- Biển số
- OF-335434
- Ngày cấp bằng
- 19/9/14
- Số km
- 33,662
- Động cơ
- 972,957 Mã lực
Hi vọng cụ Trăm thắng
Ngụy biện hay cố tình không hiểuĐúng là do phiếu đại cử tri quyết định thì tôi nói là phiếu đại cử tri quyết định chứ có gì cong hay vẹo nhỉ? Chả hiểu
Nhìn ảnh này là thấy nên bầu cho Trump rồi.Ảnh 4 năm trước:
Đại cử chỉ đâu chỉ là những con số cụ...cụ chém quá đà rùi.Ngụy biện hay cố tình không hiểu
Đại cử tri chỉ là những con số, đó như chỉ là 1 hình thức
Cái đoạn này em thấy sai, toàn bộ hàng điện tử, gỗ...etc chỉ cần có nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, đều không được cấp C/O form B, chính sách áp dụng ngay sau khi có làn sóng các doanh nghiệp điện tử/ chế biến của Trung quốc ồ ạt sang VN đầu tư để né thuế nhập khẩu thời cụ Trăm áp cho hàng xuất xứ Trung quốc. và chính sách này vẫn đang đươc áp dụng đến hiện tại, khoogn có dấu hiệu gì thay đổi.Trump vs. Kamala: A đến Z và Việt Nam
Bài này rất dài vì để giải thích tác động của cuộc bầu cử Mỹ lên VN thì phải làm rõ bản chất cuộc bầu cử này trước. Bạn cần phải hiểu bản chất của cuộc bầu cử này rồi bạn mới hiểu được nó tác động như thế nào lên VN. Bài này hoàn toàn là quan điểm cá nhân, không viết theo bất kỳ báo chí hay tài liệu nào, không liên quan đến bất kỳ cơ quan, công ty, tổ chức nào.Nga Nguyen Ho Dac
Nga Nguyen Ho Dac đang ở trên Facebook. Tham gia Facebook để kết nối với Nga Nguyen Ho Dac và những người khác mà có thể bạn biết. Facebook trao cho mọi người quyền chia sẻ và mở rộng và kết nối thế...www.facebook.com
Tôi đã đi bầu. Phiếu bầu được gởi về nhà, đánh dấu xong thì bỏ vào phong bì có tên của mình, ký tên ngoài phong bì, rồi bỏ vào thùng phiếu. Không ai biết tôi là ai và tôi có thực sự là chủ nhân của lá phiếu tôi bỏ vào thùng hay không. Không ai biết tôi bỏ bao nhiêu phiếu vào trong thùng. Trước khi đếm phiếu, người ta sẽ bỏ phong bì ra và không ai biết lá phiếu đó là của ai. California nằm trong 14 bang ở Mỹ mà bạn có thể đi bầu mà không cần ID gì cả. Thậm chí California còn mới cấm các nơi bầu cử trong bang không được xem ID của cử tri. Điểm chung của 14 bang này là đảng Dân Chủ của Kamala cầm quyền, ít nhất là với việc bầu cử. Điều này dẫn đến việc không ai biết được là thật sự có bao nhiêu người đi bầu và họ là ai. Giả sử nếu có 60% cử tri California đi bầu thật sự, 40% lá phiếu còn lại hoàn được có thể được bỏ vào thùng bởi 1 ai đó mà không có cách gì kiểm tra. Thậm chí nó còn có thể được máy tính phát sinh ra mà không cần có lá phiếu vật lý nào vì bạn có thể đi bầu bằng cách bấm vào máy bầu cử, một lần nữa, không có ai được xem ID của ai hết.
