Thấy nhiều người hay nhắc tới câu "người đẻ ra chứ đất đâu đẻ ra đâu", tôi muốn đưa ra ý kiến như sau. Đúng là tổng diện tích đất của Việt Nam không thay đổi nhưng cái mà tất cả đang quan tâm là đất ở. Ở Việt Nam đất được chia thành hai loại chính: đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở, đất công nghiệp, đất cơ quan ...). Việc đánh lộn giữa hai khái niệm đất ở và đất nói chung sẽ gây ra nhiều sai lệch về suy nghĩ không đáng có.Ơ đúng thật
Tôi mong giá đất ở các tỉnh lên càng cao càng tốt (vì ở đợt tết này gia đình thống nhất là bán mảnh đất ở quê đi vì nó cũng chả phải của cha ông để lại, và giữ bao nhiêu năm chả để làm gì). Mà đất là phải tăng chứ, ngày càng tăng, người đẻ ra chứ đất đâu đẻ ra đâu
Chung cư ở HN quá cao rồi, năm nay phải giảm giá đê. Chung cư mỗi năm mỗi kiểu kiến trúc mới, nên các kiểu xây năm ngoái trở về trước ai người ta ham nữa mà chả giảm. Giảm 30% cũng vẫn là còn ít ạ
Sau khi bán miếng đất ở quê, nhà tôi định mua căn chung cư ở HN
Theo dữ liệu từ, tổng cục thống kê Việt Nam: General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn), Việt Nam hiện có 33 triệu ha đất trong đó đất nông nghiệp là 28 triệu ha, đất phi nông nghiệp là 4 triệu ha. Trong 4 triệu ha đất phi nông nghiệp có 0.8 triệu ha đất ở bao gồm đất ở độ thị và đất ở nông thôn. Giả sử dân số Việt Nam là 100 triệu người vậy trung bình mỗi người Việt Nam có 80m2 đất ở, cũng khộng phải quá ít.
Như vậy đất ở hiện chỉ chiếm 1/40 tổng diện tích đất đã được thống kê. Các loại đất khác hoàn toàn có thể chuyển đổi sang đất ở nếu cần thiết. Giả sử dân số Việt Nam tăng lên 200 triệu, nếu giữ nguyên mật độ như hiên giờ, chính phủ Việt Nam có thể cấp phép chuyển đổi bớt đất nông nghiệp sang đất ở thì tỷ lệ diện tích đất ở cũng chỉ tằng lên 1/20.
Đưa ra một vài con số đơn giản như vậy để thấy rằng quỹ đất Việt Nam còn rất nhiều, mọi người cũng không phải lo lắng chuyện hết đất ở để trăn trở cố gắng mua.