[Funland] Bên Mỹ các tài xế xe tải có dùng lại lốp xe cũ tái chế không ?

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,985
Động cơ
396,065 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Tôi có người nhà bên Mỹ, cũng đi lại Mỹ - Việt nam nhiều lần....nhưng không hiểu mấy vụ này các cụ ạ, tôi chưa bao giờ thấy các xe tải bên Mỹ họ dùng lại lốp xe ( vỏ xe ) tái chế lại ( đắp lại ) cả.

Chả có nhẽ....Mỹ học Việt Nam sao ? :))

bên Bắc Mỹ này
xài lốp đắp là bình thường có gì lạ .
Cháu giai bớt 👋👋 card đi .
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,532
Động cơ
232,518 Mã lực
Tuổi
48
Hồi xưa ở gần chỗ nhà máy bên em có một đội đến thuê xưởng mua lốp cũ các loại về chế ra dầu diesel.. không hiểu nó làm kiểu gì.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,628
Động cơ
758,077 Mã lực
Hồi xưa ở gần chỗ nhà máy bên em có một đội đến thuê xưởng mua lốp cũ các loại về chế ra dầu diesel.. không hiểu nó làm kiểu gì.
chắc hổng phải diesel mà là dầu cặn mazut hoặc FO chạy máy thủy thôi cụ ah.

trích 1 bài báo:
Mô tả khái quát về quy trình tạo ra dầu từ cao su, anh Tài cho biết: Nguồn nguyên liệu sau khi được phân loại, làm sạch, được đưa vào máy băm, xé, sấy tách ẩm. Sau đó được đưa vào hệ thống tái chế qua quy trình nhiệt phân khép kín và chưng cất tạo thành sản phẩm dầu FO-R (fuel oils from Rubber). Nhiệt độ trong quá trình nhiệt phân luôn liên tục, ổn định từ 300oC đến 600oC.

Dầu FO-R được tạo ra từ quy trình trên hoàn toàn đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng dầu FO theo TCVN 6239:2002. Sử dụng dầu FO-R làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, lò sấy, lò tải nhiệt… trong sản xuất công nghiệp thay thế dầu FO (fuel oil), DO (diesel oil) đang là xu hướng tăng cao vì các nhiên liệu hóa thạch này mất hàng triệu năm để hình thành và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,156
Động cơ
587,436 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Đắp lốp thì VN cũng học từ nước ngoài thôi , và có từ rất lâu rồi . Không biết thì học hỏi chứ bớt bỉ bôi đê
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,604
Động cơ
749,414 Mã lực
Đống lốp cũ toàn cao su ô nhiễm môi trường, tái chế mà đảm bảo được yêu cầu an toàn thì càng tốt chứ sao đâu cụ.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,755 Mã lực
Lốp ở bển nó to, đắp làm gì nữa nhỉ
Lốp thải thực chất chỉ bị mòn 1 phần nhỏ, nếu đắp lại vẫn dùng tốt. Nhưng ở Mỹ do thu nhập của người dân tốt, nên việc mua mới 1 cái lốp xe chẳng tốn nhiều tiền. Dẫn đến việc người dân thải ra nhiều lốp.

Giống như VN, cách đây 30 năm mua cái lốp xe máy tốn 1/2 chỉ vàng nên cố mà đi 50 -70 ngàn km mới chịu thay.

Bây giờ cái lốp xe máy Casumina có vài trăm nên mới 20.000km đã thay

Nhưng nếu Cp đánh thuế lốp thải 300k/chiếc thì có khi các cụ cũng đắp lốp để đi tiếp
 

dexom

Xe ba gác
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
21,703
Động cơ
1,000,663 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Trước ngõ nhà em có tay đắp lốp bao nhiêu năm nay, xét về độ giàu có thì ai cũng biết.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,532
Động cơ
232,518 Mã lực
Tuổi
48
chắc hổng phải diesel mà là dầu cặn mazut hoặc FO chạy máy thủy thôi cụ ah.

trích 1 bài báo:
Mô tả khái quát về quy trình tạo ra dầu từ cao su, anh Tài cho biết: Nguồn nguyên liệu sau khi được phân loại, làm sạch, được đưa vào máy băm, xé, sấy tách ẩm. Sau đó được đưa vào hệ thống tái chế qua quy trình nhiệt phân khép kín và chưng cất tạo thành sản phẩm dầu FO-R (fuel oils from Rubber). Nhiệt độ trong quá trình nhiệt phân luôn liên tục, ổn định từ 300oC đến 600oC.

