Thử tính nhanh, ví dụ thu nhập đầu người 5000 đô/năm tương đương 115 củ tiền Việt đi (tính đô 23k= 1 điểm lô) nhưng 1 người phải nuôi 1 người thì thu nhập của người lao động phải 10000 đô/năm là tối thiểu. Chỉ có điều, số ít đạt được như vậy. Và tất nhiên phải tay trong chân ngoài, làm thêm làm nếm. Vậy nên nói đến vĩ mô thì còn xa lắm...
GDP đầu người khác với thu nhập đầu người cụ ạ. Thu nhập thực tế của người lao động chỉ là 1 phần của GDP đầu người, ngoài ra còn có thu nhập của giới chủ, tích lũy của các công ty và tích lũy của Nhà nước.
Thực tế các nền kinh tế cho thấy, nếu thu nhập trung bình của người lao động 1 nước mà khoảng bằng GDP đầu người nước đó là tương đối tốt, dưới 2/3 là có dấu hiệu mất công bằng.
Mỹ chẳng hạn, GDP đầu người là 64.000$/năm, mức lương bình quân trước thuế của người làm công ăn lương là 4.510 đô/tháng (54.120$/năm), tức là xấp xỉ dưới mức GDP đầu người.
Mexico có GDP đầu người là 10.400 đô, nhưng mức lương bình quân chỉ là 560$/tháng (6.720$/năm), chứng tỏ sự chênh lệnh giàu nghèo rất lớn.
Việt nam hiện tại có GDP đầu người 3.600$/năm (khoảng 85 triệu đồng). Vói mức lương bình quân của công nhân khoảng 6 triệu/tháng (72 triệu/năm) thì có thể nói là tạm ổn về mức độ và phân phối thu nhập.
Như nhiều cụ nghĩ rằng nếu GDP 85 triệu đồng/năm thì người lao động trung bình phải thu nhập 170 triệu/năm là không phải đâu.