Em có lượm lặt được 1 bài viết chia sẻ theo quan điểm cá nhân thế này. Mời các cụ cùng phân tích
GIỮ TIỀN TRONG THỜI GIAN TỚI CÓ PHẢI LÀ KHÔN NGOAN?
THỊ TRƯỜNG BDS, VÀNG VÀ CK SẼ NHẢY MÚA NẾU ĐIỀU NÀY XẢY RA???
----------
Muốn biết được tương lai, cứ nhìn về lịch sử.
Bởi vì nền kinh tế thì có tính chu kỳ còn phản ứng của tâm lý đám đông thì có xu hướng lặp đi lặp lại nên việc nhìn lại lịch sử luôn cho ta những ví dụ minh hoạ chân thực nhất để đánh giá cho tương lai.
Thời điểm hiện tại, Cuối năm 2021 là một thời điểm nhạy cảm cho nền kinh tế với nhiều thách thức và biến động. Vậy nên thay vì đoán mò thì hãy dành một chút thời gian hồi tưởng lại những gì xảy ra cuối 2008 - đầu 2009 để xem có học được gì không nhé.
---
Năm 2009 là một năm bản lề của kinh tế TG cũng như VN, Đó là thời điểm các nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi sau cú shock về kinh tế cuối năm 2008. Tuy nhiên giai đoạn phục hồi thực sự bắt đầu từ quý 2/2009 còn trước đó Việt Nam trải qua giai đoạn GDP ở mức tăng trưởng thấp 2 quý liên tiếp từ Quý 4/2008 sang quý 1/2009 và nguyên nhân đến từ :
1) Thị trường tiêu dùng cá nhân suy giảm do tâm lí bi quan và phòng bị nên thắt chặt chi tiêu.
2) Nguy cơ mất giá tiền Việt do việc xu hướng dòng vốn ngoại Đầu tư vào VN giảm khiến tiền Việt bị mất giá so với ngoại tệ.
3) Rủi ro mất kiểm soát đến từ các NHTM khiến việc vay nợ bị hạn chế, làm tăng chi phí vốn vay.
4) Các Dn hạn chế đầu tư, thu hẹp quy mô để tránh rủi ro thua lỗ.
Ngay tại thời điểm đầu 2009, nhận thấy dấu hiệu của việc khó khăn khi phục hồi kinh tế, CP đã có những phương án cụ thể là :
- Đẩy mạnh gói KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ TIÊU DÙNG. Chỉ đạo đẩy nhanh các công trình dự án trọng điểm.
- Đưa ra gói kích thích tiền tệ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với chi phí thấp mà Ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay hơn.
𝐕𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐢 𝐧𝐚̀𝐲 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐧𝐞̀ :
Ở bên nửa kia của Thế giới, tổng thống Obama, 1 tổng thống đảng dân chủ quyết định thông chốt, không cần sự đồng ý của đàng CH đã ký một gói hỗ trợ kinh tế trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích kinh tế này được đặt dưới quyền giám sát và quản lý của ai???
𝐉𝐎𝐄 𝐁𝐈𝐃𝐄𝐍 !!!!
Sau đó khoảng 2 tháng, một gói hỗ trợ kinh tế trị giá 8 tỷ USD ( tương đương 7,5% GDP 2009) ra đời tại Việt Nam.
Đ𝐚̂𝐲 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐜𝐨̛𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐜𝐤 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐝𝐬 𝐛𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢.
Nói sơ qua thì gói hỗ trợ này có nhiệm vụ :
- Bảo lãnh tín dụng, giãn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, cùng các chính sách khác.
- Hỗ trợ chi phí vốn vay cho DN.
Và nổi bật lên đó chính là gói hỗ trợ lãi suất 4% cho vay ngắn hạn 17.000 tỷ ( 1 tỷ USD ) và HTLS 4% cho vay dài hạn 9.000 tỷ.
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐭𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 đ𝐚̂𝐲 𝐥𝐚̀ 𝟐 𝐠𝐨́𝐢 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐭𝐚́𝐜 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐥𝐨̛́𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠?
Câu trả lời nằm ở quy mô của nó.
Về mặt lý thuyết, nếu giả định số vốn hỗ trợ lãi suất được giải ngân tối đa thì :
- Gói hỗ trợ ngắn hạn 4% sẽ tương đương với quy mô lượng vốn là 17.000/4%= 425.000 tỷ
- Gói hỗ trợ trung và dài hạn 4% sẽ tương đương quy mô : 9.100/4% = 227.500 tỷ
- Tổng 2 gói sẽ là 652.000.000.000.000 VNĐ.
Ở đây có quá nhiều số 0 đúng không??
Tổng dư nợ tín dụng của năm 2009 là khoảng 1,730 triệu tỷ ( dư nợ tín dụng 2021 tới thời điểm này tầm 9,8 triệu tỷ )
Tức là gói hỗ trợ đó có trị giá tương đương 37% Tổng dư nợ tín dụng
So sánh một chút với gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 3000 tỷ mới đây thì HTLS 2021 chỉ tương đương 1% tổng dư nợ tín dụng.
Và gần như ngay lập tức, do cung vốn gặp cầu vay, gói HTLS đã có tác dụng nhanh chóng.
Hiệu quả ở chiều hướng tích cực :
- Các DN và hộ KD được giảm chi phí vay vốn dẫn tới giảm giá thành sản phẩm, có thể duy trì và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm.
- Với các DNNN, nguồn vốn này góp phẩn đẩy nhanh các dự án triển khai.
- Chỉ số tăng trưởng GDP rất tích cực vào quý 2,3,4.
Tuy nhiên do được tiếp cận vốn vay với chi phí rất thấp nên đã phát sinh việc nguồn vốn cho vay không được sử dụng đúng mục đích mà được sử dụng để :
o Đảo nợ.
o Gửi ngược lại ngân hàng để ăn chênh lệch.
o 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐠𝐢𝐚 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐂𝐊 𝐯𝐚̀ 𝐁Đ𝐒 ( đây là lý giải vì sao thị trường ck 2009 tăng mạnh từ t2 và đạt đỉnh khoảng t9 và thị trường BDS được tạo đà tăng trưởng trở lại vào giai đoạn 2009-2010)
Với việc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, những hệ quả về sau sẽ là :
- Làm tăng chỉ số CPI trong tương lai.
- Các NH sẽ bị thiếu hụt nguồn vốn và phải tăng lãi suất huy động, qua đó đẩy mạnh lạm phát hơn. ( xảy ra vào giai đoạn 2010 -2011 )
𝐕𝐚̀ 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟑!!!!
Tổng kết lại thì với gói hỗ trợ lãi suất, Việt nam đã trải qua một năm 2009 khá tốt đẹp cho cả giới kinh doanh lẫn đầu tư khi GDP tăng trưởng còn thị trường đầu tư thì phục hồi mạnh.
𝑨i 𝒕𝒓𝒂̉𝒊 𝒒𝒖𝒂 𝒈𝒊𝒂𝒊 đ𝒐𝒂̣𝒏 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒉𝒂̆́𝒄 đ𝒆̂̀𝒖 𝒔𝒆̃ 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒈𝒊𝒂́ 𝒗𝒂̀ng 𝒗𝒂̀ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒄𝒐̂̉ 𝒑𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒏𝒉𝒂̉𝒚 𝒎𝒖́𝒂 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒏𝒂̀𝒐 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 2009.
Bây giờ quay lại thời điểm hiện tại, quý 4/2021:
Xét trên yếu tố tương đồng thì thời điểm quý 4/2021 khá giống với quý 4/2008 bởi vì nền kinh tế cũng gặp 3 thách thức :
Tiêu dùng sụt giảm do tâm lý thắt chặt chi tiêu và phòng bị: dễ nhận thấy rõ xu hướng này khi thu nhập của đại bộ phận dân chúng bị giảm sút. Chỉ số CPI không tăng trưởng cao, nhưng rất có thể đến từ việc sức mua tiêu dùng bị giảm sút, người tiêu dùng không sẵn sàng chi tiêu.
Nhập siêu và vốn Ngoại có xu hướng rút khỏi thị trường cũng ảnh hưởng tới tỷ giá và khiến cho USD trở nên khan hiếm. Việc dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhưng việc bán ngoại tệ ra cần rất cân nhắc vì dự trữ ngoại hối mới chỉ đạt mức tối thiểu theo khuyến nghị của IMF.
Cuối cùng là vấn đề Nhiên liệu, nguyên vật liệu tăng cùng khó khăn về nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng. Một combo 4 vấn đề nan giải này sẽ khiến các DN, đặc biệt DN nội địa gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi hoạt động chứ chưa nói là mở rộng phát triển.
Với thách thức trên, Nếu không có kích thích từ CP, việc phục hồi kinh tế là không khả quan.
Gói HTLS 4% trị giá 3000 tỷ, phát biểu của CT nước hay đề xuất 410.000 tỷ của GS Nguyễn Thiện Nhân có thể coi là một tín hiệu.
Tương tự như năm 2009, nếu Biden – 1 TT của đảng dân chủ , lại tiếp tục có thể thông chốt đảng CH để ký vào gói tài khoá trị giá 3500 tỷ USD thì đó sẽ là cơ sở để Việt nam có thể có những gói hỗ trợ cho nền kinh tế để tạo đà tăng trưởng cho năm 2022.
Các gói hỗ trợ sẽ dưới hình thức hỗ trợ lãi suất cho vay để DN tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn và NH cũng không bị áp lực về việc giảm lãi suất.
Vậy cơ sở nào để có thể có 1 gói hỗ trợ :
1- Chỉ số lạm phát công bố vẫn còn được kiểm soát.
2- Cung tiền của Mỹ nở ra khi tăng trần nợ công nên cung tiền VN có thể tăng theo.
3- Tỷ lệ Nợ công còn dư địa đủ nhiều so với trần.
Cản trở của gói hỗ trợ là gì ?
1- Ý chí của các NHTM và rủi ro Nợ xấu.
2- Tính hiệu quả của gói kích thích?
3-......
Với nhà đầu tư, thị trường 2022 vẫn đang có những tín hiệu không quá tiêu cực, và nếu các gói hỗ trợ kinh tế được tung ra, đối chiếu với năm 2009 thì có thể thấy đó sẽ là tín hiệu dẫn dắt thị trường phục hồi.
Việc bây giờ là pha trà nước theo dõi :
1 - Tình hình thông chốt bên Mỹ của Đảng DC.
2- Xem quy mô gói kích thích tiếp theo ( nếu có )
3- Theo dõi chỉ tiêu, chỉ số về tín dụng, LS, CPI, PMI... trong quý IV.
Đầu tư mà nắm được vĩ mô thì ăn chắc ít nhất 51% rồi
)
Nói tóm lại là nếu ai còn đang cầm tiền thì nên sốt ruột dần là vừa !!!