Dầu FO-R được tạo ra từ quy trình trên hoàn toàn đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng dầu FO theo TCVN 6239:2002. Sử dụng dầu FO-R làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, lò sấy, lò tải nhiệt… trong sản xuất công nghiệp thay thế dầu FO (fuel oil), DO (diesel oil) đang là xu hướng tăng cao vì các nhiên liệu hóa thạch này mất hàng triệu năm để hình thành và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
Em nhớ hình như là diesel.. có lấy thử của nó 2 phi về chạy máy phát điện nhưng sau kỹ thuật phản đối vì máy mua mới sợ bị từ chối bảo hành. Họ còn có phụ phẩm là cái muội than gì đó đen sì bán cho khách nữa.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,899
Động cơ
1,333,403 Mã lực
Lốp xe có 2 phần chính: cứng và mền. Phần cứng phụ trách vấn đề bảo vệ cho ruột/không khí, lớp mềm chịu trách nhiệm bám đường.
Qua quá trình sử dụng lớp mềm bị mòn => lốp không bám đường nữa.
Nếu phần cứng vẫn đạt chuẩn, tuổi đời còn tốt thì đắp lại phần mềm là giải pháp giảm giá thành.
Thường lốp xe tải thì chất lượng phần cứng rất tốt, phần mềm sẽ hư trước. Có xe đắp lại 2-3 lần vẫn Ok.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
hình như chỉ là rãnh khía thôi, bung ra thì lại dán lại, xe đua F1 còn không có rãnh!
Chạy trời mưa thì thay lốp rãnh vào. Cả F1 và MotoGP. Có 2 loại lốp khô và lốp ướt. Lốp khô ( Khi đường khô)
nhẵn như đầu ông sư giúp tăng lực ma sát giữa lốp và mặt đường.
Lốp ướt chạy (khi đường ướt )
và là có rãnh. Những rãnh này để thoát nước.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Kinh doanh đa nghành ko dễ quản lý. Đang từ cafe có thể nhảy sang thực phẩm, giải trí,v.v... Nhưng sang hẳn 1 linh vực có nhiều khác biệt là công nghệ tái sử dụng lốp xe, sẽ khó khăn hơn nhiều.

Lấy anh VV làm ví dụ. Đang làm mì tôm chuyển sang làm BĐS, phải mất nhiều năm mới thành công. Từ BĐS chuyển sang sản xuất công nghiệp, bỏ mất bao nhiêu nữa.
Chắc những người giàu họ nghĩ phải đầu tư ra nước ngoài.
 

Chun SUV

Xe buýt
Biển số
OF-375623
Ngày cấp bằng
29/7/15
Số km
589
Động cơ
266,418 Mã lực
Cụ cho xin cái đường link ...
Một cách đơn giản, lốp đã bị mòn đắp lại không thể đảm bảo tiêu chuẩn như lốp mới. Mà bên Mỹ tiêu chuẩn nó cao, xe chạy lốp cũ không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mà gây tai nạn thì lái xe tù mọt gông...đâu phải cứ làm bừa như ở VN đâu.
Biết thì thưa thớt… ông cụ ơi,
Cái món lốp đắp này nó phổ thông r tự đi mà tìm hiểu cho khôn ra.
Có những con thiết bị đặc chủng hoạt động chục năm thôi thì tiền 4 quả lốp đã bằng nửa giá thiết bị rồi. Và 4 quả lốp này nếu đặt mới thì có khi còn đợi 6 tháng giao hàng nhé
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
3,442
Động cơ
717,948 Mã lực
Lại lo cho nhà giàu...à mà thôi
Đắp để xuất sang các nước nghèo ạ
Còn được tặng thêm nhiều ưu đãi xử lý rác đấy
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Tôi có người nhà bên Mỹ, cũng đi lại Mỹ - Việt nam nhiều lần....nhưng không hiểu mấy vụ này các cụ ạ, tôi chưa bao giờ thấy các xe tải bên Mỹ họ dùng lại lốp xe ( vỏ xe ) tái chế lại ( đắp lại ) cả.

Chả có nhẽ....Mỹ học Việt Nam sao ? :))

Thế giới người ta làm và chạy lốp tái chế từ lâu lắm rồi.
Thậm chí Tailon còn đánh giá quả lốp tái chế còn chạy ngon hơn quả lốp mới í chứ :P
Có mỗi cụ chủ thớt không biết thôi :))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,309
Động cơ
898,625 Mã lực
Chạy trời mưa thì thay lốp rãnh vào. Cả F1 và MotoGP. Có 2 loại lốp khô và lốp ướt. Lốp khô ( Khi đường khô) nhẵn như đầu ông sư giúp tăng lực ma sát giữa lốp và mặt đường.
Lốp ướt chạy (khi đường ướt )
và là có rãnh. Những rãnh này để thoát nước.
Kiến thức ngược!
Đường khô không trơn họ mới dùng lốp nhẵn để giảm ma sát với mặt đường, chạy được tốc độ cao.
Lốp rãnh sâu để chạy khi đường ướt, vì tăng được độ ma sát với nền đường tránh trượt. Tất nhiên ma sát cao hơn thì lực cản lớn hơn nên tốc độ không thể bằng lốp trơn kia được.
Quyết định sử dụng lốp gì ở mỗi lần thay lốp cũng góp phần không nhỏ để các tay đua giành chiến thắng. Đường không bị trơn trượt (ướt) mà lại dùng lốp gai sâu, ma sát với mặt đường lớn làm xe không chạy nhanh được, nhưng đường ướt lại dùng lốp trơn, bánh trượt, khi vào các khúc cua xe phải chậm hơn những xe khác, tăng tốc cũng không nhanh bằng họ do ma sát kém, bánh trượt trên mặt đường.
Ai từng chạy đường ở xứ lạnh, mùa đông mặt đường đóng băng rất hiểu về 3 loại lốp: mùa hè, mùa đông, allseason.
Lốp cho F1 có tuổi thọ cực ngắn (thường là 300km)!
 
Chỉnh sửa cuối:

