[CCCĐ] Bên kia sông Nho Quế - Hà Giang

nhinhim2003

Xe buýt
Biển số
OF-40062
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
770
Động cơ
1,292,419 Mã lực
Em cũng bằng tuổi cụ và cũng thích cảnh núi rừng và hay đi miền núi. Hay tại cái tuổi này nó thế? Chỉ thích ngao du khắp nơi, đường càng khó đi càng thấy nhiều cảm xúc.
Mậu ngọ phi như ngựa
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Sau bữa cơm tối, và vừa trải qua chuyến đi dài nên cả đoàn ngủ sớm
Chưa đến 7h cả đoàn đã ăn sáng, check out và tạm biệt Yên Minh để thẳng hướng Mèo Vạc. Chiều nay 15h khởi công bên Niêm Tòng và trong đoàn có người chưa được lên mảnh đất địa đầu tổ quốc Lũng Cú nên cả đoàn quyết định ghé qua đó, không qua nhà Vương vì không kịp thời gian
Chúng tôi rời khỏi Yên Minh khi cả thị trấn vẫn còn trong sương sớm



Chạy hơn chục km, chúng tôi đã sang tới đất Đồng Văn



Do trời sương mù, cả đòan di chuyển với tốc độ vừa phải nên cả 5 xe bám đuôi theo nhau, xe tải đã bị vượt bỏ lại phía sau
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Càng lên tới gần Lũng Cú, sương mù càng dầy đặc thêm, cho dù lúc đó đã gần 10h sáng




Chạy thêm 1 đoạn nữa thì cột cờ Lũng Cú đã hiện ra trước mặt. Đây là điểm cực Bắc của Tổ Quốc chúng ta




Chúng tôi ghé đồn biên phòng Lũng Cú chào xã giao cán bộ chiến sỹ ở đây



Cả đoàn trèo lên cột cờ để mọi người chiêm ngưỡng lá cờ 54m2 tượng chưng cho 54 dân tộc sống yên bình trên dải đất hình chữ S này. Em cũng như các bác chưa lên đây bao giờ đều bồi hồi xúc động, cảm thấy tự hào, cảm thấy thiêng liêng, cảm thấy yêu đất nước hơn,... khi đứng chân trước lá cờ này



Dưới chân là bản Lô Lô Chải, một trong 54 dân tộc Việt. Bản này hiện còn hơn 400 nhân khẩu, và suýt chút nữa bị tuyệt chủng. Rất may, nhà nước đã phát hiện ra và can thiệp kịp thời. Hiện việc vào ra bản này đối với khách du lịch đều do phía Biên Phòng quản lý. Bản rất đẹp, họ còn lưu giữ được khá nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt,.. hay
Chúng tôi may mắn được vào thăm bản trong chốc lát



Em bắt gặp ngay anh zai bản



Tại bản đang được thí điểm mô hình du lịch tại chỗ, phân chia nhà đón khách, nhà nấu ăn cho khách, nhà trồng rau, nhà nuôi gà, nuôi lợn (heo),... nhà cho khách nghỉ lại
Nôm na là dự án cấp tiền cho bà con xây dựng mô hình du lịch khép kín tại bản và hướng tới phát triển nhân rộng ngay trong bản nếu thành công: ví dụ cấp cho 4 triệu mua lợn (heo) giống về nuôi, cấp cho 1.9tr để mua gà, lợn và gà lớn lên bán được 8 triệu chẳng hạn thì sẽ mua tiếp 8 con, gia đình giữ lại 4 con nuôi tiếp, 4 con kia thì chuyển cho nhà khác trong bản. Rau thì chương trình dậy họ cách ủ phân chuồng làm phân bón, rau được trồng chăm sóc tự nhiên không có thuốc bảo vệ thực vật
Đây là nhà đón khách của anh trưởng bản, ngay đầu làng (thôn, bản,..)
Em tranh thủ làm mẫu giúp gia đình



Cán bộ xóm này là người của OF đấy ạ



Tạm biệt Lô Lô Chải, chúng tôi quay ra Đồng Văn để nghỉ ăn trưa
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Thi công nhanh bữa trưa tại Đồng Văn, chúng tôi lại lên đường, lên tới đỉnh Mã Pì Lèng, chúng tôi dừng nghỉ chân theo "thông lệ"
Sau đó cả đoàn lại khẩn trương thẳng tiến vào Niêm Tòng, từ đây vào trường còn hơn 40km.
Theo lịch nếu kịp giờ sẽ check in khách sạn cho đoàn nghỉ ngơi chút, nhưng ngắm tới giờ ko kịp nên đoàn ghé ngang Uỷ ban huyện Mèo vạc đón thêm 2 đồng chí Chánh Văn Phòng và Phó chánh văn phòng để đi cùng đoàn vào Niêm Tòng
Cán bộ văn phòng UB đi xe biển xanh mở đường




- Đúng 15h, cả đoàn đã tới trường Niêm Tòng, 3 hướng tấn công đã lên từ trước:
+ Xe tải đã tới trước đó nửa giờ để xuống hàng
+ Xe số 1 của em chạy thẳng vào trường để lấy phông bạt, banner chuẩn bị trước để căng, đồng thời hội ý nhanh với đồng chí hiệu trưởng
+ Các xe còn lại ghé qua UBND Xã Niêm Tòng chào xã giao (UBND xã nằm ngay sau lưng trường), đồng chí Bí thư xã đang chờ cả đoàn




- 20 bộ giường tầng Hoà Phát, 40 chăn len, quần áo (cũ), bánh kẹo đã tập kết tại sân trường
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Thầy Long hiệu trưởng ra bắt tay chào mấy chị em năm ngoái cũng đã lên trường



- Phân công công việc rõ ràng, các "đội ong thợ" đang chuẩn bị căng băng rôn, sân bãi, loa đài thì phía trong phòng đại diện đoàn cùng thầy Hiệu trưởng ký biên bản bàn giao tiền và hiện vật tài trợ
Hiện tại, cơ số giường và chăn đã mua đủ cho trường theo dự toán
Tiền xây dựng phòng nội trú, cũng đã chuyển 1/2 theo dự toán tới trường (trường cũng đã nhận ngay qua ngân hàng).
Hiện tại tổng số tiền cần huy động là hơn 250 triệu (tính cả dự phòng) thì đã huy động được hơn 200 triệu 1 chút,
Dự kiến việc xây dựng này diễn ra trong 1 tháng là xong
Khi xây xong, nhà trường tổ chức lắp đặt giường và chăn sẵn có cho các cháu vào ở luôn, ko phải đợi thủ tục khai trương, cắt băng khánh thành. Vào 1 dịp thích hợp đầu năm mới, đoàn công tác sẽ lên trên đó để phối hợp nghiệm thu dự án. Đồng thời khoảng thời gian đó, đoàn cũng kết hợp đi khảo sát thêm địa điểm mới cần hỗ trợ để thực hiện vào mùa khai trường cuối năm :D




- Cô giáo Lập (người em gặp năm ngoái) mặc dù đang ốm nhưng cô phụ trách Đội của trường nên đang trang điểm cho các bạn học sinh tham gia diễn văn nghệ tối nay. Chắc sức khoẻ không tốt nên trong bữa cơm giao lưu không thấy cô đâu cả :(




- Những chiếc giường tầng của bác Khánh Kool tặng các cháu năm ngoái đã đưa vào sử dụng. Phòng ở chưa có, các cháu kê sát giường vào nhau để biên chế sử dụng được tăng lên, cá biệt có những giường các cháu ngủ tới 8 cháu. 4 cháu 1 tầng: 2 cháu nằm 1 đầu, đầu kia 2 cháu, 8 chân xếp hàng với nhau :mrgreen:



Nét ngộ nghĩnh trẻ thơ, đây là 1 cháu con thầy cô ở trường
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Mọi công vệc cuối cùng cho lễ khởi công ngắn gọn cũng đã hoàn tất



Buổi lễ diễn ra ngắn gọn trong vòng 15 phút. Phông bạt, baner chúng tôi in sẵn từ Hà nội mang lên. Sau đây khoảng 1 tháng, trên khoảnh đất này sẽ mọc lên ngôi nhà gồm 3 phòng nội trú, nơi có thể tiếp nhận tới 120 cháu học sinh các bản trong xã xuống đây ở lại để học lấy con chữ sau này phục vụ cuộc sống
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Buổi lễ diễn ra nhanh gọn
Sau đó chúng tôi dùng bữa tối với thầy cô trong trường và lãnh đạo địa phương. Tối đó, trường tổ chức thi văn nghệ cho các khối lớp nhân dịp 20/11, chúng tôi tham dự đến gần cuối thì tạm biệt để ra huyện nghỉ ngơi
 

ktsthanhnc

Xe hơi
Biển số
OF-103210
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
164
Động cơ
398,549 Mã lực
Đọc bài cụ lại nhớ hà Giang quá! Hic, e đi ... Khóc đây
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Buổi lễ khởi công cách đây mấy giờ vừa xong. Ngay trong đoàn đi, có 1 bác đi lần đầu lên vùng cao ghé vào tai em hỏi 1 câu rất thật "Này King, tao thấy cơ sở vật chất của trường này khang trang thế, xây là xxx gì, sao nhiều chỗ khổ sở, vật chất sập sệ trên Ti Vi sao chúng mày không tìm đến đó mà làm"...

