- Biển số
- OF-72663
- Ngày cấp bằng
- 11/9/10
- Số km
- 3,522
- Động cơ
- 444,428 Mã lực
Chúng ta hãy nhìn vào Hàn Quốc để nghiên cứu và học hỏi cách họ làm để thoát nghèo và vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao.
HQ là mô hình mà khá tương đồng VN về quy mô dân số, diện tích, ... còn hội Singapore, Đài loan, Hongkong thì bé quá so VN ( diện tích, dân số).
HQ họ đã thoát nghèo nhờ tứ trụ là các tập đoàn tư nhân đa ngành: Huyndai, Samsung, SK, LG và Lotte...
VN muốn thoát nghèo cần theo mô hình này, nhưng đến nay VN chưa hình thành nên tập đoàn tư nhân đa ngành nào đủ lớn...
Có Hoà Phát, Vin đang đầu tư vào công nghiệp nặng và phấn đấu làm chủ công nghệ rồi, cố lên ."Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức độ nhất định về GDP đầu người (thường là từ 8-10 ngàn đô/năm) thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.
Mức thu nhập cao theo chuẩn của WB hiện nay là 12.500 đô/năm. Thực tế trên có nghĩa các nước đó sẽ mắc lại ở mức thu nhập trung bình mà không vượt lên được thu nhập cao, hoặc vượt lên 1 thời gian ngắn sau lại bị tụt xuống. Đó chính là "Bẫy thu nhập trung bình".
Thế giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.
Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ 2011 đến nay vẫn loanh quanh mức đó.
Braxin năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.
Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không thể phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.
Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.
Thái lan có 1 nền kinh tế nền tảng tốt và tương đối ổn định, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên mắc bẫy thu nhập trung bình là chuyện dễ hiểu.
Thực ra thì kinh tế của Malaysia không hơn nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.
Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.
Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Toyota, Hyundai cũng có giai đoạn copy, nhập linh kiện về làm, Lotte cũng chỉ khởi đầu bằng việc bán kẹo cao su cho trẻ con mà