- Biển số
- OF-863085
- Ngày cấp bằng
- 8/7/24
- Số km
- 545
- Động cơ
- 43,544 Mã lực
- Tuổi
- 52
Dạ em Bắc 75 mà cụ.Vậy cụ là từ mbắc di cư vào ?
Dạ em Bắc 75 mà cụ.Vậy cụ là từ mbắc di cư vào ?
Dạ Ông già em cũng được phân căn Vila số 19 Duy Tân mà không nhận. Bây giờ la Ngân hàng to đùng góc Ng Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch Q3 đấy cụ. Bà già em tiếc mãi nhưng riêng em chả thấy tiếc gì cả. Tới tuổi này thì em thấy của cải đúng là phù du,nay được mai mất.Cụ sinh năm 1972, bằng tuổi ông anh thứ 3 (SG gọi là anh Tư) - con bác ruột em. Đọc bài của cụ em thấy có khá nhiều điểm tương đồng giống gđ nhà bác em, đều là con cán bộ, đều sinh ra tại HN nhưng lại lớn lên ở SG và có kiểu ăn chơi của con nhà rất có điều kiện lúc bấy giờ. Trong lúc chờ cụ đi đá banh thì em kể chuyện nhà bác em vậy .
Bác rể em là cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954 sau đó gặp bác gái em, hai người lấy nhau, sinh được 4 người con lần lượt các năm 68, 70, 72, 74 tại Hà Nội. Kết thúc chiến tranh hai bác quay về SG làm việc từ năm 1976, bác em được phân nhà ở Ngã 4 Phú Nhuận nhưng lại không nhận. Bác em về Thủ Đức và làm GĐ trại nhân giống gà T.Đ.A - nổi tiếng 1 thời. Do ba mẹ đều là cán bộ, gia đình có điều kiện (so với lúc bấy giờ) nên các anh chị họ em rất sướng. Năm 1989 lần đầu tiên em được vào nhà bác mà choáng ngợp. Lúc đó nhà bác đã xây kiểu biệt thự, mỗi người mỗi phòng riêng, ăn uống vô cùng thoải mái. Nói chung cuộc sống hoàn toàn ở 1 đẳng cấp khác biệt. Chính vì sung sướng từ nhỏ nên cả 4 anh chị (3 trai, 1 gái) đều không coi trọng việc học hành và yêu rất sớm. Ông anh Hai có người yêu từ năm lớp 7, học hết lớp 12 ổng k muốn học ĐH nhưng chị người yêu thì vẫn đi học nên đợi chị kia học xong là cưới. Đến giờ ông ấy vẫn bảo: cả đời chỉ biết yêu 1 lần, lấy đúng 1 người và ngủ với đúng 1 người . Ông anh Ba cũng vậy, học hết 12 là đòi đi làm, vào xí nghiệp chỗ bác em làm đc vài năm rồi chuyển qua mì ăn liền Mi-li-két & khi Coca-Cola xây nhà máy ở Linh Trung xong thì đổi qua đó làm. Sau anh Ba làm lái xe taxi Mai Linh và giờ thì ổng là chủ quán bún bò nổi tiếng nhất nhì Thủ Đức. Lúc còn trẻ, tình trường của ổng nổi tiếng luôn vì toàn yêu các em hoa khôi, yêu em nào cũng chụp ảnh chung gửi ra khoe ngoại nhưng khi lấy vợ thì lại lấy 1 chị nhan sắc vô cùng bình thường. Không biết bà chị dâu em bắt vía kiểu gì mà ông í sau khi cưới lại ngoan 1 cách bất thường, thậm chí là còn có tiếng "nghiện vợ" hạng nặng. Ông anh Tư (tên giang hồ gọi ổng là H. gà) - bằng tuổi cụ, ông này quậy nhất nhà, lúc đi học thì đánh nhau tranh giành gái, đá