Nhiều bang mà đảng Cộng Hòa của Trump còn nắm được quyền tổ chức bầu cử, họ đã xóa hàng trăm ngàn và hàng triệu tên cử tri không hợp lệ, trong đó có nhiều người đã mất, đã chuyển sang bang khác, thậm chí là không có quốc tịch Mỹ. Nên nhớ, nhiều bang sự thắng thua chỉ chênh nhau vài ngàn phiếu. Khi bang Virginia xóa tên những người không có quốc tịch ra khỏi danh sách bầu cử, chính quyền Biden-Kamala đã kiện bắt phải đưa tên những người đó vào lại danh sách bầu cử. Tòa án Virginia do đảng Dân Chủ nắm đã phán quyết Biden-Kamala thắng. Bang Virginia kiện lên Tối Cao Pháp Viện thì mới được xử công bằng, không cần phải đưa tên những người không có quốc tịch vào danh sách bầu cử nữa. Điều đáng nói là 6 quan tòa phe Cộng Hòa bỏ phiếu Virginia thắng, 3 quan tòa phe Dân Chủ bỏ phiếu Biden-Kamala thắng. Điều này cho thấy hệ thống Tư Pháp của Mỹ đã bị chính trị hóa, ra phán quyết theo đảng phái chứ không theo luật pháp nữa. Đây chỉ là một ví dụ trong hàng trăm vụ kiện về lem nhem bầu cử đang diễn ra ở khắp nước Mỹ.
Ngày xưa nước Mỹ bầu cử, bỏ phiếu vật lý và đếm bằng tay, chỉ trong 1 ngày là có kết quả. Ngày nay nước Mỹ bỏ phiếu bằng nhiều phương tiện và công nghệ mất cả tháng, đếm phiếu bằng máy mất cả tuần. Đây là ca duy nhất trong lịch sử loài người, công nghệ và máy móc có năng suất thua tay chân hàng chục lần. Nó phi lý đến đáng ngờ.
Vấn đề lem nhem bầu cử này là lý do duy nhất Elon Musk ủng hộ Trump. Chính xác hơn là Elon chống lại phe lem nhem bầu cử. Anh ta nói, nếu Kamala thắng thì các cuộc bầu cử sau này ở Mỹ sẽ không còn dân chủ gì nữa vì 4 năm nữa Kamala và đảng Dân Chủ sẽ mở rộng việc không kiểm tra ID bầu cử ra toàn liên bang. Hơn nữa họ sẽ hợp pháp hóa hàng chục triệu người nhập cư bất hợp pháp để tăng số phiếu có thể lem nhem. Điều mà Elon muốn làm không phải là ủng hộ Trump, mà là chấn chỉnh lại luật bầu cử ở Mỹ để chống lem nhem.
Nếu bạn không thích Trump, cùng lắm bạn chỉ chịu đựng ông ấy thêm 4 năm nữa. Nhưng nếu hệ thống bầu cử bị lem nhem đến nỗi không có khả năng phục hồi, lá phiếu của bạn sẽ không còn giá trị nữa. Đây là lý do quan trọng nhất mà bạn nên đi bầu trong lần này.
Về vấn đề nhập cư, Trump muốn thực thi luật pháp, những người đi vào nước Mỹ phải hợp pháp và yêu nước Mỹ. Kamala mở cửa biên giới trong 3.5 năm để di dân lậu tràn vào nước Mỹ. Đến khi đi bầu cử mới tuyên bố sẽ thực thi pháp luật. Bạn tin vào những gì Kamala nói hay những gì Kamala đã làm?
Khi dân nhập cư lậu đến thành phố giàu có của Obama ở, họ bị đưa đi chỗ khác trong vòng 1 nốt nhạc với lý do không đủ cơ sở hạ tầng. Nhưng có những thị trấn nhỏ và nghèo chỉ có 50 ngàn dân lại phải tiếp nhận đến 30 ngàn di dân lậu. Hệ thống y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội bị quá tải và tê liệt. Hàng trăm ngàn người di dân lậu đã có tiền án tiền sự cướp, hiép, giét, bán thuóc, … tràn vào nước Mỹ làm gia tăng tội phạm. Nhiều người Mỹ đã chét vì chuyện này và Kamala không hề nhận lỗi. Hàng trăm ngàn trẻ em đã bị mất tích khi di dân lậu vào Mỹ, bây giờ không biết các cháu ở đâu. Kamala không hề nhận lỗi.
