- Biển số
- OF-1157
- Ngày cấp bằng
- 5/8/06
- Số km
- 2,151
- Động cơ
- 590,290 Mã lực
- Tuổi
- 113
“Dự án này không chỉ là một cuộc phiêu lưu dài trên biển cả của một nhóm mấy "thằng điên". Nó còn đến từ nỗi niềm ấp ủ làm sống lại những kỹ thuật hàng hải mộc mạc mà tinh tế của ông cha chúng mình, vừa học hỏi vừa sáng tạo, tích cóp được qua hàng nghìn năm. Những kho báu ấy, được người Tây Phương đến trầm trồ hâm mộ, đo vẽ ghi chép, còn anh em mình thì cứ vứt chỏng vứt chơ. Kho báu đó đang tan rã dần thành hư không khi từng thế hệ ngư dân và thợ đóng thuyền trở về với cát bụi.” – Đỗ Nguyên Ái - iDo
Chào các bác! Hôm nay em xin hầu các bác câu chuyện sống: câu chuyện đã, đang và sẽ diễn ra. Em sẽ cập nhật theo sự kiện của nhóm. Hi vọng các bác có giây phút thư giãn lý thú!
Trong topic này em có sử dụng, trích dẫn tham khảo nhiều nguồn tư liệu: Từ FB: Bè Tre Việt Nam & Thuyền Buồm Đông Dương của J.B. Piétri, bản tiếng Việt của Bác Do Thai Binh, The China - voyage...
Các bác vào Fb: "Bè Tre Việt Nam 2019" đồng hành cùng tụi em nhé!
16/10/2018 Chuyến đi tiền đề.
Đang ở văn phòng công ty thì có tiếng ping ping, liếc qua điện thoại màn hình hiển thị Fb-Message:
- Chiều ông đi Sầm Sơn ? Có chú Đỗ Thái Bình & Mr Tim ngày mai cũng ở dưới đó!
Nghe những cái danh đó, em biết câu chuyện ẩn sau, đang rảnh, nên không chần chừ thằng em đáp luôn:
- Mấy giờ huynh ra HN để đệ đón?
- Ok 8g, hẹn gặp Nội Bài hén!
Bác Đỗ Thái Bình là chuyên gia hàng hải, hơn bảy mươi nhưng bác ấy vẫn làm việc với hiệu quả, tốc độ, cần mẫn một cách đáng nể, là người am hiểu sâu sắc lĩnh vực hàng hải. Bác là dịch giả, tác giả của hàng chục cuốn sách về hàng hải, trong đó có cuốn “The China Voyage – Hải trình Trung Quốc” viết về chuyến đi vượt Thái Bình Dương của Mr Tim.
Về nhân duyên giữa em và huynh iDo: Anh em mỗi người một việc, nhưng nhờ Internet gặp nhau ở điểm chung là đam mê khám phá, đam mê sông nước, đam mê cánh buồm...!
Có mấy hướng đang cùng nhau tiến về Sầm Sơn lúc này: Nhóm em & iDo ; Nhóm bác Đỗ Thái Bình và bên nhà đài VTV; Nhóm của nhà báo Lý Học từ Hải phòng...
Tối sau khi em & iDo và tay nhà báo Lý Học rất ham mê tìm hiểu văn hóa làng quê Việt Nam làm một chầu túy lúy chém đủ thứ thú vị trên đời, cả đám kéo nhau về KS ngủ...lấy sức mai cùng nhau theo dõi câu chuyện của Mr Tim.
------------------------------------------------------------
Sầm sơn cuối năm không khí thật dễ chịu, hàng quán vắng vẻ, Bên VTV đang bận rộn các cảnh quay, rồi thì phỏng vấn Mr Tim về chuyến đi gần thành công của ông ấy từ Thanh Hóa đóng bè tre theo kiểu China - Cổ điển đến bờ Tây nước Mỹ. Rồi rồng rắn kéo nhau vào nhà một ngư dân Sầm Sơn - Ông Nguyễn Viết Lợi - đi cùng với ông ấy năm nào!
Mr Tim dưới chân đền Độc Cước - hơn 20 năm trước ông ấy đã đóng mảng Từ Phúc tại đây!
Ngồi ở quán nước dưới chân đền Độc cước nói chuyện về thuyền, về buồm… tự dung huynh iDo buông 1 câu! “Hay là mình đóng bè đúng chất - kiểu cổ điển Việt Nam chạy từ Bắc vào Nam 1 chuyến nhỉ?”…
Thật là em kg biết nói gì hơn chỉ á lên 1 tiếng! Sau đó là á khẩu..
Cảm ơn ông Lý Học chụp đúng lúc đơ thằng người!
bởi trong đầu có quá nhiều vấn đề ngổn ngang suy nghĩ.....
- Gần đây kinh tế phát triển, trong Nam ngoài Bắc cũng có một số anh em yêu thích thuyền bè tụ tập với nhau, cũng tổ chức nhiều hoạt động, cũng có những chuyến đi ngắn. Tuy nhiên có lẽ là từ trước đến nay, ít ra trong vòng 50 năm trở lại đây chắc chưa có ai chạy thuyền buồm từ Bắc vào Nam, chạy những chuyến hải trình dài ngày, mà nhất là đây lại là chuyến hải trình theo kiểu đơn sơ nhất! Hành trình bằng bè tre-đúng hơn là bè luồng, chạy bằng buồm…theo đúng cái cách cổ xưa, mộc mạc nhất, cái cách mà cha ông, nhân loại đã gắn bó cả ngàn năm… Do đó kinh nghiệm tham khảo hầu như là không có!
- Rồi vấn đề an toàn, giữa đại dương 1 cái bè tre liên kết õng ẹo dài hơn 10m, với hơn 70m2 buồm thì tính thế nào với sóng, gió, lốc biển…và với tàu bè ngược xuôi, chỉ một cái va nhẹ chắc mảng tre của mình rã ra từng mảnh quá! Với Bè Tre động lực di chuyển hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật làm bè, vào dòng hải lưu, vào gió, vào thằng người điều khiển… nhỡ không may gặp 1-2 hôm trời không có gió, bị dòng hải lưu nó cuốn 1 phát ra giữa đại dương thì hút không khí để sống à? Thực tế qua cuốn “The China Voyage” của Mr Tim đã gặp tình huống bè đi thành một vòng tròn giữa Thái Bình Dương khi trời không có gió! Nhìn dòng hải lưu trên biển Đông, khả năng hải trình Sầm Sơn - Côn Đảo - Cà Mau chuyển thành Sầm Sơn - Hoàng Sa hoàn toàn có thể xảy ra!
Bản đồ các dòng hải lưu trên biển Đông
- Chuyến đi dự kiến diễn ra xuyên qua tết âm lịch, thời điểm lạnh nhất trong năm. VC em đã trải qua cái cảm giá lạnh theo cái kiểu bị nước nó ngấm vào cơ thể. Mặc dù trang bị quần, áo, giầy chống nước nhưng vẫn phải đầu hàng trước sự tấn công liên tục cả chục tiếng đồng hồ trong những chuyến leo núi gặp mưa…cái cảm giác khó chịu lên đến cực điểm khi toàn thân tê cứng…thế nên khi nghĩ đến cái cảnh người lúc nào cũng ẩm ướt trong tiết trời lạnh giữa biển mà e dè ghê ngớm!
- Rồi vấn đề sinh hoạt trong 1 không gian hẹp, nếu team không điều tiết được nhau thì có lẽ là rất căng thẳng. Trên cạn không thích thì ông nhảy xuống đi bộ về, trên bè giữa đại dương tính sao? nếu trái tính trái nếp?
- Rồi vấn đề kinh phí: nghiên cứu bè cổ, đến thực hiện đóng bè, may buồm, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị an toàn, cứu hộ…là cả một khoản khá lớn. Mr Tim khi thực hiện chuyến đi bằng bè tre “The China Voyage” nó khác. Ông ấy sinh ra ở Anh, máu khám phá, chinh phục đại dương nó có từ mấy trăm năm. Tinh thần biển cả nó thấm vào từng tế bào công dân Anh quốc…nên việc kiếm nhà tài trợ không phải là vấn đề. Ở VN xác định là chơi bằng tiền túi cho nó nhanh!
- Rồi về vấn đề thủ tục, pháp luật…Việc đăng ký, đăng kiểm đi lại trên vùng biển như thế nào đây? Mặc dù năm trước đó các bác trên OF cũng biết chuyến hải trình của VC em bằng thuyền phao khắp các vùng biển đất nước. Khi đó thỉnh thoảng em lại được “hân hạnh” khai báo và viết tường trình tại các đảo mà mình cập bờ…Các bác hiểu là có lúc gặp biển động, mình chiến đấu với sóng gió căng thẳng cả chục tiếng đã mệt nhưng lại không mệt bằng những lúc ngồi bất động trong đồn biên phòng vài tiếng để trình báo. Mình quan niệm cũng già rồi, ngại va chạm, cố gắng chấp hành đúng pháp luật nên cũng đã sắm đủ các giấy tờ có thể có như bằng thuyền trưởng…để tránh va chạm với pháp luật. Nhưng thật sự nếu soi vào luật một cách cứng nhắc thì chỉ có nước ngồi nhà.
Ở nước ngoài việc các bác tự đóng một con thuyền để vượt đại dương thì khâu đăng ký, đăng kiểm hoàn toàn đơn giản. Rõ ràng pháp luật không chỉnh chu thì thay vì khuyến khích nó chính lại là cái dây trói rất chặt vô hình trong mọi lĩnh vực.
Ngoài tình yêu đam mê biển cả, đam mê khám phá, qua chuyến đi này huynh iDo cũng mong muốn ghi chép lại kỹ thuật đóng mảng cổ truyền của dân tộc, ổng lo sau này đời con cháu dư dả, con cháu muốn đi chơi trên các đại dương lại không biết cách đóng bè buồm cổ truyền Việt Nam, phải chuyển sang du thuyền của tây, mất hết tính dân tộc!
Về phần em cách đây 4-5 năm, VC em cũng đã có “tầm ăn chơi nhìn xa trông rộng”, cũng cơm nắm muối vừng, lặn lội vào Mũi Né, học lớp điều khiển thuyền buồm tại trung tâm Manta do cô Julia Shaw làm giám đốc (vâng! Lại là một người Anh!). Từ đó trong đầu luôn thường trực ý tưởng đóng một cái thuyền buồm trước mắt đi 1 chuyến Bắc Nam, sau đó hai vợ chồng long dong khắp các đại dương… Qua chuyến này mình là thằng kém kinh nghiệm về vấn đề điều khiển Buồm có thể gọi là nhất nhóm nên đây chính là cơ hội thực tập tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn có một không hai!
Vả lại VC em tâm niệm "Fear does not prevent death. It prevents life" đại ý là "Sợ hãi không ngăn chặn cái chết. Nó ngăn cản sự sống".
Vậy thì còn chờ gì nữa? Chuyến này về phải báo cáo vợ kế hoạch thôi!
Chào các bác! Hôm nay em xin hầu các bác câu chuyện sống: câu chuyện đã, đang và sẽ diễn ra. Em sẽ cập nhật theo sự kiện của nhóm. Hi vọng các bác có giây phút thư giãn lý thú!
Trong topic này em có sử dụng, trích dẫn tham khảo nhiều nguồn tư liệu: Từ FB: Bè Tre Việt Nam & Thuyền Buồm Đông Dương của J.B. Piétri, bản tiếng Việt của Bác Do Thai Binh, The China - voyage...
Các bác vào Fb: "Bè Tre Việt Nam 2019" đồng hành cùng tụi em nhé!
16/10/2018 Chuyến đi tiền đề.
Đang ở văn phòng công ty thì có tiếng ping ping, liếc qua điện thoại màn hình hiển thị Fb-Message:
- Chiều ông đi Sầm Sơn ? Có chú Đỗ Thái Bình & Mr Tim ngày mai cũng ở dưới đó!
Nghe những cái danh đó, em biết câu chuyện ẩn sau, đang rảnh, nên không chần chừ thằng em đáp luôn:
- Mấy giờ huynh ra HN để đệ đón?
- Ok 8g, hẹn gặp Nội Bài hén!
Bác Đỗ Thái Bình là chuyên gia hàng hải, hơn bảy mươi nhưng bác ấy vẫn làm việc với hiệu quả, tốc độ, cần mẫn một cách đáng nể, là người am hiểu sâu sắc lĩnh vực hàng hải. Bác là dịch giả, tác giả của hàng chục cuốn sách về hàng hải, trong đó có cuốn “The China Voyage – Hải trình Trung Quốc” viết về chuyến đi vượt Thái Bình Dương của Mr Tim.
Về nhân duyên giữa em và huynh iDo: Anh em mỗi người một việc, nhưng nhờ Internet gặp nhau ở điểm chung là đam mê khám phá, đam mê sông nước, đam mê cánh buồm...!
Có mấy hướng đang cùng nhau tiến về Sầm Sơn lúc này: Nhóm em & iDo ; Nhóm bác Đỗ Thái Bình và bên nhà đài VTV; Nhóm của nhà báo Lý Học từ Hải phòng...
Tối sau khi em & iDo và tay nhà báo Lý Học rất ham mê tìm hiểu văn hóa làng quê Việt Nam làm một chầu túy lúy chém đủ thứ thú vị trên đời, cả đám kéo nhau về KS ngủ...lấy sức mai cùng nhau theo dõi câu chuyện của Mr Tim.
------------------------------------------------------------
Sầm sơn cuối năm không khí thật dễ chịu, hàng quán vắng vẻ, Bên VTV đang bận rộn các cảnh quay, rồi thì phỏng vấn Mr Tim về chuyến đi gần thành công của ông ấy từ Thanh Hóa đóng bè tre theo kiểu China - Cổ điển đến bờ Tây nước Mỹ. Rồi rồng rắn kéo nhau vào nhà một ngư dân Sầm Sơn - Ông Nguyễn Viết Lợi - đi cùng với ông ấy năm nào!
Mr Tim dưới chân đền Độc Cước - hơn 20 năm trước ông ấy đã đóng mảng Từ Phúc tại đây!
Ngồi ở quán nước dưới chân đền Độc cước nói chuyện về thuyền, về buồm… tự dung huynh iDo buông 1 câu! “Hay là mình đóng bè đúng chất - kiểu cổ điển Việt Nam chạy từ Bắc vào Nam 1 chuyến nhỉ?”…
Thật là em kg biết nói gì hơn chỉ á lên 1 tiếng! Sau đó là á khẩu..
Cảm ơn ông Lý Học chụp đúng lúc đơ thằng người!
bởi trong đầu có quá nhiều vấn đề ngổn ngang suy nghĩ.....
- Gần đây kinh tế phát triển, trong Nam ngoài Bắc cũng có một số anh em yêu thích thuyền bè tụ tập với nhau, cũng tổ chức nhiều hoạt động, cũng có những chuyến đi ngắn. Tuy nhiên có lẽ là từ trước đến nay, ít ra trong vòng 50 năm trở lại đây chắc chưa có ai chạy thuyền buồm từ Bắc vào Nam, chạy những chuyến hải trình dài ngày, mà nhất là đây lại là chuyến hải trình theo kiểu đơn sơ nhất! Hành trình bằng bè tre-đúng hơn là bè luồng, chạy bằng buồm…theo đúng cái cách cổ xưa, mộc mạc nhất, cái cách mà cha ông, nhân loại đã gắn bó cả ngàn năm… Do đó kinh nghiệm tham khảo hầu như là không có!
- Rồi vấn đề an toàn, giữa đại dương 1 cái bè tre liên kết õng ẹo dài hơn 10m, với hơn 70m2 buồm thì tính thế nào với sóng, gió, lốc biển…và với tàu bè ngược xuôi, chỉ một cái va nhẹ chắc mảng tre của mình rã ra từng mảnh quá! Với Bè Tre động lực di chuyển hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật làm bè, vào dòng hải lưu, vào gió, vào thằng người điều khiển… nhỡ không may gặp 1-2 hôm trời không có gió, bị dòng hải lưu nó cuốn 1 phát ra giữa đại dương thì hút không khí để sống à? Thực tế qua cuốn “The China Voyage” của Mr Tim đã gặp tình huống bè đi thành một vòng tròn giữa Thái Bình Dương khi trời không có gió! Nhìn dòng hải lưu trên biển Đông, khả năng hải trình Sầm Sơn - Côn Đảo - Cà Mau chuyển thành Sầm Sơn - Hoàng Sa hoàn toàn có thể xảy ra!