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,842
Động cơ
151,606 Mã lực
Tuổi
38
Em thì nghĩ đắp lốp thường cho xe tải nhiều hơn😂😂😂😂 Lốp thường có bảo hành chạy bao nhiêu km và trong vòng bao nhiêu năm ( vdu như 4 năm, quá thời hạn thì cao su bị lưu hoá). Tụi công 18 bánh chạy ngày đêm, dã như 2 năm là đốt hết gai lốp- nhiều khi nhanh hơn. Khi đó đem vào kiểm tra thành lốp vẫn đạt chất lượng- dán thêm 1 mặt lốp là xem như okie🤣🤣🤣🤣.
Ở mình thì chơi lấy “dao” cắt rảnh lốp, nên lốp nó mỏng hơn dễ nổ (cắt cao su gần tới bố thép😭😭😭😭)
Vô hãng thì lủng đinh mé qua thành tý xíu là tụi nó hok chịu vá, phải chạy ra chổ mấy anh Mễ Tây Cơ😄😄😄😄
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,156
Động cơ
587,436 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Kiến thức ngược!
Đường khô không trơn họ mới dùng lốp nhẵn để giảm ma sát với mặt đường, chạy được tốc độ cao.
Lốp rãnh sâu để chạy khi đường ướt, vì tăng được độ ma sát với nền đường tránh trượt. Tất nhiên ma sát cao hơn thì lực cản lớn hơn nên tốc độ không thể bằng lốp trơn kia được.
Quyết định sử dụng lốp gì ở mỗi lần thay lốp cũng góp phần không nhỏ để các tay đua giành chiến thắng. Đường không bị trơn trượt (ướt) mà lại dùng lốp gai sâu, ma sát với mặt đường lớn làm xe không chạy nhanh được, nhưng đường ướt lại dùng lốp trơn, bánh trượt, khi vào các khúc cua xe phải chậm hơn những xe khác, tăng tốc cũng không nhanh bằng họ do ma sát kém, bánh trượt trên mặt đường.
Ai từng chạy đường ở xứ lạnh, mùa đông mặt đường đóng băng rất hiểu về 3 loại lốp: mùa hè, mùa đông, allseason.
Lốp cho F1 có tuổi thọ cực ngắn (thường là 300km)!
Cụ ý bảo lốp trơn chạy đường khô , lốp rãnh chạy đường ướt có sai chỗ nào đâu nhỉ 🤔
Cụ thì sai một tí đó , lốp nhẵn để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường tối đa nhằm tăng ma sát cụ nhé . Chứ không phải giảm ma sát. Xe đua nào cũng muốn tăng ma sát hết cỡ cả .
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,309
Động cơ
898,625 Mã lực
Cụ ý bảo lốp trơn chạy đường khô , lốp rãnh chạy đường ướt có sai chỗ nào đâu nhỉ 🤔
Cụ thì sai một tí đó , lốp nhẵn để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường tối đa nhằm tăng ma sát cụ nhé . Chứ không phải giảm ma sát. Xe đua nào cũng muốn tăng ma sát hết cỡ cả .
Lốp gì cho đường nào không sai, nhưng sai ở cái điều định khoe lý thuyết "tăng ma sát"!
Còn bác cũng chưa đúng ở điều đơn giản nhất là mặt ráp thì ma sát cao, chẳng cứ mỗi lốp ô tô hay mặt đường. Cái điều này cực phổ thông em cứ tưởng ai ai cũng biết, hóa ra nhầm, vào đây ít nhất đã thấy 2 bác.
Bác cứ đến mấy cửa hàng kim khí mua giấy ráp đề đánh đồ gỉ. Nếu quan tâm sẽ biết số của từng loại, nhưng không cần biết sâu như vậy, mà cứ dùng giấp ráp có hạt thô miết đánh gỉ sẽ thấy nặng tay hơn rất nhiều, giấy ráp mịn không chỉ nhẹ mà còn trượt khi bề mặt đang được đánh đã quá bóng.
Còn em viết ở trên kia (xứ lạnh) ai chạy đường băng tuyết sẽ thấy vào mùa đông mà chạy lốp mịn bị tai nạn là bảo hiểm của họ từ chối luôn, ít nhất phải chạy lốp allseason, gai to hơn 1 chút, còn an toàn hơn phải chạy lốp mùa đông, gai sâu hơn rất nhiều. Mặt đường đóng băng, chưa rải đá răm chống trơn còn phải lắp áo xích vào lốp xe mới bám được xuống đường.
Còn lý thuyết diện tích lốp của bác sẽ đúng 1 phần khi xe chạy ở tốc độ rất chậm. Xem lại bác sẽ thấy lực ma sát không chỉ phụ thuộc vào mỗi diện tích tiếp xúc của 2 bề mặt, mà nó còn phụ thuộc vào lực ép giữa chúng với nhau. Sự cân bằng giữa diện tích tiếp xúc của lốp/lực ép của lốp xuống mặt đường khi diện tích quá lớn sẽ làm cho lực ma sát giảm do trọng lực của xe bị chia cho quá nhiều diện tích (chuyện em kể ở mấy dòng trên về lắp áo xích cho lốp xe, chắc chẳng cần kể về mấy cái xe bánh xích để chạy ở đường lầy lội)!

Công thức tính lực ma sát trượt là: Fmst = µt N

Fmst:
là độ lớn của lực ma sát trượt (N)

µt: là hệ số ma sát trượt

N: là độ lớn áp lực (phản lực) (N)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top