- Trong điều kiện cấp nước hiện tại, tốt nhất vẫn nên có bể nước ngầm để trữ nước.
- Nếu áp lực đường cấp đủ đẩy lên đến bể trên mái thì đường cấp lên mái cụ chia 2 nhánh ngay đầu đường từ bể lên mái: 1 nhánh bơm và 1 nhánh đẩy thẳng từ đường cấp nước thành phố (lắp van 1 chiều), 2 nhánh này đấu lại thành đường cấp lên mái: cụ mô tả vậy là thợ thi công điện nước hiểu ngay, chứ phải vẽ sơ đồ nguyên lý mới diễn tả cụ thể được.
- Tốt nhất là dùng bể xây, cụ lưu ý những điều sau:
+ Móng bể phải độc lập với móng nhà.
+ Đáy bể tuỳ kích thước mà bố trí thép hợp lý. Nếu bể nhà cụ chiều dài mỗi cạnh ko quá 3m thì cụ nên đổ bê tông mác 200# dày 200, thép D10 a100 2 lớp, bo viền dầm bxh=220x300, thép chủ 4D20 đai D6 a200 (nói vậy là thợ làm được nhé): kết cấu này em làm an toàn, cụ nào dân kết cấu đừng chém em nhé.
- Vừa đổ bê tông xong phải dán ngay hàng gạch chân tường bể (để tránh tách tường khỏi đáy)
- Xây tường bể dày 220: lưu ý trộn vữa vừa phải (mác 75#), tốt quá hay xấu quá đều ko tốt: xây phải đầy mạch.
- Trát trong, trát ngoài bể: trát 2 lớp nhé cụ.
- Đánh màu thành trong bể: yêu cầu đánh thật kỹ vào.
- Ốp lát trong bể: nên dùng gạch màu trắng: ốp lát này để dễ vệ sinh và tránh bám rêu.
- Ghép, đổ nắp bể: mục này em khỏi tả vì quá đơn giản.
- Ngâm nước bể: trong suốt quá trình trước khi ngâm nước bể thì liên tục phải tưới nước dưỡng ẩm, sau đó ngâm nước bể: đầu tiên chỉ nên ngâm 1/3 bể, sau khoảng 14 ngày có thể ngâm đầy bể.
- Kiểm tra thấm rò: đánh dấu mực nước, đậy kín bể, vài ngày sau mở ra kiểm tra: nếu mực nước tụt là dò, ko tụt là ko dò.
Nếu cụ làm đúng những gì em nói, em đảm bảo là cụ có bể nước ngon lành để sử dụng.
Ngày xưa các cụ làm gì có sắt thép, dùng vữa bata mà làm được những bể ngon lành chả rò rỉ gì cả.
Giờ nhiều cụ hiện đại quá toàn nghĩ ra các thứ cao siêu chả đâu vào đâu.
Chúc cụ có được cái bể ngầm tốt để yên tâm sử dụng.