Choáng trước câu hỏi quá bất ngờ

Bình thường em sẽ "bật" lại ngay, bởi bao nhiêu công sức của mình và tập thể anh em làm lại bị chính người trong đoàn huỵch toẹt vào. Em thấy nản. Tuy nhiên, suy nghĩ thêm 1 phút, em thấy anh ta cũng có ý đúng, nếu mình không làm anh ta hiểu và viết và để những người chưa đến nơi này, chỉ xem qua phóng sự, bài viết của mình ở trên thì cũng phần nào chưa yên tâm với quyết định của những người tổ chức chọn nơi đây để thực hiện dự án. Suy nghĩ là vậy, kết thúc chuyến đi, tôi tự dùng chính tư liệu của mình để thực hiện 1 phản biện, mà chính nhờ phản biện này, chất lượng chương trình sau đó cũng như các chương trình khác được nâng lên rõ rệt về sự quan tâm của cộng đồng

Phản biện:

Câu hỏi: Mình xem hết phóng sự của bác, thấy trường Niêm Tòng có cơ sở vật chất phòng học, khuôn viên,... khá kiên cố, khang trang sao các bác và các bác không tiến hành ủng hộ, xây dựng ở những nơi khó khăn hơn nhỉ ?


Trả lời: Có 1 số lý do chọn trường Niêm Tòng để tiến hành chương trình "mái ấm học đường nơi biên cương", vì:
- Hà Giang là 1 trong số ít tỉnh nghèo nhất đất nước chúng ta, toàn bộ tỉnh phải sống bằng ngân sách. Thuế thu được mới chỉ đáp ứng được 10%, còn 90% còn lại các khoản chi tiêu ngân sách đều do Trung Ương rót về;
- Mèo Vạc là 1 trong huyện nghèo nhất Hà Giang (tới đây có thuỷ điện Nho Quế thì ngân sách mới đáng kể);
- Niêm Tòng là xã nghèo nhất huyện Mèo Vạc;
- Chúng ta tập trung xây phòng nội trú cho học sinh ở điểm trường chính bởi nơi đây sẽ là chốn ăn ở của hơn 200 học sinh độ tuổi học lớp 3 (8 tuổi) đến lớp 5 (10 tuổi), có điều kiện học, ở thì các em mới yên tâm học, gia đình yên tâm cho con em theo học, các em mới có tri thức để học tiếp lên các bậc học cao hơn và sau này trong cuộc sống các em biết vận dụng thì cuộc sống sẽ đỡ khó khăn, khổ cực hơn ông cha các em;
- Trường Niêm Tòng hiện tại có 14 điểm trường, trong đó 1 điểm chính (nơi chúng ta đầu tư) và 13 điểm trường nằm rải rác ở các thôn bản trong cả xã. Trong 13 điểm trường thì cũng chỉ có 3 điểm trường có phòng học xây cấp 4, còn lại đều nhà tranh vách đất (chuyến đi tới em sẽ có các hình ảnh về các điểm trường báo cáo các bác). Chẳng hạn điểm trường Nà Cuổng 1B chỉ có duy nhất 1 lớp 1 với 7 học sinh, nhưng nhà trường vẫn phải cắm bản 1 cô giáo;
- Trường Niêm Tòng là trường năm ngoái chúng ta đã đi và thực sự đang cần chúng ta hỗ trợ, do đó chúng tôi quyết tâm thực hiện để đỡ phải "nhói lòng" với những gì mình biết mà lại bỏ qua

Các dự án tiếp theo sẽ được khảo sát trước khi tiến hành, và chắc chắn trên mảnh đất Hà Giang này thì "đụng vào đâu" cũng sẽ khó khăn, đụng vào đâu cũng cần giúp đỡ của xã hội. Chúng ta cũng chỉ là 1 thực thể của xã hội, chúng ta cũng không thể đủ sức và lực xoá toàn bộ phòng học tranh tre, vách đất,... được. Chúng ta cùng với xã hội, các tổ chức khác, các diễn đàn khác chung tay để giải quyết phần nào khó khăn thôi. Nhưng chắc chắn rằng, chúng ta là 1 tập thể có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với cộng đồng

Các bác xem tấm hình bên dưới, ngẫm nghĩ những con số, số liệu trên tấm hình đó sẽ giải thích được những việc làm của chúng tôi trong thời gian qua

Để cõng con chữ lên vùng đất này, có những điểm trường chỉ có 2,3 học sinh nhưng nhà nước cũng phải dùng ngân sách để bố trí 1 giáo viên cắm bản trên đó để gieo từng con chữ cho con nhỏ !!!


Cũng vì phần phản biện trên làm em, 1 trong những người đi thực thi triển khai chương trình này cứ suy nghĩ mãi.
Em bổ sung thêm 2 hình ảnh tại điểm trường số 8 bảng phía trên - điểm Nà Cuổng IIA
Điểm trường này là 1 trong 13 đỉêm trường cắm thầy/cô ở bản luôn


1 tiết dự giờ của thầy cô ngòai trường chính vào điểm trường



Em nghĩ những hình ảnh này khi các bác xem sẽ thấy sự khang trang nơi điểm trường chính là mừng cho các thầy cô, bởi được sự quan tâm đầu tư của nhà nước khá tốt. Tấm hình này có cô giáo Hoàng Hằng ở trên chụp làm "tham chiếu" nên các bác hoàn tòan yên tâm về sự xác thực. Vì chắc là không thể có 1 tấm biển ghi tên điểm trường trong những tình huống như thế này !
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Tôi là người giữ lời, lần trước khi viết câu chuyện ''2 mặt của 1 vấn đề" tôi hứa là nếu quay lại mảnh đất này, tôi sẽ lại ghé quán phở để xem những bản kiểm điểm và giấy khen của cháu Cường trong bài viết thế nào rồi

Trong bữa sáng tại quán phở này, em thấy cậu bé nhân vật chính của câu chuyện năm trước giờ cũng đã lớn và đang phụ gia đình bê phở cho khách, em cũng không tiện chụp hình lúc đó (cái này em để dành đợt tới lên nghiệm thu sẽ thi công). Thấy cậu bé đã bớt chơi, biết phụ giúp gia đình thế là tốt rồi. Trên bức tường giờ chỉ còn những tờ giấy khen thành tích học tập của cậu thôi, phía bên kia những bản kiểm điểm đã được "tháo dỡ"

Hình như tăng thêm 1 tờ giấy khen trong 1 năm vừa rồi,



Phía đối diện, những bản kiểm điểm đã được "tháo dỡ", chắc nhờ sự tiến bộ của con trẻ, người lớn phải vị tha và tha thứ cho chúng



Quảng cảnh ngôi nhà vẫn như vậy, không có gì thay đổi nhiều
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Vì còn đang lựa ảnh, sắp sếp tư liệu, nên trước khi viết về hơn 7 năm tuổi thanh xuân của một cô giáo trẻ người Tuyên Quang lên gieo chữ trên mảnh đất Niêm Tòng, mời các bác xem trước câu chuyện của cô Yến được viết trên Dân Trí em "kéo về", một cô giáo cắm ở bản bên kia sông Nho Quế, xã Xín Cái. Cô Yên đã có gia đình, đã phải tạm biệt chồng con lên bản xa xôi này gieo từng con chữ cho các cháu

Cũng vì CON CHỮ mà thầy cô thì lặn lội từ dưới xuôi lên, năm cũng chỉ có 2 dịp về thăm gia đình vào mùa hè và Tết âm lịch. Tại điểm trường chính này, đời sống của học sinh và Giáo viên còn đỡ vất vả hơn nhiều, hầu hết các trường đều có thêm hơn 10 điểm trường đóng tại ngay các thôn bản trong xã. Nói là cùng xã, nhưng điểm gần nhất cũng cách 3, 4 km đường núi, điểm xa tới 20km. Do điều kiện không thể tới được các điểm trường, mời các bác xem thêm tại đây
http://dantri.com.vn/c20/s20-438310/tam-long-co-giao-cam-ban.htm
Tấm lòng cô giáo “cắm bản”

(Dân trí) - Ngày nhận quyết định về với Thuồng Luồng, Chương Thị Yên tròn 26 tuổi. Cô gái phố núi của TP Hà Giang khóc sưng mắt khi biết rằng, chuỗi năm tháng phía trước sẽ là chuỗi xa cách tổ ấm mới để hoàn thành nhiệm vụ của một cô giáo “cắm bản”.
Lớp học tại bản Thuồng Luồng là một điểm trường của trường Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) chỉ có một giáo viên, đó là cô giáo Yên.

