. sáng nay dậy thì đau thêm mắt thứ 2 và bắt đầu sốt 38.5 độ. Em mới nhỏ thuốc tobrex cho cháu, chưa uống thuốc hạ sốt hay bất kỳ loại thuốc gì. Sáng sớm nay có bị trớ 1 ít trong đó có lẫn đờm xanh nhạt. Cháu ti mẹ hoàn toàn từ bé.
- Gấu nhà em thì bé đã bị sởi rồi nhưng chưa tiêm phòng lần nào.
Vậy cụ Đốc cho em hỏi là Gấu bi h đi tiêm phòng có được không ? khi F1 đang sốt thế này thì miễn dịch có thể truyền sang cháu theo đường sữa không ạ? F1 có nên đi tiêm phòng luôn lúc này không ạ (rồi đến 9 tháng lại tiêm tiếp)? Em sốt ruột quá.

Đa tạ cụ hồi đáp
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,121
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
May quá gặp cụ Đốc tờ ở đây, cảm ơn cụ đã có bài viết bổ ích.
Cụ cho em hỏi mấy ý:
- F1 nhà em mới được 5 tháng 13 ngày, cháu bị đau 1 mắt từ hôm qua, 22/4, có dử mắt và đỏ, bình thường cháu đi ngoài 1 lần nhưng hôm qua đi 2 lần. sáng nay dậy thì đau thêm mắt thứ 2 và bắt đầu sốt 38.5 độ. Em mới nhỏ thuốc tobrex cho cháu, chưa uống thuốc hạ sốt hay bất kỳ loại thuốc gì. Sáng sớm nay có bị trớ 1 ít trong đó có lẫn đờm xanh nhạt. Cháu ti mẹ hoàn toàn từ bé.
- Gấu nhà em thì bé đã bị sởi rồi nhưng chưa tiêm phòng lần nào.
Vậy cụ Đốc cho em hỏi là Gấu bi h đi tiêm phòng có được không ? khi F1 đang sốt thế này thì miễn dịch có thể truyền sang cháu theo đường sữa không ạ? F1 có nên đi tiêm phòng luôn lúc này không ạ (rồi đến 9 tháng lại tiêm tiếp)? Em sốt ruột quá.

Đa tạ cụ hồi đáp
Nếu Gấu nhà cụ bị mắc sởi rồi thì sẽ có miễn dịch suốt đời, không phải tiêm nữa. Triệu chứng của sởi thông thường biểu hiện đầu tiên bằng sốt, phát ban... nếu bé nhà cụ không có phát ban thì khả năng sốt do nguyên nhân khác. Tốt nhất vẫn nên cho cháu đi khám bác sĩ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top