- Biển số
- OF-579316
- Ngày cấp bằng
- 15/7/18
- Số km
- 7,980
- Động cơ
- 1,084,616 Mã lực
Còm phân tích rất hay, cảm ơn cụ
Hồi năm tháng 4 năm 2019 báo chí chính thống của Úc đã đăng bài, nói về "sự khác biệt văn hóa" giữa Úc và Pháp trong dự án tầu ngầm trị giá 50 tỷ (đô Úc, link bên dưới). Đại khái là người Úc tôn trọng sự chính xác về giờ giấc, trong khi người Pháp luôn "cao su một cách ngoại giao". Hai là người Úc vốn cũng không phải là chăm chỉ cho lắm nhưng không thể hiểu và chấp nhận được cách làm việc của người Pháp với bữa trưa kéo dài hàng tiếng. Người Úc thẳng thắn, trực diện khi trao đổi công việc còn người Pháp thì thường khéo léo "tìm cách hiểu nhau và giải quyết vấn đề" khi tranh luận. Người Úc cũng rất ngạc nhiên và thấy khó chịu về việc dự án năm nào cũng bị gián đoạn 1 tháng khi người Pháp đồng loạt nghỉ hè nguyên tháng 8. Nhập gia tùy tục nên người Úc khó chấp nhận sự khác biệt này, người Pháp thì coi mình đang nắm trong tay quân Át chủ bài nên cứ nghĩ người Úc sẽ phải theo cuộc chơi theo cách do người Pháp điều khiển.
Đó là những vấn đề ''nhỏ" và nằm ''ngoài lề" dự án. Giờ việc Úc hợp tác với Mỹ - Anh, cho Pháp nghỉ chơi cũng không có gì lạ. Úc trông hiền hiền vậy thôi chứ họ cực kỳ tỉnh táo và nhanh nhậy trong việc thay đổi chính sách, từ chính sách nhập cư cho đến chính trị, quốc phòng, kinh tế. Dân Úc cũng khá nóng tính khi nói đến sự công bằng, tôn trọng, tính hợp lý/hợp pháp và không bao giờ chấp nhận sự bất bình đẳng. Mấy chục tỷ đô so với tiềm lực kinh tế của Úc thì không phải là số tiền lớn.
Có khá nhiều nguyên nhân "có thể nhìn thấy" lý giải cho việc Úc thay ngựa giữa dòng này:
- Sự hiếu chiến của TQ trong thời gian gần đây trong nhiều vụ việc: điều tra nguồn gốc covid, TQ tung ảnh giả mạo nhạo báng Úc (thủ tướng Úc đã nói người Úc không bao giờ chấp nhận và tha thứ về việc này), việc TQ hành xử ở Hong Kong, với Đài Loan, ở biển Đông, hàng loạt động thái cấm/giảm nhập hàng từ Úc một cách đơn phương và vô lý. Dân Úc đa số ủng hộ việc chính phủ Úc cứng rắn với TQ, xuất khẩu rượu vang, tôm hùm, thịt bò...không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và cuộc sống của dân Úc. Quặng sắt TQ vẫn mua và phải trả giá cao trong một thời gian khá dài tuy mấy tuần gần đây giá quặng có giảm nhiều. Tuy xuất khẩu quặng sắt mang về nhiều tiền nhưng Úc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ nên họ không lo lắng lắm. TQ càng cấm về mặt này, Úc càng tìm cách đối phó lại mạnh hơn. Thật ra cũng không phải là hay khi tình hình đối đầu Úc - TQ ngày càng leo thang.
- Anh Quốc tách khỏi EU thành công đã khiến cho Anh - Úc xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Người Úc có lẽ cũng nhận thấy về lâu dài (bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa...) với người Anh có lẽ cũng dễ chịu hơn so với người Pháp do khác biệt về văn hóa, cung cách làm việc, cách nhìn nhận vấn về, lối suy nghĩ.
- Biden cũng thân thiện với Úc (và cả thế giới nói chung) hơn so với Chăm.
- Công nghệ tàu ngầm mà Mỹ gần đây mới chịu chia sẻ.
- Scott Morrison là một lãnh đạo khá cứng rắn và dám làm.
- Trước giờ dân Úc phản đối công nghệ hạt nhân, và có thể vi thế tầu ngầm sử dụng công nghệ hạt nhân không được ưu tiên lựa chọn khi dự án tầu ngầm được đưa ra thảo luận, duyệt thầu. Nhưng giờ thời thế thay đổi và người Úc nhận thấy việc tăng cường sức mạnh phòng vệ quân sự quan trọng hơn việc bảo tồn một nước Úc "phi hạt nhân".
- Úc ra điều kiện ngay từ đầu rằng việc đóng tàu ngầm phải diễn ra ở Úc và sử dụng nguồn nhân công Úc, Pháp có thể đã không đáp ứng được điều kiện này nên dự án chậm tiến độ. Úc có thể vin vào điều này làm lý do hủy hợp đồng.
- Khi Chăm lên nắm quyền có thái nguội lạnh với liên minh với Úc (vì dụ khi nói Mỹ chấp nhận trao đổi người tỵ nạn từ Úc là thiệt cho Mỹ, dù trên thực tế mấy chục hay mấy trăm người tỵ nạn không đáng kể, Úc mượn tay Mỹ để cảnh cáo và ngăn ngừa làn sóng nhập cư bất hợp pháp đến Úc, chứ không có ý nhờ Mỹ nuôi hộ số người tỵ nạn kia). Động thái này của Mỹ đã dạy cho Úc một bài học phải tự mình tăng cường tiềm lực của chính mình thay vì trông chờ vào sự can thiệp từ Mỹ như bấy lâu nay họ tin tưởng.
Còn về phía người Pháp, họ lu loa lên, nói rằng họ bị đâm sau lưng, là bịa đặt "kiểu Pháp". Hoặc là họ quá cao ngạo mà mất đi sự tỉnh táo, thiếu quan sát tình hình đại cục cũng như phản ứng của Úc về những điều "nhỏ nhặt" liên quan đến dự án. Điều này hơi khó xảy ra khi Pháp trước giờ không phải là tay mơ về chính trị cũng như về tình báo. Hoặc là người Pháp hoàn toàn biết về việc thay ngựa giữa dòng của Úc, đã cố gắng để đảo chiều nhưng không xong, đành quay ra vờ vịt một cách lịch sự và đúng phong cách ngoại giao kiểu Pháp.
Người Úc, khi họ tin việc họ cần làm là vì lợi ích quốc gia, họ có đủ tiềm lực tài chính , có các mối quan hệ liên minh cần thiết và chính phủ có sự hậu thuẫn từ người dân thì không có gì họ không thể hoặc không dám làm. Đây là một đòn khá đau cho Pháp, không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn về uy tín quốc tế.
Một số link liên quan:
Cultural clashes dividing French, Australian officials working on $50 billion 'attack class' submarine program - ABC News
Here's why the news about Australia getting nuclear submarines with the help of the US and UK is a big deal - ABC News
Australia to pursue nuclear-powered submarines through new trilateral enhanced security partnership | Prime Minister of Australia (pm.gov.au)