- Biển số
- OF-15048
- Ngày cấp bằng
- 23/4/08
- Số km
- 3,805
- Động cơ
- 576,204 Mã lực
Cụ cho em xin độ dày inox cụ muốn làmEm dự kiến làm bể ngầm inox khoảng 2m3, cụ báo giá cho em nhé.
Cụ cho em xin độ dày inox cụ muốn làmEm dự kiến làm bể ngầm inox khoảng 2m3, cụ báo giá cho em nhé.
Cụ tư vấn giúp em. Em thấy bảo tầm 1.2 ly là ổn cụ nhỉCụ cho em xin độ dày inox cụ muốn làm
Cụ cẩn thận không cái phao cơ nó bị kẹt, nước tràn ra ngoài, khi cụ bơm nước lên bể trên tum là bể ngầm nó đội nền chui lên đấy, theo em cụ cứ xây bể ngầm và ốp gạch men phía trong là cũng yên tâm lắm rồi không cần phải bể inox nữa đâu.Nhà em xây nhà, mong các cụ/ mợ cho kinh nghiệm về bể nước ngầm. Em tính sau khi xây, trát bể thì sẽ đặt bể inox hoặc bể nhựa ( của Sơn Hà hoặc Tân Á đại thành....). Các cụ/ mợ nào đã trải qua thì cho em kinh nghiệm nên dùng loại nào ah? Em cảm ơn cụ/ mợ
Cụ cho em hỏi vì sao hầu hết bể ngầm đều đổ bê tông đáy và nắp, xây gạch thành bể như cụ nói phía trên mà không đổ bê tông kín bể như cụ được bảo phía dưới. Nếu đổ bê tông kín bể thì cần lưu ý gì để đảm bảo không bị thấm nước.- Trong điều kiện cấp nước hiện tại, tốt nhất vẫn nên có bể nước ngầm để trữ nước.
- Nếu áp lực đường cấp đủ đẩy lên đến bể trên mái thì đường cấp lên mái cụ chia 2 nhánh ngay đầu đường từ bể lên mái: 1 nhánh bơm và 1 nhánh đẩy thẳng từ đường cấp nước thành phố (lắp van 1 chiều), 2 nhánh này đấu lại thành đường cấp lên mái: cụ mô tả vậy là thợ thi công điện nước hiểu ngay, chứ phải vẽ sơ đồ nguyên lý mới diễn tả cụ thể được.
- Tốt nhất là dùng bể xây, cụ lưu ý những điều sau:
+ Móng bể phải độc lập với móng nhà.
+ Đáy bể tuỳ kích thước mà bố trí thép hợp lý. Nếu bể nhà cụ chiều dài mỗi cạnh ko quá 3m thì cụ nên đổ bê tông mác 200# dày 200, thép D10 a100 2 lớp, bo viền dầm bxh=220x300, thép chủ 4D20 đai D6 a200 (nói vậy là thợ làm được nhé): kết cấu này em làm an toàn, cụ nào dân kết cấu đừng chém em nhé.
- Vừa đổ bê tông xong phải dán ngay hàng gạch chân tường bể (để tránh tách tường khỏi đáy)
- Xây tường bể dày 220: lưu ý trộn vữa vừa phải (mác 75#), tốt quá hay xấu quá đều ko tốt: xây phải đầy mạch.
- Trát trong, trát ngoài bể: trát 2 lớp nhé cụ.
- Đánh màu thành trong bể: yêu cầu đánh thật kỹ vào.
- Ốp lát trong bể: nên dùng gạch màu trắng: ốp lát này để dễ vệ sinh và tránh bám rêu.
- Ghép, đổ nắp bể: mục này em khỏi tả vì quá đơn giản.
- Ngâm nước bể: trong suốt quá trình trước khi ngâm nước bể thì liên tục phải tưới nước dưỡng ẩm, sau đó ngâm nước bể: đầu tiên chỉ nên ngâm 1/3 bể, sau khoảng 14 ngày có thể ngâm đầy bể.
- Kiểm tra thấm rò: đánh dấu mực nước, đậy kín bể, vài ngày sau mở ra kiểm tra: nếu mực nước tụt là dò, ko tụt là ko dò.
Nếu cụ làm đúng những gì em nói, em đảm bảo là cụ có bể nước ngon lành để sử dụng.
Ngày xưa các cụ làm gì có sắt thép, dùng vữa bata mà làm được những bể ngon lành chả rò rỉ gì cả.
Giờ nhiều cụ hiện đại quá toàn nghĩ ra các thứ cao siêu chả đâu vào đâu.
Chúc cụ có được cái bể ngầm tốt để yên tâm sử dụng.
Các cụ cho em hỏi, với phương án không làm bể inox thì phương án thợ đưa ra này có đảm bảo chưa các cụ:
- Bể BTCT Bê tông mác 250, phụ gia bê tông chống thấm
- Thép D10; Đáy bể; lắp bể bê tông dày 18cm; Thành bể bê tông dày 15cm; 02 lượt thép
- Mạch ngừng băng cản nước
- Chống thấm bể bằng Sika Topseal 107, sika Latex TH
- Ốp lát xung quanh bể bằng gạch men màu trắng.
Cảm ơn các Cụ!
Lần đầu nhà cháu nghe tới từ "thủy cục", phải tra google mới hiểu.Còn nếu thủy cục yếu, cần bơm lên thì để thêm 1 cái bồn nhỏ khoảng 200l để làm khu đệm bơm nước lên mái (luật không cho phép bơm trực tiếp từ đường ống, và cũng không nên bơm như thế)
Vâng, kích thước có cần khống chế dài rộng cao gì không cụCụ tư vấn giúp em. Em thấy bảo tầm 1.2 ly là ổn cụ nhỉ
Cụ khóa van nước, đánh dấu mực nước, rút điện máy bơm.Làm sao để kiểm tra bể ngầm có bị ngấm không cccm nhỉ?
Lý thuyết là thế nhưng làm bể betong mà ko thấm cần kỹ thuật rất cao cụ a.(đáy,vách và nắp bể đổ toàn khối betong hết ) sau đó chống thấm trong ngoài và ngâm theo dõi vài ngày thì còn yên tâm dùng đc.Inox làm gì nhỉ. Bể ngầm cứ đổ bê tông, làm kỹ thì đến mục thất cũng chả hỏng.
Lý thuyết gì cụ. Nhà cũ của e đổ bê tông nè, chục năm vẫn k sao. Lát gạch bên trong nữa , cho sạch sẽ.Lý thuyết là thế nhưng làm bể betong mà ko thấm cần kỹ thuật rất cao cụ a.(đáy,vách và nắp bể đổ toàn khối betong hết ) sau đó chống thấm trong ngoài và ngâm theo dõi vài ngày thì còn yên tâm dùng đc.
Nhà em cũng bể betong 20 năm rồi. Ko chắc là có bị ngấm từ ngoài vào ko nên em bơm thẳng nước từ đường ống lên bể trên.Lý thuyết gì cụ. Nhà cũ của e đổ bê tông nè, chục năm vẫn k sao. Lát gạch bên trong nữa , cho sạch sẽ.
Khi phao cấp nước vào bể ngầm bị hỏng, nước tràn ra ngoài, do bể xây kỹ nên không thoát được. Khi bể inox hết nước sẽ bị nổi đội gạch. Nhà em bị đội lắp sàn gạch, sau đó lấy xốp chèn chặt mới hết hiện tượng bể bị nổi phềnh lên.Cái gì làm nó bị đẩy nổi cụ nhỉ? em nghĩ mãi chả ra.
Theo cháu không nhất thiết phải đổ cát. thứ nhất bể inox Cụ mua của hãng nào cũng đc miễn là 304. họ đã chế tạo đủ cứng và phù hợp với dung tích bể rồi ... còn cụ đặt trên mái hay dưới nền T1 cơ bản sẽ như nhau ... chỉ cần nền móng tốt --> ko bị sụt nút .... nếu đc tại vị trí cụ đặt ngầm cụ làm thêm mấy con cọc bê tông nữa ... sau đó đổ sàn xây bể gạch--> đặt bể inox vào ---> vô tư luôn.Có nhất thiết phải đổ cát ko cụ ?
Bể nhà em sạch, không có thứ côn trùng nào bò được đến gần miệng bể, chứ đừng nói vào được bể.bể ngầm bẩn lắm, nhớ ngày trước mưa gió, nước mưa rồi bị ngấm vào đến khổ. lúc nào cũng sẵn sàng có gián, rết tìm cách vào được!
Cụ tư vấn bể ngầm cho em khoảng 3m3 nhé, cho em luôn số mobile của cụ, đợt tới có khi phải nhờ cụ vụ này. TksCụ cho em xin độ dày inox cụ muốn làm