Về kinh tế, Kamala sẽ tiếp tục đường lối của Biden với chính sách chi tiêu công khổng lồ và phát tiền vô tội vạ. Điều này sẽ tiếp tục đẩy lạm phát lên cao và thâm hụt ngân sách gia tăng, vốn dĩ đã là 2 vấn nạn khó chữa của kinh tế Mỹ. Để giải quyết vấn đề lạm phát, Kamala đòi kiểm soát giá. Còn để giảm thâm hụt ngân sách, bà đòi tăng thuế. Một điều đáng sợ là Kamala từ chối trả lời tất cả các câu hỏi về chính sách kinh tế và chỉ đưa ra 1 “lập luận” duy nhất là hàng chục Nobel gia nói chính sách kinh tế của bà tốt hơn của Trump. Người đứng ra viết thỉnh nguyện thư của mấy chục Nobel gia đó là Joseph Stiglitz, người đã ủng hộ chính sách kinh tế của nhà độc tài Chavez ở Venezuela và đứng ra vận động các nước Nam Mỹ tham gia vào kế hoạch đó. Kết quả là Venezuela sụp đổ, lạm phát 800%, nền tảng xã hội bị phá vỡ và tệ nạn tràn lan (mình có viết chi tiết vấn đề này trên FB rồi).
Trump chủ trương đưa sản xuất về Mỹ (chủ yếu là từ Tàu), giảm thuế và giảm luật lệ (chi phí luật lệ ở 1 số nơi ở Mỹ đã lên đến 30% giá thành sản phẩm, tùy ngành nghề). Điều này sẽ tạo việc làm và tăng trưởng cho kinh tế Mỹ. Trump sẽ cắt chi tiêu công bằng cách gia tăng hiệu quả bộ máy hành chính. Elon ước tính sẽ giảm được 30% chi tiêu công tức là khoảng 2 ngàn tỷ mỗi năm (mình cũng có 1 bài tính tương tự đăng trên FB). Điều này sẽ giúp giảm lạm phát và giảm thâm hụt ngân sách.
Về thương mại, Trump chủ trương công bằng với các nước khác chứ không để nước Mỹ thiệt thòi. Tức là nước nào đánh thuế hàng Mỹ thì Mỹ sẽ đánh thuế lại. Nếu nước đó chịu bỏ thuế quan, Trump cũng sẽ bỏ. Trump đã thực hiện cách này nhiều lần ở nhiệm kỳ trước với các nước châu Âu, cuối cùng là 2 bên đều giảm thuế chứ không tăng thuế. Tức là Trump không có chống thương mại mà chỉ chống thương mại bất công cho nước Mỹ. Trump sẵn sàng tăng thuế nhập khẩu cao đến mức vô lý để bắt buộc các công ty phải đưa sản xuất vào Mỹ trong 1 số ngành ví dụ như xe hơi.
Chính sách đối ngoại của Kamala sẽ là tiếp nối những gì Biden đang làm, cũng là tiếp nối những gì Clinton, Obama, và Bush đã làm: can thiệp vào các quốc gia khác bằng chiến tranh, đảo chính, cách mạng màu, mùa xuân Ả Rập, mua chuộc, gây sức ép ngoại giao, nuôi dưỡng các tổ chức NGO ở bên trong lẫn bên ngoài, thay đổi văn hóa bản địa, … Bush tạo ra chiến tranh vùng Vịnh mặc dù Iraq chả có vũ khí cấm như Bush nói. Obama tạo ra mùa xuân Ả Rập để lật đổ chính quyền các nước Ả Rập (đây là lý do Obama được trao giải Nobel Hòa Bình). Các cuộc cách mạng màu ở các nước Đông Âu được Clinton, Bush, và Obama ủng hộ lật đổ các chính quyền ở Đông Âu. Biden-Kamala sử dụng NATO để nhử Zelensky đưa Ukraine vào cuộc chiến với Nga. Sau khi Kamala đi sứ sang Ukraine 3 ngày thì chiến tranh nổ ra, làm cho nguy cơ chiến tranh hạt nhân và thế chiến thứ 3 chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay. Biden-Kamala còn giải ngân hàng chục tỷ đô la cho Iran để tài trợ cho Hamas và Hezbollah để đánh Israel, rồi lại bán vũ khí cho Israel đánh lại. Cuộc chiến bây giờ đã lan rộng ra Iran. Biden-Kamala chi hàng trăm triệu đô vào Lebanon để đưa nguời thân Mỹ lên nắm quyền ở Lebanon nhân dịp Hezbollah bị Israel làm cho suy yếu.
Bàn đến vấn đề này thì không phải là cuộc đối đầu giữa 2 đảng nữa mà là giữa 2 phe: hiếu chiến và hòa bình. Đây là vấn đề đẩy nhiều người Cộng Hòa về phía Kamala và nhiều người Dân Chủ về phía Trump. Điển hình là nhà Cheney về phe Kamala và Tulsi Gabbard về phía Trump. Dick Cheney là phó tổng thống của Bush và là người thiết kế ra chiến tranh vùng Vịnh, Liz Cheney là con của Dick và sau khi phản Trump đã bị khai trừ khỏi đảng và thất cử với số phiếu chỉ có 28.9%.
Tulsi Gabbard là cựu chiến binh, từng là ngôi sao sáng trẻ tuổi của đảng Dân Chủ với vị trí dân biểu Hạ Viện và từng tranh cử tổng thống trong đảng Dân Chủ năm 2020 cùng với Biden và Kamala. Sau lần những lần debates thứ 1, 2, và 4, Tulsi Gabbard là ứng viên được tìm kiếm trên mạng nhiều nhất. Thời gian đó, Tulsi sáng giá hơn Kamala rất nhiều. Nhưng khi Tulsi đưa ra chính sách chống lại việc nước Mỹ can thiệp vào các quốc gia khác đặt biệt là chống lại việc gây ra chiến tranh, đảng Dân Chủ đã loại bà ra khỏi cuộc đua. Tulsi vừa mới từ bỏ đảng Dân Chủ và gia nhập đảng Cộng Hòa vào tuần trước.
Về đối ngoại, Trump rất giống với Tulsi Gabbard, chủ trương nước Mỹ không can thiệp vào nội bộ các quốc giá khác và chủ trương hòa bình. Trump là tổng thống duy nhất trong thời hiện đại không gây ra bất cứ cuộc chiến nào. Ông cũng đã kiến thiết rất nhiều hiệp ước hòa bình trên toàn thế giới. Ông là lãnh đạo phương Tây duy nhất đặt chân lên Bắc Hàn để đàm phán hòa bình. Ông cũng không tìm cách lật đổ chính quyền, thay đổi văn hóa, chi tiền hay sức ép ngoại giao để can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác.
Phá thai là vấn đề duy nhất mà dân Mỹ nghĩ là Kamala có thể làm tốt hơn Trump. Trump đã đưa 3 thẩm phán Bảo Hiến vào Tối Cao Pháp Viện để đưa ra phán quyết đưa vấn đề này về cho các tiểu bang làm luật. Chủ trương của ông, người dân ở mỗi tiểu bang sẽ đi bầu để quyết định chính sách phá thai của tiểu bang mình ở. Việc nhiều người nghĩ Trump sẽ ra luật chống phá thai cấp liên bang là hoàn toàn sai và bị Kamala và truyền thông lừa. Việc Kamala nói sẽ ra luật cho phép phá thai ở cấp liên bang cũng là lừa nốt, tổng thống không được ra luật. Hiện nay đảng Cộng Hòa đang nắm Hạ Viện và gần như chắc chắc nhiệm kỳ sau đảng Cộng Hòa sẽ nắm đa số trong Thượng Viện. Việc thay đổi luật phá thai ở cấp liên bang là không tưởng. Với 6 thẩm phán bảo hiến ở trong Tối cao Pháp Viện thì con đường phán quyết của tòa cũng bị bít. Nên cái vụ phá thai này Kamala chỉ mang ra để lừa cử tri mà thôi. Dù Trump hay Kamala lên làm tổng thống thì không có gì sẽ thay đổi về vấn đề này ở cấp liên bang hết.
