Đáng lẽ vận động nhân dân tổ chức làm cỗ ở mức vừa phải, thay vì mỗi thứ 2-3 đĩa để chia nhau mang về thì làm cỗ mỗi món một đĩa thôi. Cấm đoán thế này rất ko hay
Quan trọng là cọc 3 tr đã, bằng chứng tạo ra sau... thế nào chẳng có đứa mang cái gì đó đi ra Tham ăn nên tìm cách phá rối để nhũng nhiễu dân thôi cụ ơi. Đảm bảo với cụ nếu vụ này êm thì sau sẽ có nhiều chiêu khác, ví dụ như vợ chồng mới cưới phải đăng ký cam kết và cọc trước 3 tr sinh hoạt tình dục có văn hóa, không ồn ào ảnh hưởng đến hàng xóm, không được im lặng vì nhỡ có chuyện xảy ra mọi người không biết mà xông vào giúp đỡ... đại loại kiểu thếCọc 3 tr thì cũng phải có bằng chứng mới phạt được chứ anh!?
Họ không nói là văn hoá, họ nói là tiết kiệm đó. Cụ đọc lại xem.Và lý do gì khi nói ăn cỗ không lấy phần là văn hóa ?
Như thế nghĩa là ăn cỗ lấy phần là vô (không) văn hóa ?
Tất nhiên, vận động bỏ cũng được. Nhưng lấy lý do có văn hóa có hợp lý ?
Chính quyền chơi quả này căng đấy nhỉ.Nhà có cỗ sẽ bị xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần
Thứ Năm, ngày 28/03/2019 16:00 PM (GMT+7)
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-co-co-se-bi-xu-phat-neu-de-khach-an-co-lay-phan-c46a1038845.html
Chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sự kiện:
Thời sự
Ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình… Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà. Với nhiều địa phương, đó là nét đẹp và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Tục ăn cỗ lấy phần vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương như Nam Định, Thái Bình… Ảnh: Tin tức Nam Định.
Chị Nguyễn Thị Thúy (xã Xuân Phú, huyện Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ, quê chị có phong tục đi ăn cỗ lấy phần.
Gia chủ chuẩn bị sẵn 5-6 túi nilon cho khách chia phần. Những món như giò, thịt gà, trứng vịt lộn, tôm… sẽ được người dân chia phần đều nhau rồi cho vào túi mang về. Ai muốn ăn thịt thì ăn trong phần của mình, còn lại không được ăn phần của người khác.
Những thứ còn lại như canh rau, đĩa dưa chua hoặc thịt bò, thịt lợn xào… thì người dân ăn ngay tại mâm.
“Ngày xưa bà tôi đi ăn đám, tôi mong phần lắm. Mặc định cứ đi ăn đám là có phần mang về. Tôi thấy đó cũng là việc làm hay, chia sẻ với mọi người”, chị Thúy chia sẻ.
Tuy nhiên, theo chị Thúy, gần đây chị nghe nói xã bên cạnh là xã Giao Long (huyện Giao Thủy) đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.
“Cái này là tục lệ, có tội gì đâu mà xử phạt?”, chị Thúy tỏ vẻ bất ngờ.
Để làm rõ thông tin trên, PV đã trao đổi với ông Trần Hoài Nam – ************* xã Giao Long. Ông Nam xác nhận, có sự việc như trên.
Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ ko lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.
“Khi người ta đi đăng kí, phía xã sẽ tuyên truyền và vận động là không làm cỗ to, không để xảy ra tình trạng lấy phần. Kể cả người dân khi đi ăn cỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Cán bộ văn hóa xã, công an xã và đại diện các thôn, xóm sẽ tuyên truyền với gia đình chủ cỗ, đồng thời giám sát việc này”, ông Nam cho hay.
Chủ cỗ phải đặt cọc 3 triệu với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần
************* xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.
Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.
