Chào các kụ mợ, hôm nay cháu mới rảnh rỗi để hầu chuyện các kụ mợ.
Trở lại đề tài của kụ Quên cháu muốn nói rộng ra một chút, không cứ gì ăn uống mà còn đủ thứ tác nhân khác gây ra bệnh tật mà mình chẳng thể nào ngăn ngừa hoặc lường trước được. Cháu xin kể mấy chuyện sau.
Ông giám đốc bệnh viện cháu, là người giỏi nghề và hiểu biết sự việc một cách thấu đáo, rất cẩn thận trong mọi việc,không hút thuốc lá, ăn uống và giao thiệp thuộc loại chuẩn mực và kỹ tính. Tới khi ông về hưu (ông tự xin về) thì đùng một cái phát hiện ung thu phổi, ông đi chữa trị ở khắp nơi Mỹ, Singapore, TQ…nhưng cuối cùng cũng chỉ trụ được 18 tháng, kéo dài hơn bình thường 1 năm.
Ông bác cháu, cũng là giáo sư trường Y HN, tuy là con nhà tư sản xưa nhưng ông bác lại rất lẻo khẻo, hút thuốc lá suốt ngày (khoảng 2 bao /ngày) từ thời trẻ tới giờ. Giờ 80 tuổi rồi, sức khỏe đã yếu nhưng chẳng bệnh tật gì.
Một ông xyz nào đó, còn trẻ, khỏe như trâu, chẳng bao giờ ốm đau bệnh tật gì. Đột nhiên sau một đêm ngủ dậy người nhà đã thấy chết cứng từ bao giờ...
Người VN mình hay có câu cửa miệng: chắc là tại số. Ừ thì số mệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới từng cá thể, nhưng nếu ta có kiến thức chung về y học, về xã hội, về vật lý…chẳng hạn thì khả năng sống thọ khá là cao. Chỉ cần so sánh người dân ở các nước phát triển nhất với các nước chậm phát triển nhất đã thấy tuổi thọ của nhóm 1 gấp hai lần tuổi thọ ở nhóm 2, có được điều này chẳng phải họ ăn uống nhiều hơn chúng ta, cũng chẳng phải do họ sống tiện nghi hơn chúng ta…mà cái chính là do trình độ dân trí và ý thức của họ cao hơn chúng ta.
Câu chuyện của kụ Quên “ăn thức uống, uống thức ăn của người Nhật” thì các cụ nhà ta chẳng có câu “nhai kỹ no lâu” là gì? Nếu cứ áp dụng phương thức này thì mai mốt chúng ta chẳng cần răng để nhai nữa vì cái gì cũng xay với nghiền ra tất cả (bọn châu Âu thường xuyên ăn kiểu này)
Chuyện các sư thầy và các đồng bào ở các vùng quê nghèo, ăn uống đạm bạc mà vẫn sống lâu, khỏe mạnh thậm chí hồng hào cũng là do chưa tiếp xúc với các thể loại của văn minh. Giờ các kụ đòi hỏi gạo lức trồng như ngày xưa, xay giã như ngày xưa là không có đâu nhá, gạo lức muối mè bây giờ có thánh mới biết có những chất gì trong đấy.
Rồi thì các vật dụng sinh hoạt hàng ngày chúng ta cũng chẳng thể biết chúng có bao nhiêu độc chất tiềm ẩn trong đó nữa. Bây giờ mà có sự lựa chọn giữa một cuộc sống khá giả của ngày nay và cuộc sống bao cấp lạc hậu ngày xưa thì chắc là cháu xin ngay một vé để trở lại ngày xưa.
Lan man một chút, các kụ mợ cứ ném đá ạ.
Trở lại đề tài của kụ Quên cháu muốn nói rộng ra một chút, không cứ gì ăn uống mà còn đủ thứ tác nhân khác gây ra bệnh tật mà mình chẳng thể nào ngăn ngừa hoặc lường trước được. Cháu xin kể mấy chuyện sau.
Ông giám đốc bệnh viện cháu, là người giỏi nghề và hiểu biết sự việc một cách thấu đáo, rất cẩn thận trong mọi việc,không hút thuốc lá, ăn uống và giao thiệp thuộc loại chuẩn mực và kỹ tính. Tới khi ông về hưu (ông tự xin về) thì đùng một cái phát hiện ung thu phổi, ông đi chữa trị ở khắp nơi Mỹ, Singapore, TQ…nhưng cuối cùng cũng chỉ trụ được 18 tháng, kéo dài hơn bình thường 1 năm.
Ông bác cháu, cũng là giáo sư trường Y HN, tuy là con nhà tư sản xưa nhưng ông bác lại rất lẻo khẻo, hút thuốc lá suốt ngày (khoảng 2 bao /ngày) từ thời trẻ tới giờ. Giờ 80 tuổi rồi, sức khỏe đã yếu nhưng chẳng bệnh tật gì.
Một ông xyz nào đó, còn trẻ, khỏe như trâu, chẳng bao giờ ốm đau bệnh tật gì. Đột nhiên sau một đêm ngủ dậy người nhà đã thấy chết cứng từ bao giờ...
Người VN mình hay có câu cửa miệng: chắc là tại số. Ừ thì số mệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới từng cá thể, nhưng nếu ta có kiến thức chung về y học, về xã hội, về vật lý…chẳng hạn thì khả năng sống thọ khá là cao. Chỉ cần so sánh người dân ở các nước phát triển nhất với các nước chậm phát triển nhất đã thấy tuổi thọ của nhóm 1 gấp hai lần tuổi thọ ở nhóm 2, có được điều này chẳng phải họ ăn uống nhiều hơn chúng ta, cũng chẳng phải do họ sống tiện nghi hơn chúng ta…mà cái chính là do trình độ dân trí và ý thức của họ cao hơn chúng ta.
Câu chuyện của kụ Quên “ăn thức uống, uống thức ăn của người Nhật” thì các cụ nhà ta chẳng có câu “nhai kỹ no lâu” là gì? Nếu cứ áp dụng phương thức này thì mai mốt chúng ta chẳng cần răng để nhai nữa vì cái gì cũng xay với nghiền ra tất cả (bọn châu Âu thường xuyên ăn kiểu này)
Chuyện các sư thầy và các đồng bào ở các vùng quê nghèo, ăn uống đạm bạc mà vẫn sống lâu, khỏe mạnh thậm chí hồng hào cũng là do chưa tiếp xúc với các thể loại của văn minh. Giờ các kụ đòi hỏi gạo lức trồng như ngày xưa, xay giã như ngày xưa là không có đâu nhá, gạo lức muối mè bây giờ có thánh mới biết có những chất gì trong đấy.
Rồi thì các vật dụng sinh hoạt hàng ngày chúng ta cũng chẳng thể biết chúng có bao nhiêu độc chất tiềm ẩn trong đó nữa. Bây giờ mà có sự lựa chọn giữa một cuộc sống khá giả của ngày nay và cuộc sống bao cấp lạc hậu ngày xưa thì chắc là cháu xin ngay một vé để trở lại ngày xưa.
Lan man một chút, các kụ mợ cứ ném đá ạ.