Bản đồ các dòng hải lưu trên biển Đông
- Chuyến đi dự kiến diễn ra xuyên qua tết âm lịch, thời điểm lạnh nhất trong năm. VC em đã trải qua cái cảm giá lạnh theo cái kiểu bị nước nó ngấm vào cơ thể. Mặc dù trang bị quần, áo, giầy chống nước nhưng vẫn phải đầu hàng trước sự tấn công liên tục cả chục tiếng đồng hồ trong những chuyến leo núi gặp mưa…cái cảm giác khó chịu lên đến cực điểm khi toàn thân tê cứng…thế nên khi nghĩ đến cái cảnh người lúc nào cũng ẩm ướt trong tiết trời lạnh giữa biển mà e dè ghê ngớm!
- Rồi vấn đề sinh hoạt trong 1 không gian hẹp, nếu team không điều tiết được nhau thì có lẽ là rất căng thẳng. Trên cạn không thích thì ông nhảy xuống đi bộ về, trên bè giữa đại dương tính sao? nếu trái tính trái nếp?
- Rồi vấn đề kinh phí: nghiên cứu bè cổ, đến thực hiện đóng bè, may buồm, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị an toàn, cứu hộ…là cả một khoản khá lớn. Mr Tim khi thực hiện chuyến đi bằng bè tre “The China Voyage” nó khác. Ông ấy sinh ra ở Anh, máu khám phá, chinh phục đại dương nó có từ mấy trăm năm. Tinh thần biển cả nó thấm vào từng tế bào công dân Anh quốc…nên việc kiếm nhà tài trợ không phải là vấn đề. Ở VN xác định là chơi bằng tiền túi cho nó nhanh!
- Rồi về vấn đề thủ tục, pháp luật…Việc đăng ký, đăng kiểm đi lại trên vùng biển như thế nào đây? Mặc dù năm trước đó các bác trên OF cũng biết chuyến hải trình của VC em bằng thuyền phao khắp các vùng biển đất nước. Khi đó thỉnh thoảng em lại được “hân hạnh” khai báo và viết tường trình tại các đảo mà mình cập bờ…Các bác hiểu là có lúc gặp biển động, mình chiến đấu với sóng gió căng thẳng cả chục tiếng đã mệt nhưng lại không mệt bằng những lúc ngồi bất động trong đồn biên phòng vài tiếng để trình báo. Mình quan niệm cũng già rồi, ngại va chạm, cố gắng chấp hành đúng pháp luật nên cũng đã sắm đủ các giấy tờ có thể có như bằng thuyền trưởng…để tránh va chạm với pháp luật. Nhưng thật sự nếu soi vào luật một cách cứng nhắc thì chỉ có nước ngồi nhà.
Ở nước ngoài việc các bác tự đóng một con thuyền để vượt đại dương thì khâu đăng ký, đăng kiểm hoàn toàn đơn giản. Rõ ràng pháp luật không chỉnh chu thì thay vì khuyến khích nó chính lại là cái dây trói rất chặt vô hình trong mọi lĩnh vực.
Ngoài tình yêu đam mê biển cả, đam mê khám phá, qua chuyến đi này huynh iDo cũng mong muốn ghi chép lại kỹ thuật đóng mảng cổ truyền của dân tộc, ổng lo sau này đời con cháu dư dả, con cháu muốn đi chơi trên các đại dương lại không biết cách đóng bè buồm cổ truyền Việt Nam, phải chuyển sang du thuyền của tây, mất hết tính dân tộc!
Về phần em cách đây 4-5 năm, VC em cũng đã có “tầm ăn chơi nhìn xa trông rộng”, cũng cơm nắm muối vừng, lặn lội vào Mũi Né, học lớp điều khiển thuyền buồm tại trung tâm Manta do cô Julia Shaw làm giám đốc (vâng! Lại là một người Anh!). Từ đó trong đầu luôn thường trực ý tưởng đóng một cái thuyền buồm trước mắt đi 1 chuyến Bắc Nam, sau đó hai vợ chồng long dong khắp các đại dương… Qua chuyến này mình là thằng kém kinh nghiệm về vấn đề điều khiển Buồm có thể gọi là nhất nhóm nên đây chính là cơ hội thực tập tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn có một không hai!
Vả lại VC em tâm niệm "Fear does not prevent death. It prevents life" đại ý là "Sợ hãi không ngăn chặn cái chết. Nó ngăn cản sự sống".
Vậy thì còn chờ gì nữa? Chuyến này về phải báo cáo vợ kế hoạch thôi!
Chỉnh sửa cuối: