- Biển số
- OF-9503
- Ngày cấp bằng
- 12/9/07
- Số km
- 19,739
- Động cơ
- 730,846 Mã lực
Iem cũng thấy chuẫn
Bước thêm này cụ đề cập là gì đấy ạ?Vote cho cái comment của Cụ, vạn bất đắc dĩ mới phải làm UQCC, chứ ai chẳng muốn tài sản đứng tên mình. Giả sử Cụ A muốn mua cái xe Camry 2. , xe mới 1 tỉ, ra tên + thêm 225 triệu nữa thành 1tỉ 225 triệu. Cũng cái xe đó sx 2011 chạy được hơn 1 vạn giá khoảng 950 triệu, nếu sang tên cụ A phải trả thêm khoảng 80tr thành 1tỉ 30tr. nếu UQCC thì bớt được 80tr mà vẫn lưu hành bình thường, khi cần bán hoặc sang tên mình cũng bình thường và hợp pháp luôn (muốn sang tên thì làm thêm 1 bước nữa mất khoảng 500k đến 1 củ), chẳng cần phải tìm đến chủ đầu tiên làm gì. Vậy các Cụ chọn phương án nào.
Iem cũng thắc mắc cái nàyBước thêm này cụ đề cập là gì đấy ạ?
Đánh dấu khi cần đến.các cụ cư nói thế cả cái thị trường xe ở Hn này khi mua xe cũ thì 70% các cụ chọn phương án làm Hợp đồng uỷ quyền công chứng vì nó là một hình thức để các cụ trốn đc tiền thuế khi ko muốn sang tên chuyển chủ còn gì. Nếu nói như cụ chủ thớt thì cụ nào mua xe mà uỷ quyền công chứng thì là dại hết cả lượt rồi sao. Phòng mình làm công chứng chiếm đến 60 70% thị trg xe cũ đã thấy cụ nào mua xe cũ làm uỷ quyền mà kêu ca đâu nhỉ? Đồng ý là xe uỷ quền thì các cụ muốn vay ngân hàng là không thể. cái này thì rõ ràng rồi. Nhưng mình xin nói thêm một bên ko thể đơn phương huỷ hợp đồng được nên các cụ cứ yên tâm, thông thường khi mua bán xe các cụ đều được chủ xe hoặc salon bán cho đều viết cho mình một giấy bán xe hoặc hợp đồng mua bán chứng nhận họ đã nhận tiền và bán xe cho mình là hợp pháp cho nên ko bao giờ có trường hợp chủ xe đã uỷ quyền rồi mà có thể đòi lại xe của các cụ .... cũng ko có trường hợp xe uỷ quyền qua uỷ quyền ma lại bị tính mấy lần thuế khi sang tên cả. Hợp đồng uỷ quyền ko thể sang tên chuyển chủ được các cụ cũng đều biết muốn sang tên thì phải đổi hoặc chuyển nhượng làm hợp đồng mua bán dù hợp đồng có uỷ quyền 2 lần sau đó làm hợp đồng mua bán thì các cụ vẫn chỉ nộp một lần thuế thôi .... Trong thời buổi kinh tế này lựa chọn một phương án hợp lý cho mình vẫn là tốt nhất
Em dính quả mua nhà mất gần 300 củ rồi, chả có dại nào giống dại nào, dùng dằng mất mấy nămEm kinh nhất quả Rủi ro thứ 5 này. Chết bất ngờ, tự nhiên mất xe, chả biết đường nào mà lần!
Hợp đồng ủy quyền mà cụ là người được ủy quyền thì cụ không bán cho mình được mà chỉ được bán cho người khác với điều kiện trong ủy quyền ghi rõ: Được phép mua bán.Em được hợp đồng uỷ quyền có bán luôn xe cho em được không các cụ
Cảm ơn cụ đac hia sẻ bài viết,rất hay ạ- Rủi ro thứ nhất: một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán ô tô, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.
- Rủi ro thứ hai: Theo Điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.
- Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS;
- Rủi ro thứ tư: khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả ô tô đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi ô tô để thanh toán cho khoản nợ với mình.
- Rủi ro thứ năm: trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “toét còi”
- Rủi ro thứ sáu: trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang ô tô thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.
- Rủi ro thứ bảy: còn có một số trường hợp khác mà nếu bên ủy quyền hoặc/và bên được ủy quyền bội tín thì mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: có vụ việc xảy ra khi ký Hợp đồng ủy quyền xong (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau. bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận cầm cố.
Nguồn: Mr. Hùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Tư pháp
Vote em nhé, vừa chê con Doblo xấu bên bán xế bị vote trừ nhiều quá
Chắc không được đâuCác cụ cho em hỏi người được uqcc có thể tự mình đi đổi biển từ 4 số sang biển 5 số được ko