[Funland] Bẫy thu nhập trung bình! Thái Lan dính bẫy & nổi lo của VN?

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,900
Động cơ
419,877 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em đọc mãi mà chưa hiểu bẫy thu nhập trung bình là gì? Ai đặt bẫy và mục đích là bẫy cái gì? Các cụ mợ trên OF, Đ.ảng, Ch.ính phủ hay toàn dân có thể sa bẫy?
Nhờ các cụ mợ thông não giúp. ;)
"Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức độ nhất định về GDP đầu người (thường là từ 8-10 ngàn đô/năm) thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.

Mức thu nhập cao theo chuẩn của WB hiện nay là 12.500 đô/năm. Thực tế trên có nghĩa các nước đó sẽ mắc lại ở mức thu nhập trung bình mà không vượt lên được thu nhập cao, hoặc vượt lên 1 thời gian ngắn sau lại bị tụt xuống. Đó chính là "Bẫy thu nhập trung bình".

Thế giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.

Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ 2011 đến nay vẫn loanh quanh mức đó.

Braxin năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.

Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không thể phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.

Thái lan có 1 nền kinh tế nền tảng tốt và tương đối ổn định, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên mắc bẫy thu nhập trung bình là chuyện dễ hiểu.

Thực ra thì kinh tế của Malaysia không hơn nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.

Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

oliviarose

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788913
Ngày cấp bằng
31/8/21
Số km
1,214
Động cơ
40,966 Mã lực
Tuổi
35
Các DN VN đã bắt đầu đi vào bán dẫn, luyện kim, thiết bị cn cao, phần mềm, AI, robotics, công nghiệp hàng không vũ trụ, tàu cao tốc, đóng tàu cỡ lớn...
Đó sẽ là những lĩnh vực tạo gtgt cao, giúp VN lên thẳng thu nhập cao.
 

Lá me xanh

Xe tải
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
486
Động cơ
91,329 Mã lực
Tuổi
36
năng lực mình chỉ ở mức trung bình của thế giới thôi. Ta cố lên mức thu nhập trung bình, duy trì xã hội ổn định, an ninh an toàn là được rồi.
 

minhmo

Xe ba gác
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
20,012
Động cơ
4,544,518 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
"Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức đô nhất định về GDP đầu người thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.

Trên thê giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.

Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ đó đến nay vẫn loanh quanh mức đó.

Braxin thì năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.

Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không phát triển được theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế là thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là các nền kinh tế sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.

Thái lan có 1 nền kinh tế tương đối ổn định và có cơ sở tốt, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên dễ hiểu là mắc bẫy thu nhập trung bình.

Thực ra thì kinh tế của Malaysia không khác nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.

Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Cảm ơn bác đã thông não.
Em nghiên cứu tiếp xem có giúp gì được cho tổ quốc để thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình này không. :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,900
Động cơ
419,877 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn bác đã thông não.
Em nghiên cứu tiếp xem có giúp gì được cho tổ quốc để thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình này không. :D
Có đấy cụ ạ.

Nếu cụ tự thoát được bẫy là cống hiến vượt bậc rồi.:D
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,161
Động cơ
514,063 Mã lực
"Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức độ nhất định về GDP đầu người (thường là từ 8-10 ngàn đô/năm) thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.

Thế giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.

Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ đó đến nay vẫn loanh quanh mức đó.

Braxin thì năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.

Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.

Thái lan có 1 nền kinh tế tương đối ổn định và nền tảng tốt, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên mắc bẫy thu nhập trung bình là chuyện dễ hiểu.

Thực ra thì kinh tế của Malaysia không hơn nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.

Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Qg dính bẫy tntb thì ko khác sĩ tượng, mã trên bàn cờ. Anh chỉ hơi hơn quân tốt - các nước kém pt 1 chút.
Vị thế của anh vì thế, trên trường QT chỉ mãi là hạng 2, ko lấy gì để mang ra mặc cả, mang tính chiến lược với nước lớn.
Thôi thì cái vận của VN chỉ đến vậy. Giá Pháp ko vào Vn quá sớm, giá triều Nguyễn được 1 phần như Minh Trị. Giá như cụ H cố thêm 1 chút ... Mà thôi :)
Thiên thời Vn cố gắng tận dụng thì cũng khác đi 1 chút. Nhưng địa lợi và nhân hòa thì Vn ở thế thua toàn tập.
Gần như tất cả các nước phát triển ở Bắc bán cầu, và thực hiện vượt vũ môn thành công. Các nước phía Nam thì ngược lại, đa phần đi đẹt , có rất nhiều nước có cơ hội rồi lại mất.
Cũng là địa lý( địa lợi) ko thuận mà thôi
 

Hanoiann202x

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814651
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
114
Động cơ
1,260 Mã lực
Tuổi
33
Cứ đạt đc trung bình đi đã rồi hãy lo. Đều mịa
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,195
Động cơ
185,412 Mã lực
Tuổi
39
"Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức độ nhất định về GDP đầu người (thường là từ 8-10 ngàn đô/năm) thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.

Thế giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.

Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ đó đến nay vẫn loanh quanh mức đó.

Braxin thì năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.

Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.

Thái lan có 1 nền kinh tế tương đối ổn định và nền tảng tốt, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên mắc bẫy thu nhập trung bình là chuyện dễ hiểu.

Thực ra thì kinh tế của Malaysia không hơn nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.

Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Thái Lan nó cũng là culi fdi giống mình thôi, nhưng mà nó đi trước. Vn chắc chắn sẽ đạt dc thu nhập như TL. Nhưng để vượt lên thì phải chờ sự đột phá của DN Việt Nam nào đó.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,694
Động cơ
229,250 Mã lực
Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Các nước gặp bẫy trung bình thường sx thép ít. Nước nào càng sản xuất nhiều thép chứng tỏ bi to, cóc sợ áp lực dèm pha, sẽ có tương lai tươi sáng. Số liệu 2021, năm nay chắc VN vượt Đài và Ý!

1660967544701.png
 

rgbhis

Xe điện
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
2,061
Động cơ
511,531 Mã lực
Chúng ta hãy nhìn vào Hàn Quốc để nghiên cứu và học hỏi cách họ làm để thoát nghèo và vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao.
HQ là mô hình mà khá tương đồng VN về quy mô dân số, diện tích, ... còn hội Singapore, Đài loan, Hongkong thì bé quá so VN ( diện tích, dân số).
HQ họ đã thoát nghèo nhờ tứ trụ là các tập đoàn tư nhân đa ngành: Huyndai, Samsung, SK, LG và Lotte...
VN muốn thoát nghèo cần theo mô hình này, nhưng đến nay VN chưa hình thành nên tập đoàn tư nhân đa ngành nào đủ lớn...
Quan trọng là sx ra đc sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Thời cụ thủ Dũng cũng khuếch trương ủng hộ cho mấy tập đoàn, kiểu như vinashin đi mở trại lợn, nên dân lãnh đủ.
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,478
Động cơ
3,796,561 Mã lực
Mấy cái thằng tây lông thống kê thống cửng là để cho vui. Thái Lan nó thu nhập trung bình 7,5 nghìn so với Singapore hay Nhật Hàn hơn nó gấp nhiều lần nhưng chắc gì Nhật Hàn Sin đời sống đã sướng hơn dân Thái. Vì vật giá ở mỗi nước là khác nhau. Bên Nhật bán quả lê 40k, chùm nho 500k, bên Hàn tô phở toàn 300k. Thì thu nhập cao thu nhập thấp nghĩa lý gì…

Thái nó thu nhập thấp hơn nhưng giá cả nước nó cũng thấp hơn. Hạ tầng được đầu tư tốt,an sinh xã hội ổn, lên ggmaps thấy đường sá của nó rất chuẩn chỉ, ngành công nghiệp ô tô phát triển top đầu châu Á, công nghiệp hàng may mặc tiêu dùng, nông nghiệp đều phát triển khiến vật giá trong nước rất rẻ… thì nó kệ m…mấy thằng tây lông muốn bẫy gì bẫy
Mấy hàng hóa thiết yếu cho việc ăn, uống đó cụ so sánh làm gì. Cụ phải so sánh những hàng hóa, dịch vụ có mức giá toàn cầu như xăng, dầu; ô tô, vé máy bay v.v thì mới thấy nỗi niềm của quốc gia có thu nhập thấp.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
"Bẫy thu nhập trung bình" là khái niệm chỉ thực tế các nền kinh tế đang phát triển, khi đến mức độ nhất định về GDP đầu người (thường là từ 8-10 ngàn đô/năm) thì ngừng lại không phát triển thêm được nữa, hoặc bị chôn chân tại mức đó rất lâu.

Thế giới hiện có 3 ví dụ tiêu biểu về mắc bẫy thu nhập trung bình là Malaysia, Braxin và Mexico.

Malaysia đạt mức GDP đầu người trên 10 ngàn đô/năm vào 2011, nhưng từ đó đến nay vẫn loanh quanh mức đó.

Braxin thì năm 2011 đã có GDP đầu người 13 ngàn đô, nhưng từ đó cứ tụt dần, đến 2021 chỉ còn 7 ngàn đô. Mexico thì suốt từ 2005 đến nay loanh quanh ở mức 10 ngàn đô/năm, không bật lên được.

Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau năm 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là Hàn quốc, Đài loan và vừa rồi là Trung quốc. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.

Thái lan có 1 nền kinh tế tương đối ổn định và nền tảng tốt, nhưng nhược điểm là công nghiệp cổ điển, không tự chủ được công nghệ kỹ thuật cao, nên mắc bẫy thu nhập trung bình là chuyện dễ hiểu.

Thực ra thì kinh tế của Malaysia không hơn nhiều so với Thái lan. Mã giàu hơn Thái chủ yếu vì dầu khí, chiếm đến 20% GDP. Nếu bỏ dầu khí thì Mã cũng chỉ ngang ngang Thái.

Việt nam đặt ra mấy kịch bản phát triển khác nhau, nhưng tất cả đều không tính đến bẫy thu nhập trung bình khiến tôi thấy rất buồn cười. Không hiểu căn cứ vào đâu mà tin được GDP đầu người của VN sẽ vượt 15 ngàn đô/năm, thậm chí lên đến 25 ngàn đô? Theo nhận định của tôi thì chắc chắn VN sẽ dính bẫy ở mức khoảng 8 ngàn đô như Thái và Mã (đã trừ dầu khí) bây giờ. Vì VN cũng như Thái, Mã, không tự chủ được công nghiệp nâng cao và công nghệ hiện đại.

Nhưng theo tôi, 8 ngàn đô/người/năm đã là tốt lắm rồi.
Cụ phân tích khá chuẩn ngoài ra còn một số yếu tố mà có thể mình còn không thể đạt được như bọn nó cơ:
- Về con người mình có gì hơn nó đâu, mình đi sau còn khó hơn nó ngày xưa nhiều, nếu cùng thời điểm so sánh còn nói tài được chứ mình giờ ở thế khó hơn nhiều.
- Hai thằng kia nó vẫn thuận lợi hơn mình là đất rộng người thưa, trong quan hệ quốc tế nó dễ hơn mình, mình gặp khó khăn bị thằng Tàu nó kẹp.
 