Để vào được trường phải men theo hơn chục cây số đường mòn cheo leo với một bên là dãy núi Giàng Chu Phìn dựng đứng, dưới vực sâu là dòng sông Nho Quế huyền thoại. Lớp là một lán nhỏ do dân bản dựng lên, với 5-7 bộ bàn ghế sơ sài.

Ăn ngủ cùng dân bản, nhớ con, xa chồng, cuộc sống thiếu thốn - đó là những thử thách mà Yên phải vượt qua. Nhưng hơn tất cả chính là tấm lòng của một cô giáo trẻ, và Yên luôn chứng minh rằng, khi cô đã lên lớp, mọi khó khăn đều bỏ lại phía sau.


Bản Thường Luồng có 15 hộ dân, nằm kẹp giữa 2 bên vách núi có địa hình hiểm trở và xa đường cái, đi lại khó khăn


Ở đây, cô giáo Yên dạy học cho khoảng hai chục đứa trẻ là con em các gia đình trong bản, với đa số dân tộc Giáy


Thay cho trống trường, Yên dùng chiếc mõ trâu đã cũ để gọi trẻ đi lớp


Dù không phải đóng bất kỳ khoản phí nào, nhưng việc đi học của các em cũng là cả sự cố gắng của gia đình


Sự phát triển không đồng đều về thể chất vì thiếu thốn của trẻ nơi đây là thử thách nghề nghiệp mà Yên sẽ phải vượt qua


Không chỉ dạy chữ, Yên còn làm được nhiều hơn thế cho các em


Chỗ học với một nửa làm lớp, một nửa là nơi ăn nghỉ của Yên


Một chiếc “cặp sách” của học sinh.


“Phòng” làm việc của cô giáo


Yên tâm sự rằng sẽ gắn bó ở đây ít nhất khoảng 10 năm rồi sau đó tính tiếp. Cũng có rất nhiều giáo viên “cắm bản” bằng cả sự nghiệp của mình


Chồng Yên làm nghề lái xe đường dài rất bận, nhưng anh cố gắng chắt chiu thời gian để một tuần sẽ đưa con lên thăm mẹ một lần. Từ TP Hà Giang lên đây khoảng 200km đường núi.


Trong một giờ ngoại khóa, cô và trò cùng nhau phát quang miếng đất sau lớp học để trồng rau cải


Và Yên cũng quen dần với cách sinh hoạt bên con suối như bao dân bản khác


Tình cảm mà các em dành cho Yên đã vượt qua mối quan hệ Thầy – Trò thông thường, nó chính là động lực giúp cô vượt qua những thiếu thốn ở nơi heo hút này


Các em vẽ về ngôi trường thân yêu của mình.
 

hoangminh3B

Xe tăng
Biển số
OF-81189
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
1,632
Động cơ
429,699 Mã lực
xúc động quá. E cứ nghĩ mãi về danh hiệu Nhà giáo ưu tú...đây chính nhà giáo ưu tú còn gì nữa, cần gì phải qua những thủ tục rườm rà và kết quả là toàn cán bộ làm nhà giáo ưu tú, những người ngồi phòng điều hòa, nhận quà biếu xén. Nhưng nghĩ cho cùng danh hiệu cũng chỉ là thứ phù du, hình ảnh trong lòng dân mới là quan trọng nhất...
E lan man tí, cụ tiếp đi ạ
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Tôi muốn giới thiệu tiếp với các cụ một cô giáo trẻ tại trường tiểu học Niêm Tòng. Cô Hoàng Thị Hằng, một cô giáo trẻ thuộc thế hệ 8x. Cô yêu nghề, cô yêu con trẻ, cô yêu cái chữ, nên đã 7 năm qua cô gắn bó với mảnh đất này từ lúc trường mới được thành lập

Tấm chân dung này của cô cũng được 1 cụ OF sinh hoạt bên tổ CAP thi công, cụ này thì nhóm G22 ai cũng biết



Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tuyên Quang nổi tiếng nhiều phụ nữ đẹp. Cô nổi bật lên giữa các thầy cô trong trường. Tính tình rất cởi mở, dễ gần, chịu thương chịu khó
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Văn Hoá nghệ thuật Việt Bắc năm 2007, đến 20/10/2007 cô nhận công tác tại trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Tiểu Học Niêm Tòng.
Đến nay đã 7 mùa khai giảng, cô gắn bó với ngôi trường, với học sinh nơi đây



May quá, em lại có được tấm hình của cô gió lúc còn bé, nom bé thế mà đã có nét gái Tuyên Quang rồi



Tại trường, cô được phân công giảng dạy môn Mỹ thuật cho học sinh các khối lớp
http://s1294.photobucket.com/user/vuongtrang247/media/Gio%20Thuong%20Phung/HoangHang18_zpsff71208e.jpg.html
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Ngoài các hoạt động chuyên môn tại trường, cô còn được sự tín nhiệm của lãnh đạo xã, huyện, tham gia vào các sự kiện văn hoá của địa phương như ngày hội Chợ Tình Khâu Vai



Tất nhiên với lợi thế ngoại hình và khả năng giao tiếp hoà nhã, nhanh nhẹn, cô thường được phân công vào tổ lễ tân đón tiếp khách, các đoàn đại biểu
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Trước giờ lên lớp



Không biết trên OF nhà mình, có mợ nào phơi phới như cô Hằng mà dám hy sinh tới thời điểm này 7 năm tuổi thanh xuân của mình nơi tận cùng của đất nước không nhỉ ? Em nể, phục cô về sự can đảm đó
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Trường Niêm Tòng có tới 13 điểm trường nằm ở các bản. Hàng tuần cô Hằng đều phải đi vào trong các bản để dậy một số tiết học cho các em học sinh lớp lớn hơn (lớp 3,4). Con đường từ trường chính lên bản thật là "khủng khiếp". Em chỉ có thể dùng từ này để mô tả, tới loạt bài sau, em sẽ gởi tới các bác các video clip chúng em quay lại trong chuyến đi gần đây nhất lên thăm điểm trường để các bác đích mục sở thị.
Với chúng em sức dài vai rộng đi đã khó rồi, với cô giáo Hằng thì quả là một sự lỗ lực phi thường mà nếu không yêu nghề thì chắc chắn không vượt qua được
Đây là tấm hình cô chụp trên đường vào "xóm" để dậy các cháu



Còn đây là lớp học trên xóm



Một tiết dự giờ của các thầy cô trường chính lên trên xóm
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Từ trường về đến nhà cô hơn 200km đường đèo núi (Hà Giang) thì các cụ bết rồi. Nhưng cứ có dịp nghỉ lễ cô lại tranh thủ về thăm nhà, do say xe nên cô thường đi xe máy 1 mình về luôn. Nể cô lần thứ 2



Mỗi khi có cuộc thì ngoài huyện, cô thường được nhà trường phân công làm trưởng đoàn dẫn học sinh đi thi, có lẽ do cô .... mát tay
Chẳng hạn hội thi Giao lưu tiếng Việt của chúng em 1/3/2014


Đây là đội văn nghệ của trường
 
Chỉnh sửa cuối:

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
635
Động cơ
341,347 Mã lực
Đây là "tổ chim cúc cu" của cô giáo bản Hoàng Hằng,
Phòng này nguyên gốc là căn bếp của các hộ giáo viên !!!! :mrgreen:
Thấy nhiều ảnh Vin-tết quá. Té ra cô giáo sáng tạo quá, cô sắm hẳn cái máy in ảnh để đầu giường, các bác nhìn thấy không ?




Sống độc thân và công tác ở nơi cách xa nhà 200km nhưng cô cũng có 1 góc bếp, nơi mà hàng ngày cũng luôn đỏ lửa



Đố cô giáo chụp được cái LỖ trên mái nhà mà cô khoe hôm trước ý, cứ mưa là bên dưới lại phải để cái chậu ý :D
@ơ, thế mưa đá thì cô giáo núp vào đâu nhể ?



Chúc cô giáo luôn mạnh khoẻ, yêu đời, yêu học sinh.
Cô năm nay đã công tác tại đây được 7 năm, hy vọng 3 năm nữa có dịp ghé đây vẫn gặp cô và cô cho bữa ruợu kỷ niệm 10 năm gieo chữ trên vùng đất này nhé
:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top