gà, hút cần cỏ đủ kiểu... Lúc đó SG có thú vui gì thì ổng chơi thứ đó. Em nhớ năm 1991 ông ấy phải bỏ học chạy ra Bắc trốn vì có liên quan đến 1 vụ đánh nhau giữa các nhóm giang hồ gì đó. Ông ấy trốn ở nhà bà ngoại (cũng là bà nội em) gần 1 năm rồi về bỏ học luôn. Vậy là sự học đứt gánh giữa đường cũng giống cụ . Nhưng ông này chẳng có tài lẻ gì ngoài đá gà + oánh lộn nên cuối cùng bác em tống vào Xí nghiệp làm, sau ổng cũng bỏ ra ngoài đi làm cho 1 công ty vàng bạc đá quý. Em nhớ hình ảnh lúc còn trẻ của ông ấy: cao, gầy, tóc xoăn, rất đẹp trai, mặc quần jeans rách, áo thun, cưỡi xe Honda nhìn vô cùng lãng tử. Có dạo cả nhà cứ tưởng ông ấy xì ke ma toé nhưng hú hồn, ổng chỉ chơi cần sa hay lá gì gì đó tới khi lấy vợ là bỏ cần kẹo. Giờ thì ổng ở nhà nấu cơm, phụ vợ bán + ship hàng cho khách, rảnh là bày bàn ra nhậu. Ổng đã nhậu là lai rai từ chiều cho tới đêm luôn...
P/s: không biết cụ chủ thớt nói giọng Bắc hay Nam? Các anh chị em lúc bé ở HN thì nói giọng Bắc sau vào SG thì nói giọng SG 100%, cứ như sinh ra tại SG và chưa từng ở HN ngày nào ấy .
Dạ cụ cứ suy tên anh ấy là ra đấy ạ. Còn hệ thống Hai Lúa là chuỗi nhà hàng của cô Thu,thời điểm đầu 90 là chủ của 5 nhà hàng bia ôm ở Q.1 mà em có thời gian đầu quân dưới trướng.Nhà hàng Tràm Chim toàn bưởi da xanh đây rồi . 1 lần em đi theo 1 đoàn vào đấy ăn mà cứ lác hết cả mắt. Dân vào đây đều có số má ăn chơi, ví dày cả. Chỗ này giờ đổi tên thành nhà hàng Hai Lúa rồi ạ, k biết có đổi chủ không?
Cụ nhắc đến công ty Âm thanh ánh sáng Q.T - top 10 SG mà em không thể luận ra công ty nào. Cv của em có chút liên quan và các công ty chuyên cho thuê thiết bị âm thanh - ánh sáng - màn hình LED lớn ở SG em biết khá nhiều vd như Âu Lạc (Alta Media, 5 Sao (FiveStars), Hồng Nhân...
Vui quá mừng cụ chơi với diễn đàn lâu dài. Nhà cháu bắc 54 - bắc 75 đủ cả, nhưng 75 thì nhiều. Bà cô ruột, trước làm kế toán ở kỳ hòa nói ra chắc cụ biết liền. Chồng và cả tổng nhà chồng là ca.Dạ em Bắc 75 mà cụ.
Em không hề ăn chơi nhưng cũng vào Tràm Chim (ĐBP, Q3) mấy lần rồi. Hai Lúa trên đường Phan Văn Trị (GV) em cũng vào 1 lần. Tràm Chim thì tiếp viên mặc đồ hiện đại hơn, Hai Lúa thì toàn đồ bà ba. Cả 2 đều có dàn tiếp viên rất trẻ, đẹp và đúng là toàn bưởi da xanh với 5 roi. Vào cả 2 nhà hàng em đều ngoan, không hề quậy (có lẽ do chưa đủ đẳng cấp để quậy), chỉ nhậu, ngắm gái rồi về, thanh toán có người lo.Nhà hàng Tràm Chim toàn bưởi da xanh đây rồi . 1 lần em đi theo 1 đoàn vào đấy ăn mà cứ lác hết cả mắt. Dân vào đây đều có số má ăn chơi, ví dày cả. Chỗ này giờ đổi tên thành nhà hàng Hai Lúa rồi ạ, k biết có đổi chủ không?
Cụ nhắc đến công ty Âm thanh ánh sáng Q.T - top 10 SG mà em không thể luận ra công ty nào. Cv của em có chút liên quan và các công ty chuyên cho thuê thiết bị âm thanh - ánh sáng - màn hình LED lớn ở SG em biết khá nhiều vd như Âu Lạc (Alta Media, 5 Sao (FiveStars), Hồng Nhân...
chỗ này em biết vì gần chi nhánh miền Nam của cty em, 1 lối vào từ hẻm TVL, 1 lối vào từ hẻm LTT. Trong này phải nói chuyên nghiệp, từ quán xá, vệ sinh và an ninh. Mỗi tội giá toàn giành cho quốc tịch Hàn Quốc, Nhật bản và TQ.Hình minh hoạ, SG những năm 2024
Thời đó các cụ nghĩ đơn giản với lại khả năng sau chiến tranh trở về lành lặn, an bình đã là 1 điều may mắn rồi, mấy ai nghĩ tới chuyện đất cát, nhà cửa. Các cụ tập kết ra Bắc trở về có lẽ đều có suất phân nhà, chia đất, vị trí nhà đất ở đâu thì tuỳ vào địa vị công tác.Dạ Ông già em cũng được phân căn Vila số 19 Duy Tân mà không nhận. Bây giờ la Ngân hàng to đùng góc Ng Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch Q3 đấy cụ. Bà già em tiếc mãi nhưng riêng em chả thấy tiếc gì cả. Tới tuổi này thì em thấy của cải đúng là phù du,nay được mai mất.
Lúc mới vào Nam năm 75 em nói giọng Bắc hoàn toàn. Năm đi học bắt đầu tập nói giọng Nam để không bị chúng nó chọc ghẹo. Riết rồi bị " tẩu hoả nhập ma " nên nói chuyện với cha mẹ lúc trước và với anh chị em,em vẫn dùng giọng Nam tự nhiên như hơi thở. Nhưng khi ra Bắc làm em vẫn nói tiếng Bắc cụ ạ.
Em chịu, k suy luận đc cụ ạ. Thôi kệ bác ấy với công ty của bác ấy vậy.Dạ cụ cứ suy tên anh ấy là ra đấy ạ. Còn hệ thống Hai Lúa là chuỗi nhà hàng của cô Thu,thời điểm đầu 90 là chủ của 5 nhà hàng bia ôm ở Q.1 mà em có thời gian đầu quân dưới trướng.
Cụ đc người khác trả tiền thì cần gì biết ví dày hay mỏng . Tràm Chim toàn "hàng" tuyển, e nghe nói khách bo ít các em ấy còn không thèm nhận cơ. Trên OF có 1 cụ anh rất rành mấy cái món như Tràm Chim này nhưng giờ anh ấy k còn xuất hiện ở đây nữa, quy y cửa vợ luôn rồi .Em không hề ăn chơi nhưng cũng vào Tràm Chim (ĐBP, Q3) mấy lần rồi. Hai Lúa trên đường Phan Văn Trị (GV) em cũng vào 1 lần. Tràm Chim thì tiếp viên mặc đồ hiện đại hơn, Hai Lúa thì toàn đồ bà ba. Cả 2 đều có dàn tiếp viên rất trẻ, đẹp và đúng là toàn bưởi da xanh với 5 roi. Vào cả 2 nhà hàng em đều ngoan, không hề quậy (có lẽ do chưa đủ đẳng cấp để quậy), chỉ nhậu, ngắm gái rồi về, thanh toán có người lo.
Có lần em vào Tràm Chim, khách ngay bàn bên cạnh không biết bo thế nào mà gặp đúng mấy em tiếp viên thuộc diện dữ dằn, nó chửi oang oang, quản lý phải ra can thiệp, mấy ông khách quê quá, chuồn lẹ.
Sau covid Nhật dạt hết qua khu PVC Bình Thạnh rồi cụ. Khu TVL, NVN, LTT giờ vắng hoe.chỗ này em biết vì gần chi nhánh miền Nam của cty em, 1 lối vào từ hẻm TVL, 1 lối vào từ hẻm LTT. Trong này phải nói chuyên nghiệp, từ quán xá, vệ sinh và an ninh. Mỗi tội giá toàn giành cho quốc tịch Hàn Quốc, Nhật bản và TQ.
98-99-2000 startac X tính ra VND nó cũng 7 số đấy. Tôi may mắn sở hữu em nó,sau bị 1 cửa hàng lừa và tôi đập tan cửa hàng nó luôn.Cụ khủng nhỉ. Năm 98 thì em thấy sếp em giám đốc cn NH big4 cầm cái motorola hay ericson ăng-ten cứng cơ.
.
Cũng có nhiều cụ "khai man" chưa vợ con, đồng đội đi cùng thì bao che để đc lấy vợ khác đấy ạ. Ví dụ như bác rể em. Bác gái em hồi đó là hoa khôi ở cơ quan, bác rể em tán và cam kết là chưa vợ con thì bác gái em mới lấy. Mãi đến năm 1980, sau khi gia đình về SG đc 4 năm rồi thì mới phát hiện bác trai từng có vợ và 1 anh con trai . Thời gian bác trai ra Bắc tập kết thì vợ con đầu của bác ấy chuyển về Biên Hoà sống và mất liên lạc. Bác trai tưởng hai người đã "mất" nên khai man là chưa vợ chưa con. Bác gái em sau khi biết sự thật đã giận bác trai và không cho bác trai ngủ chung cho tới tận khi bác gái em mất (2003) . Bác gái từng kể với mẹ em: "nếu ông ấy không cam kết và không có người làm chứng ông ấy còn độc thân thì chị đã không lấy. Giờ nằm với ông ấy lại cứ nghĩ tới hoàn cảnh của chị Ba (vợ cũ của bác) là chị không thể nào nằm nổi...". Trước khi bác gái em mất vài tháng, như có điềm baó trước bác đột nhiên ra HN ở mấy tháng, đi thăm hết 1 lượt họ hàng, bạn bè cũ và thăm cả lăng Bác. Cũng trong chuyến đi ấy bác trai hớn hở khoe với bố em: "hơn hai mươi năm nay giờ chị mới cho anh lên nằm chung giường"! Sau chuyến đi đó bác gái em về bị viêm túi mật, mổ ở BV Việt Thắng - Thủ Đức rồi mất đột xuất từ 1 chứng bệnh tưởng chừng như không hề nguy hiểm . Thoáng cái đã 21 năm trôi qua, ba hôm nữa là tới ngày giỗ bác gái.Nói về cán bộ miền nam ra bắc tập kết sau 54. Những ông nào đã có vợ khi ra bắc mà vợ vì điều kiện ko thể cùng ra theo được thì chính quyền cũ , đặc biệt là thời kỳ ông Diệm Nhu họ chơi kiểu này. Buổi sáng sớm nhòm nhà nào có vợ ở nhà một mình là lính nó đi xe honda đến rồi lại đi ra . Chơi bài này thì ai chả nghĩ tối qua nó ngủ lại ở đấy. Thế nên khi gia đình viết thư ra bắc là vợ nó bồ bịch v..vv khi chồng đi vắng là ông chồng ngoài này tư tưởng đã dao động vì cũng ko thể biên thư vào hỏi vợ. Khi đưa ra tổ chức là tình cảnh gia đình như thế và muốn lấy vợ ngoài này, thì tổ chức đồng ý ngay, nên nhiều cụ có tập 2 ngoài này mà sau giải phóng đưa cả gia đình, con cái về thì người vợ cũ vẫn cứ chờ mong chồng và chưa có gì cả. Đây là bi kịch của chiến tranh khi đất nước bị chia cắt.