Voi coi HN

Xe tăng
Biển số
OF-513498
Ngày cấp bằng
1/6/17
Số km
1,663
Động cơ
201,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Cứ nhảy được vào bẫy đi rồi tính tiếp, leo lên để thò chân vào được cái bẫy đấy cho nó cắn cũng còn tướt mồ hôi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,900
Động cơ
419,877 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các nước gặp bẫy trung bình thường sx thép ít. Nước nào càng sản xuất nhiều thép chứng tỏ bi to, cóc sợ áp lực dèm pha, sẽ có tương lai tươi sáng. Số liệu 2021, năm nay chắc VN vượt Đài và Ý!

View attachment 7326278
Sản xuất thép là 1 chỉ số cho TK 19 cụ ợ. Bây giờ người ta không nhìn vào sản lượng thép, mà nhìn vào chủng loại thép.

VN mới chỉ sản xuất được thép xây dựng và cán nóng đơn giản, chưa (đúng hơn là không) sản xuất được thép chế tạo. Đến inox 205 cũng chưa làm được.

Nếu chưa SX được thép chế tạo, tức là luyện kim nâng cao, thì có bao nhiêu thép xây dựng cũng vậy.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,273
Động cơ
753,449 Mã lực
Bẫy nọ bẫy kia nghe nó xa vời quá, chỉ cần nhìn vào nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hiện tại là đủ hiểu, với mức thu nhập trung bình 7-8tr nhưng tốn 2-3tr cho thực phẩm, tức là dành ra 25-30% thu nhập chỉ để no bụng thì ta cứ đặt mục tiêu thoát nghèo trước đã, cái khác tính sau :D
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Có một cái rất khó nữa là tình hình thế giới thay đổi, đặc biệt từ vụ sản xuất chip.
Bây giờ các nước phát triển nó giữ chặt, các nước đi sau khó mà chui vào các lĩnh vực công nghệ cao.
 

Peter Dzung

Xe hơi
Biển số
OF-804295
Ngày cấp bằng
17/2/22
Số km
100
Động cơ
9,481 Mã lực
Tuổi
32
Vn chắc cũng mắc bẫy thu nhập tb rồi cụ ạ
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,478
Động cơ
3,796,561 Mã lực
Bẫy nọ bẫy kia nghe nó xa vời quá, chỉ cần nhìn vào nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hiện tại là đủ hiểu, với mức thu nhập trung bình 7-8tr nhưng tốn 2-3tr cho thực phẩm, tức là giành ra 25-30% thu nhập chỉ để no bụng thì ta cứ đặt mục tiêu thoát nghèo trước đã, cái khác tính sau :D
Vâng. Khi ta đang có thu nhập 100 đồng mỗi tháng (gồm cả đi vay), và ta phải trả cho các khoản chi tiêu thường xuyên (không thể cắt giảm) là loanh quanh 60 đồng, ta phải trả nợ tầm 20 đồng cho các khoản vay trước đây, ta chỉ còn tầm 20 đồng để sửa chữa nhà cửa, tường rào, sân vườn v.v. thì lấy đâu để tích góp, dự trữ để trở nên khá giả được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,694
Động cơ
229,250 Mã lực
Sản xuất thép là 1 chỉ số cho TK 19 cụ ợ. Bây giờ người ta không nhìn vào sản lượng thép, mà nhìn vào chủng loại thép.

VN mới chỉ sản xuất được thép xây dựng và cán nóng đơn giản, chưa (đúng hơn là không) sản xuất được thép chế tạo. Đến inox 205 cũng chưa làm được.

Nếu chưa SX được thép chế tạo, tức là luyện kim nâng cao, thì có bao nhiêu thép xây dựng cũng vậy.
Thế ai cũng làm được tại sao VN đứng top Asean và sắp vượt Đài? Khi bắt đầu làm thép quy mô lớn thì sẽ có bọn nhảy vào đòi hạn chế, đòi áp thuế bán phá giá. Phải có ưu việt của thể chế mới vượt qua được.. Thép dĩ nhiên không phải là tất cả nhưng là 1 dấu hiệu chỉ báo rất tốt...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top