Em xin rẽ ngang tí, để cụ Formen điền vào ô trống số 7 nhé.
khoảng năm 2002, lúc này em đã nghỉ làm ở nhà hàng bia ôm, vì nghề đàn organ bia ôm dã thoái trào Chẳng hạn, năm 1997, em từ nhà hàng Trúc Xinh ( Trương Định Q.3 ) chuyển sang chi nhánh của nó mới khai trương là Trúc Bạch ( Cao Thắng Q.3 ), thu nhập dừng ở con số bất di bất dịch là 3 triệu/ tháng, không hơn không kém, y như CB - CNV Nhà nước lĩnh lương cố định vậy Vì sao vậy ? Vì Trúc Bạch có 2 nhạc công là em và anh Thành " Tuấn Vũ ", mỗi đứa một ngày chỉ đàn được 1 bàn khách. Hầu như không ngày nào bị " lốc ", nhưng cũng không bao giờ chạy được 2 bàn/ ngày. Tiền bo cho ban nhạc cũng luôn ở mức 100.000, hiếm khi nào đột phá lên được 200. Do vậy tháng nào đi làm đủ thì lĩnh 3.000.000, đi làm 28 ngày thì có 2800.000. Xin mở ngoặc ở đây một chút là chính ở nhà hàng Trúc Bạch này, ( em đã gặp một trường hợp hiếm có về độ " dâm " của người con gái ( xin lỗi các Mợ thật nhiều, nhưng khó quá biết dùng từ nào khác hơn nhỉ ). Em này tên là Thoa, người có da có thịt, ba vòng vòng nào ra vòng ấy. Sau vài đêm mặn nồng, em này hiên ngang đến độ tối tối khi tan làm là đứng trước cửa nhà hàng canh em vì sợ em đi với cô khác ( em này đi chiếc Dream, lúc đó là khá bảnh rồi ), bỏ qua những lời xì xào của đám giữ xe, bồi đào đang lũ lượt ra về. Em ra cửa là phải leo lên xe chở em về phòng trọ ( tiền phòng em Thoa lo hết ). Về sau em sợ quá, phải tìm đủ cách trốn. Câu chuyện trốn của em luôn là đề tài gây nên những trận cười nghiêng ngả của đám bồi, đào thích ngồi lê đôi mách.
Trở lại chuyện năm 2002. Lúc này em vừa làm bầu đám cưới ở khu Đầm Sen, vừa cho thuê âm thanh cố định ở các nhà hàng, tụ điểm hát với nhau. Lúc cao điểm môt đêm em phải chạy 5 điểm để thu tiền âm thanh. Trong đó trên đường Lê Văn Sỹ Q.TB có 2 điểm đối diện nhau. Một là quán Lẩu Dê khá lớn, có chương trình Hát với nhau hàng đêm,do anh Quang " Quan Họ " phụ trách ( Anh Quang hiện nay là Chủ nhiệm CLB Quan họ Trúc Xinh - Cung VH LĐ TPHCM ). Còn điểm kia đối diện quán Lẩu dê, gần ngã tư Phạm Văn Hai. Đó là một nhà hàng sân vườn, có phòng lạnh phía trong dùng làm Bar Hát với nhau. Nhà hàng do anh Minh, một đàn anh giang hồ làm chủ. Bar Hát với nhau do cặp vợ chồng Mai MC và anh Dũng đàn cổ làm bầu. Xin giải thích đôi dòng cho các cụ về cách thức làm bầu ở các tụ điểm hát với nhau, vốn mọc lên rất nhiều ở SG lúc đó. Đại đa số các nhà hàng không trả lương cho bầu, các bầu chỉ ăn tiền bông do khách lên tặng, lời ăn lỗ chịu. Tiền chi phí cho một đêm thời điểm đó khoảng 150.000, bao gồm âm thanh 50.000, đàn organ 50.000, MC 50.000. Bầu nào có dàn âm thanh ( không phải thuê ), hoặc biết làm MC , biết đàn thì đỡ được những khoản này. Các ca sĩ đến hát hoàn toàn không có lương, mà ăn chia tiền bông với bầu theo tỷ lệ 7/3. Tức là ca sĩ hát được vài cây bông có nhét tiền do khách tặng, sau khi hát hết 1 tua khoảng 2,3 bài thì mang bông xuống đếm với bầu. Nếu được tổng cộng 50.000 thì bầu lấy 15.000, được 70.000 thì bầu lấy 20.000. Một ca sĩ trẻ đẹp, hát hay một đêm có thể chạy sô 5,7 điểm như vậy, kiếm vài trăm khoẻ hơn đi hát đám cưới nhiều ( em nhớ lúc đó em trả lương ca sĩ hát ở Đầm Sen là 50.000/ tiệc cưới ). Những nhà hàng đông khách như Cây Sứ 1 ( Hoa viên miền Đông đường Phạm Văn Hai Q.TB ), tụ điểm chuyên về nhạc đỏ và quan họ, lúc nào cũng có 6,7 ca sĩ ngồi chờ đến tua lên hát. Chị Ái Xuân cũng một thời từng hát ở đây. Các chị Thanh Thanh, Minh Nguyệt, Minh Trang, Kim Phụng, Lan Hương,,, tuy hơi lớn tuổi nhưng là trùm các bài nhạc đỏ nên được khách ( đa số là người Bắc ) và anh Hường chủ nhà hàng quý mến lắm.
Chính ở nhà hàng Hát với nhau trên đường Lê Văn Sỹ đó, vào một " đêm định mệnh ", Người đã gặp Người.....