Bác ấy vẫn tư vấn theo cách của 1 ông xây dựng, không phải là của 1 người sử dụng.
Tương lai hệ thống cấp nước sinh hoạt ở HN (hay các nơi khác nữa) sẽ tốt như ở các nước tiên tiến thì chắc cả cái thùng nước trên nóc nhà cũng chẳng cần. Nhưng như hiện nay thì cái bể ngầm đâu chỉ chứa nước để bơm lên.
Ngoài việc chứa nước dự trữ, nó còn có cả chức năng lắng cặn, làm sạch nước mà với thời gian quá ngắn ở nhà máy nước việc xử lý vẫn còn phải tiếp tục.
Bể càng to thì khả năng dự trữ càng lớn, thùng i nốc trên mái nếu không được che chắn tốt sẽ hứng mặt trời về mùa hè, hứng gió lạnh về mùa đông, bể ngầm bên dưới giữ được nước mát về mùa hè, không lạnh giá trong mùa đông.
Cái nhà đang ở hiện tại do mua lại nên bể ngầm do chủ trước làm. Tuy vậy nó có dung tích khá lớn, bơm sạch xong mở van cho chẩy đầy đến mức phao cắt nước được 14m3, cho nhà em thì đủ dùng được 1 tháng. Họ đổ bê tông thành 2 bậc (1/3) tường đáy thêm 1 bậc nữa rất quy củ. Khi nghe sự cố mất nước (em sẽ đoán do bục hay sửa chữa đường ống) là em ra khóa van. Nghe tin có nước trở lại em vẫn để ít nhất 5 ngày đến 1 tuần sau mới mở lại để không còn nước nhiễm bẩn khi họ sửa đường ống. Nước chứa trong bể lâu nên quá trình ô xy hóa khi nước được xử lý ở nhà máy nước vẫn tiếp tục, cặn vẫn tiếp tục được lắng trong bể để nước bơm lên khá sạch. Nhờ vậy nước nhà em mở từ vòi ra để cả tuần không thấy cặn.
Nắp bể để ở chân cầu thang trong nhà, em dùng keo xi li côn gắn lại chỉ để 1 ống nhỏ cho bể thở. Những khe hở của các đường nước xuống, nước lên đều được gắn kín. Việc này ngăn chặn được gián và những loài công trùng khác+chuột chui vào trong bể. Nhất là gián, khu vực chúng cư trú cực hôi và chuột, ngoài phân, nước tiểu thì khi chúng rơi xuống bể sẽ không thể bò lên mà chết rồi rữa ra trong nước,...!
Vì bể cũ, khi nhận nhà chỉ sửa qua, nếu không em sẽ lát gạch men, như vậy sẽ dễ và vệ sinh được kỹ hơn là thành xi măng hiện tại!