Tuy nhiên, vị chủ tịch xã này xác nhận rằng: “Từ ngày có chủ trương đến nay, người dân thực hiện rất nghiêm túc nên chính quyền xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ”.
Ông Nam cũng tiết lộ rằng, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).
Trả lời câu hỏi về việc đây là một phong tục văn hóa truyền thống, đưa vào quy chế xử phạt liệu có quá cứng nhắc, ông Nam cho hay: “Chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí. Vì vậy, họ đề xuất tuyên truyền, vận động, dần dần xóa bỏ thói quen ăn cỗ lấy phần.
Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ vì ngày trước, cỗ có khi 4-5 đĩa giò nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa. Thay vào đó, bây giờ người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn luôn”.
Chả sao. Miễn khách và gia chủ vui là dc rồi.Nhưng lại có kiểu chả ăn gì rồi chia mâm cỗ đó mang về hê hê,
Và lý do gì khi nói ăn cỗ không lấy phần là văn hóa ?
Như thế nghĩa là ăn cỗ lấy phần là vô (không) văn hóa ?
Tất nhiên, vận động bỏ cũng được. Nhưng lấy lý do có văn hóa có hợp lý ?
Xưa nhà nghèo khổ. Cứ chờ bố/mẹ đi cỗ về mang gì về ăn thôi. Giờ quản lý sâu sát vào quần chúng quá nhỉ
Đé ó được, to chiện òi, chờ th ủ t ướng chỉ đạo hẵngThông tin về phạt lan rộng ra rồi, chắc chỉ vài hôm là lại hủy bỏ quy định này thôi.
Lúc đó cỗ đang 1,5 triệu một mâm ,chỉ cần làm một nửa là ổn.không lãng phí.là phong tục xưa cũ truyền thống thật
nhưng là phong tục truyền thống ko hay ko văn hóa văn minh thì bỏ đi là đúng
UBND xã Giao Long chuẩn đấy, đi đầu nên biểu dương...vài năm nữa dân quen, sẽ bỏ được tục lệ này
Mãi mới thấy có ý đúng. Cần lắm người dũng cảm đi đầu để cuộc sống văn minh tốt đẹp hơn.Các cụ cứ chửi, miệt thị nhưng đôi khi cũng nên lắng lại để hiểu rõ hơn.
ở quê, mọi người cũng chán cái tập tục này rồi. Nhưng không ai muốn/dám bỏ. Ai sẽ là người đi tiên phong, ăn nói sao với họ hàng láng giềng dù trong lòng ai cũng thấy cái hủ tục này nó bất cập. CÁI HỌ CẦN LÀ MỘT CÁI CỚ, và chính quyền làm vậy để tạo cớ cho bà con. Giờ có quy định của xã, ai cũng có thể bảo đợt này cỗ bên em không mang về được nữa bác ạ, xã nó cấm rồi. Thế có phải ai cũng vui không. Vận động tuyên truyền kết hợp với ra quy định thế là chuẩn đấy ạ.
Còn nói về luật, như cụ gì nói ở trên, nó không thành văn bản mà như kiểu hương ước trong làng xóm, cam kết với nhau. Chính vì thế nên mới có chuyện đặt cọc 3 triệu, sai thì mất chứ không phải là PHẠT 3 TRIỆU.
Bọn em còn gặp mấy chị ăn xong cứ ngồi bên cạnh bàn để đợi,biết ý em bảo các chị cứ lấy đi,bọn em chỉ ăn mấy thứ này thôi,thế là mấy chị xông vào chia nhau luôn,lúc sau mấy ông đi qua bảo gớm mấy bác ăn khoẻ thế,vâng bọn em vừa đi xúc than về đang đói.E ủng hộ việc bỏ cái phong tục này đi, nhiều chỗ e đi có những bàn chỉ nhăm nhăm mong cho khách ăn nhanh cho xong để vào lấy. tuy nó là nét văn hóa nhưng e nghĩ nên bỏ đi