- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 1,958
- Động cơ
- 362,252 Mã lực
- Tuổi
- 124
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định nồng độ cồn trong máu (BAC, Blood Alcohol Content) hay nồng độ cồn trong khí thở (BrAC, Breath Alcohol Content) và mỗi phương pháp đều có sai số nhất định. BAC là chỉ số chính xác hơn so với BrAC để xác định ảnh hưởng của cồn (ethanol, CH3CH2OH) tới hoạt động tâm sinh lý của cơ thể, nhưng trong thực tế thì BAC khó thực hiện hơn so với BrAC về mặt thời gian và thiết bị. Nồng độ cồn dưới 50 mg/100 ml máu được nhiều bài báo khoa học coi là không ảnh hưởng tới tâm/sinh lý của con người và nó cũng là mức được nhiều quốc gia coi là giới hạn để xác định phạt hay không phạt khi người ta tham gia giao thông.Cụ tính giúp em là uống 1 lon bia, sau khoảng 30 phút thì nồng độ cồn trong khí thở là bao nhiêu ạ.
Quy đổi từ BAC sang BrAC là không thống nhất, dao động trong khoảng 1 : 200 tới 1 : 230 khi quy đổi từ mg/100 ml máu sang mg/l khí thở. Thông thường người ta lấy hệ số 1 : 210, tuy nhiên theo luật VN hiện hành người ta quy đổi theo mức 1 : 200 (ví dụ mức 50 mg/100 ml máu hay 0,25 mg/l khí thở).
Các phương pháp/thiết bị xác định BrAC hiện nay chủ yếu dựa theo tế bào điện hóa (electrochemical cell) hoặc hấp thụ/đo phổ hồng ngoại (infrared absorption/spectrometry). Độ chính xác của các thiết bị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là:
(i) sự hiệu chỉnh thiết bị;
(ii) mức độ hít vào/thở ra nông hay sâu (do sự trao đổi khí trong phổi chỉ diễn ra ở các túi phổi);
(iii) nồng độ cồn tồn dư ở miệng;
(iv) các hợp chất có ở miệng có thể gây nhiễu (làm tăng/giảm chỉ số đo).
Nồng độ cồn trong máu/khí thở phụ thuộc nhiều yếu tố như giới tính, cân nặng, tuổi tác, thức ăn có sẵn trong bụng trước và trong quá trình sử dụng đồ uống có cồn, khả năng chuyển hóa của gan (bệnh liên quan tới gan và sử dụng thuốc ảnh hưởng tới gan), tốc độ uống nhanh hay chậm. Với giả định là đàn ông/đàn bà nặng khoảng 70 kg không bệnh tật thì nồng độ cồn trong máu (BAC) sau 30 phút kể từ khi uống với tốc độ bình thường xong 1 lon bia 330 ml cồn 5% ABV (Alcohol By Volume, nồng độ cồn theo thể tích) khoảng 0,020/0,023% hay 20/23 mg/100 ml máu; quy đổi sang BrAC khoảng 0,100 - 0,115 mg/l khí thở và chịu mức phạt thấp nhất hiện nay theo luật VN.
Với các quy định đang có hiệu lực hiện hành thì tốt nhất là không sử dụng rượu bia (làm cho mấy doanh nghiệp rượu bia nhanh đóng cửa và mấy em áo vàng buồn vì đo mãi vẫn bằng 0), còn nếu muốn uống thì mua về nhà và uống có chừng mực/giới hạn hoặc nếu buộc phải uống thì gọi phương tiện khác đưa ta về nhà. Một đơn vị tiêu chuẩn (standard unit) rượu bia tùy theo từng quốc gia chứa khoảng 7-14 g ethanol, mức mà người ta cho rằng một người bình thường khoảng 70 kg không bệnh tật sau khi uống 1h sẽ có mức cồn trong máu/hơi thở về 0%. Cá nhân tôi chuyên đi bộ đi làm/về nhà nên không ngại chuyện uống (một nét văn hóa/tôn giáo và một sự bê tha/nghiện ngập tồn tại từ khoảng 8-9 nghìn năm trước của loài người), thậm chí còn xách chai rượu mạnh uống dở đi ngang qua chỗ mấy em áo vàng làm việc mà chưa bao giờ bị gọi vào phạt cả.
Chỉnh sửa cuối: