Cụ mới kiến thức ngược đấy ạ, hay nói cách khác là sai toét.
Lực ma sát tỷ lệ thuận với diện tích mặt cao su tiếp xúc với mặt đường, với cùng kích thước thì lốp trơn có diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn hơn lốp có rãnh, do vậy ma sát lớn hơn chứ sao lại giảm đc?
Khi đường đua khô ráo, dùng lốp trơn để bánh xe có bề mặt tiếp xúc nhiều hơn với mặt đường, tăng ma sát và do đó tận dụng hiệu quả hơn sức đẩy của động cơ xe.
Khi đường đua ướt, giữa mặt lốp trơn và mặt đường sẽ hình thành đệm nước, và ko còn ma sát, dẫn đến mất điều khiển. Lúc náy phải dùng lốp có rãnh dể thoát nước, đảm bảo bề mặt cao su lốp vẫn tiếp xúc với mặt đường để xe có thể điều khiển đc, tuy nhiên tốc độ cũng sẽ giảm đi ít nhiều.
Lực ma sát nhiều ít phải phù hợp với sức mạnh của động cơ, chứ xe dân dụng mà lắp lốp F1 chắc lết ko nổi
Cụ nên học lại kiến thức Vật Lí cấp 2 đi ạ!
Lực ma sát ô tô là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát?
17.07.2021 Duy Linh
Ma sát là lực chống lại chuyển động tương đối giữa hai vật thể hoặc vật liệu. Trong ngành công nghiệp xe hơi, lực ma sát ô tô là yếu tố quyết định đến hiệu quả vận hành của xe.
Vai trò của
lực ma sát ô tô là duy trì độ bám đường giúp xe di chuyển tịnh tiến, ngăn chặn tình trạng trượt bánh gây nguy hiểm cho người điều khiển và người ngồi trên xe.
Lực ma sát ô tô có giúp xe vận hành hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Lực ma sát ô tô là gì?
Ma sát là lực cản chống lại chuyển động tương đối của hai bề mặt, được hiểu đơn giản như sau: khi khởi hành, động cơ sẽ tạo ra một lực ma sát dẫn động lên bánh xe giúp ô tô di chuyển về phía trước. Lúc này, bề mặt lốp xe sẽ va chạm với mặt đường tạo ra một lực gọi là lực ma sát.
Nguyên nhân chính gây ra lực ma sát trên bánh xe là sự kết dính phân tử, độ nhám giữa 2 bề mặt tiếp xúc và sự biến dạng trên bề mặt hoặc vật thể chuyển động. Cụ thể như sau: Lực bám dính được sinh ra khi bề mặt bánh xe và đường tiếp xúc với nhau. Hai bề mặt này đều thô ráp nên khi tiếp xúc chúng sẽ tạo ra lực ma sát và có thể chuyển đổi thành nhiệt. Mức độ ma sát sẽ gia tăng nếu độ nhám của 2 bề mặt tiếp xúc tăng lên.
Lực ma sát ô tô bị tác động bởi một số yếu tố như độ nhẵn/ nhám của mặt đường, độ mịn/nhám của bề mặt tiếp xúc, hình dạng và thiết kế của bánh xe, lực bình thường tác dụng lên xe và hệ số ma sát.
Phân loại lực ma sát ô tô
Dựa vào ứng dụng thực tiễn, người ta phân loại
lực ma sát ô tô thành 2 dạng cơ bản sau:
Lực ma sát động: Ma sát động thường xuất hiện khi một vật chuyển động so với vật còn lại và có sự cọ xát giữa chúng. Hay nói cách khác là lực ma sát giữa các bề mặt đang chuyển động tương đối với nhau.
Lực ma sát tĩnh: Tên gọi khác của ma sát tĩnh là lực ma sát nghỉ. Lực này tồn tại giữa các bề mặt không chuyển động với nhau, nó giúp ngăn cản việc dịch chuyển của xe so với bề mặt. Khi lái xe trên đường khô ráo, bất kể tốc độ của xe là bao nhiêu thì ma sát tĩnh đều sẽ giúp cho xe chạy ổn định hơn và an toàn hơn.
Ô tô chủ yếu sử dụng lực ma sát tĩnh (Nguồn: Sưu tầm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát ô tô
Lực ma sát của xe hơi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây:
Chất liệu bề mặt tiếp xúc: Chất liệu của bề mặt tiếp xúc chính là cao su (của bánh xe) và chất liệu mặt đường. Nếu 2 chất liệu này có kết cấu càng nhám thì lực ma sát được tạo ra sẽ lớn hơn nên độ bám đường càng tốt. Vật liệu có kết cấu khác nhau sẽ cung cấp lực ma sát khác nhau.
Độ nhám: Mặt đường càng thô ráp sẽ tạo ra nhiều ma sát hơn khiến chuyển động của ô tô bị hạn chế. Ngược lại, nếu mặt đường nhẵn thì xe sẽ di chuyển trơn tru hơn. Ví dụ: Khi xe di chuyển trên đường nhiều sỏi đá hoặc gồ ghề nứt nẻ sẽ tạo ra nhiều lực đối nghịch hơn so với mặt đường bằng phẳng.
Trọng lượng xe: Dòng xe có trọng lượng lớn hơn sẽ chịu lực ma sát nhiều hơn do diện tích tiếp xúc lớn và ngược lại. Nếu hình dạng bánh xe được sắp xếp phù hợp với địa hình hoặc điều kiện di chuyển nó sẽ tạo ra một lực ma sát chống lại chuyển động nhỏ hơn giúp xe di chuyển đều và an toàn hơn.
Vật liệu khác giữa các bề mặt tiếp xúc: Những vật liệu khác giữa bề mặt tiếp xúc có thể là nước, sỏi, đá, băng, tuyết,...Trong điều kiện bình thường, người điều khiển có thể điều chỉnh cách lái xe phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên nếu di chuyển trong trời mưa lớn, đường ướt thì cần phải lưu ý hơn. Nước mưa hoạt động như một chất bôi trơn giữa cao su và nhựa đường, nó sẽ khiến lực ma sát tĩnh bị giảm xuống, khiến xe mất độ bám làm cho người lái mất kiểm soát. Khi ma sát tĩnh bị vượt quá thì ma sát động học sẽ được thay thế, lực này có thể khiến cho xe trượt mất kiểm soát cho đến khi động năng ma sát cuối cùng dừng lại.
Hệ số ma sát: là thước đo mức độ ma sát của vật liệu hoặc kết cấu. Với người điều khiển, hệ số này giúp xác định lực ma sát mong muốn để quá trình vận hành an toàn và vững vàng hơn. Theo ý kiến của các nhà khoa học, hệ số ma sát góp phần vào quá trình phát triển vật liệu mới cho lốp xe và mặt đường nhằm tạo ra lực ma sát phù hợp, an toàn.