Em thì ko đi lính ở 98 nhưng nhà em trong Z chung hàng rào với E98 nên em chỉ biết cuộc sống của lính tráng thôi,ngày xưa có các cụ lính hay đi cơ động vào xóm em làm đổi công lấy tre.cụ ở 98 chắc ko lạ gì dốc hà chênh nhỉ,một thời lẫy lừng trung tâm giải trí của cả quân và dânBọn em hội thao QK2, đóng quân D17 tối mặc ko đúng quy định, ra ngoài mua trà, sữa, đá mà cả sỹ quan, chiến sỹ cứ rén vệ binh suốt. Cụ thời đó chắc nghe tiếng cụ Tráng d trưởng E 198. bây h nghe đâu mất rồi, lúc đang chức đeo lon đại tá vì bị K.
Tới tận 1987 trước khi kết thúc thời gian ở Campuchia, em mà ở lại thì cũng vẫn còn được phân nhà ở CMT8. Hồi đó cụ GD Sở Ngoại vụ cứ gạ ở lại trong đó làm việc. Ông trưởng phòng tổ chức thì là sự phụ thân thiết từ bên Campuchia rồi. Khổ cái là nghe gái nó hú ghê quá nên phải về Bắc để cưới.Thời đó các cụ nghĩ đơn giản với lại khả năng sau chiến tranh trở về lành lặn, an bình đã là 1 điều may mắn rồi, mấy ai nghĩ tới chuyện đất cát, nhà cửa. Các cụ tập kết ra Bắc trở về có lẽ đều có suất phân nhà, chia đất, vị trí nhà đất ở đâu thì tuỳ vào địa vị công tác.
Mẹ cụ tiếc cái biệt thự Q3 nhưng nhà cụ cũng ở Biệt thự CMT8 - TB, so về giá trị thì chắc không bằng Q3 nhưng giờ khối người mơ chả đc ấy ạ .
Về giọng nói, các anh chị nhà bác em giờ chỉ còn ăn món Bắc chứ giọng Bắc thì không thể nói lại đc như cụ.
Chả giấu được thầy Wat cái gìNhững năm 9x thì gái MN 35-40 không xập xệ như chị em ngoài bắc đâu. Họ biết cách ăn mặc, giữ gìn vóc dáng từ xưa nên vẫn ngon lành lắm.
Gái bắc có những đặc tính quý là chịu thương , chịu khó , chịu khổ. Nhưng có một đặc điểm là thù sâu, nhớ dai. Nhưng em cũng được chứng kiến số ít họ dàn xếp ổn thỏa . Số này là người chồng phải tinh thì mới được. Khi về nhà cái là ông chồng đánh hơi được là bà vợ cả vẫn ở nhà đợi mình , nhưng thường họ lại ko ở cùng gia đình chồng, vì nhà chồng đã viết thơ ra bắc nghi ngờ họ thì ở cùng hay ở gần cũng bị dày vò suốt thôi. Nên phải thu xếp ở nơi xa bà vợ mới ngoài bắc này, cán bộ tập kết về sau giải phóng nhận công tác là thường có địa vị khá cao , nên kiếm 1 cái nhà , 1 chỗ ở , 1 công việc mới cho bà vợ cũ là quá đơn giản. Mà đàn bà thời ấy xe cộ có biết gì đâu, nên ai ở đâu ở yên đấy. Một thời gian dài 2 chân đạp 2 thuyền.Cũng có nhiều cụ "khai man" chưa vợ con, đồng đội đi cùng thì bao che để đc lấy vợ khác đấy ạ. Ví dụ như bác rể em. Bác gái em hồi đó là hoa khôi ở cơ quan, bác rể em tán và cam kết là chưa vợ con thì bác gái em mới lấy. Mãi đến năm 1980, sau khi gia đình về SG đc 4 năm rồi thì mới phát hiện bác trai từng có vợ và 1 anh con trai . Thời gian bác trai ra Bắc tập kết thì vợ con đầu của bác ấy chuyển về Biên Hoà sống và mất liên lạc. Bác trai tưởng hai người đã "mất" nên khai man là chưa vợ chưa con. Bác gái em sau khi biết sự thật đã giận bác trai và không cho bác trai ngủ chung cho tới tận khi bác gái em mất (2003) . Bác gái từng kể với mẹ em: "nếu ông ấy không cam kết và không có người làm chứng ông ấy còn độc thân thì chị đã không lấy. Giờ nằm với ông ấy lại cứ nghĩ tới hoàn cảnh của chị Ba (vợ cũ của bác) là chị không thể nào nằm nổi...". Trước khi bác gái em mất vài tháng, như có điềm baó trước bác đột nhiên ra HN ở mấy tháng, đi thăm hết 1 lượt họ hàng, bạn bè cũ và thăm cả lăng Bác. Cũng trong chuyến đi ấy bác trai hớn hở khoe với bố em: "hơn hai mươi năm nay giờ chị mới cho anh lên nằm chung giường"! Sau chuyến đi đó bác gái em về bị viêm túi mật, mổ ở BV Việt Thắng - Thủ Đức rồi mất đột xuất từ 1 chứng bệnh tưởng chừng như không hề nguy hiểm . Thoáng cái đã 21 năm trôi qua, ba hôm nữa là tới ngày giỗ bác gái.
Thì mấy năm lang bạt trong đó từ 78 -85 lại ở K về sẵn tiền nên cũng có ăn chơi xả láng chút cho biết mùi đời nên cũng va chạm đủ các lứa tuổi. Ngay chị Năm bán cafe em nói kể chuyện cũng U40 nhưng vóc dáng, mặt mũi trông cũng ra gì lắm. Nên sáng nào cũng phải ngồi quán chị Năm là vậy.Chả giấu được thầy Wat cái gì
Hihi... Chả có nhà đất nào bằng tiếng gọi của tình yêu bác nhỉ . Có "em" thì không có nhà , lẽ ra lúc ấy bác phải thuyết phục bác gái vào SG thì có phải là được cả nhà lẫn "em" rồi không ạTới tận 1987 trước khi kết thúc thời gian ở Campuchia, em mà ở lại thì cũng vẫn còn được phân nhà ở CMT8. Hồi đó cụ GD Sở Ngoại vụ cứ gạ ở lại trong đó làm việc. Ông trưởng phòng tổ chức thì là sự phụ thân thiết từ bên Campuchia rồi. Khổ cái là nghe gái nó hú ghê quá nên phải về Bắc để cưới.
Rồi mợ ơi. Cưới xong đưa sang Campuchia chơi 3 tháng rồi về SG gần 10 ngày đưa đi đủ nơi, còn dẫn đi xem nhà luôn, nhưng y thị không nghe. Đành bỏ lỡ cơ hội duy nhất trong đời. Đến 5/1988 em giã từ mảnh đất phương Nam không hẹn ngày trở lại.Hihi... Chả có nhà đất nào bằng tiếng gọi của tình yêu bác nhỉ . Có "em" thì không có nhà , lẽ ra lúc ấy bác phải thuyết phục bác gái vào SG thì có phải là được cả nhà lẫn "em" rồi không ạ
Hồi đó SG đất rộng người thưa. Năm 89 em lần đầu đặt chân vô SG, nhà bác em lúc đó đc coi như ngoại thành, xa tít mù khơi, đường còn trải sỏi + đá dăm, cây cối um tùm. Nhà bác ở là 1 căn biệt thự cũ của 1 người bên kia chiến tuyến đã di cư đi Mỹ năm 1975. Kế bên nhà bác cũng là 1 căn biệt thự tương tự. Lúc ấy nhà đất còn rất rẻ, bác em cứ bảo bố mẹ em chuyển vào, mua lại cái biệt thự kia để ở cạnh bác em luôn mà mẹ em không muốn đi. Cái biệt thự ấy sau một người chú họ em làm thủ thuỷ tàu viễn dương mua lại. Con cái chú vẫn ở đó, đất chia đều cho ba người con, mỗi người hơn 1000 m2. Vị trí mặt tiền đường nhỏ kế bên Hoàng Diệu.