Việc Trump hay Kamala lên sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Nếu Kamala lên, thương mại giữa VN-Mỹ cũng sẽ như bây giờ trong ngắn hạn. VN sẽ tiếp tục xuất thô sang Mỹ để kiếm ngoại tệ. Thậm chí vẫn có thể mua hàng Tàu về hô biến rồi bán sáng Mỹ kiếm lời. Nhưng Mỹ sẽ áp các thể loại luật lệ ngày càng nhiều lên hàng hóa Việt Nam như ESG, green, … để bảo đảm rằng một phần lớn lợi nhuận sẽ trở về Mỹ với các thể loại phí tư vấn, chứng chỉ. Nếu như chi phí luật lệ ở 1 số nơi, 1 số ngành ở Mỹ đã lên đến 30% giá thành, các bạn nghĩ chi phí cho chuyện này lên hàng hóa VN xuất vào Mỹ sẽ như thế nào?
Với chính sách can thiệp vào nội bộ các nước khác, Kamala sẽ sử dụng sức ép kinh tế, ngoại giao lên VN để bắt VN thay đổi theo ý của họ. Thậm chí họ sẵn sàng chi tiền và ủng hộ các tổ chức dân sự ở Việt Nam lẫn hải ngoại để tác động lên chính sách và văn hóa của VN.
Nếu lỡ Kamala và Stiglitz đưa nước Mỹ tiến lên Venezuela như Chavez và Stiglitz đã làm với Venezuela thì những nước xuất khẩu qua Mỹ như Việt Nam sẽ đi về đâu?
Nếu lỡ Kamala tạo ta cuộc chiến Tàu-Đài Loan như đã làm với Nga-Ukraine thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến VN? Liệu VN có bị cuốn vào trong đó hay không? Hay thậm chí đưa VN vào cuộc chiến trực tiếp với Tàu thì sẽ ra sao?
Nếu Trump lên thì hàng hóa của VN có xuất xứ từ Tàu hoặc có nguyên vật liệu từ Tàu hoặc có vốn đầu tư của Tàu có thể sẽ bị áp thuế cao. Về hàng hóa Trump muốn bảo hộ thì có thể sẽ không xuất sang Mỹ được, trừ khi đưa 1 phần sản xuất qua Mỹ. VinFast đã đi trước mở nhà máy ở Mỹ rồi. Một số khách hàng của mình cũng đang tìm mua các công ty nho nhỏ ở Mỹ để làm chuyện này. Nhờ ơn Biden-Kamala trong 4 năm qua, tiền đổ về các công ty lớn hết nên các công ty vừa và nhỏ ở Mỹ có nhiều cái phải đem bán. Đây là một cơ hội tốt để mua và thâm nhập thị trường Mỹ một cách nhanh chóng vì có sẵn brands và kênh phân phối. Hôm trước một công ty VN còn nói với mình, em muốn Trump lên để xây nhiều nhà máy ở Mỹ để em còn đưa các sản phẩm xây dựng của em qua Mỹ bán. Nói chung là các công ty VN cần phải nâng cấp cách làm để làm ăn với Mỹ. Tuy là sẽ gặp nhiều thử thách, nhưng giá trị sẽ cao hơn là cách làm bây giờ.
Hơn nữa, Trump sẽ giảm các luật lệ nên chi phí luật lệ sẽ giảm cho hàng VN xuất qua Mỹ. Nếu có hoạt động sản xuất ở Mỹ thì được giảm thuế nữa.
Trump cũng sẽ không gây sức ép hay can thiệp vào nội bộ của VN. Sẽ cắt tiền cho các tổ chức NGO, tổ chức “dân sự” ở VN và hải ngoại có các hoạt động can thiệp vào chính sách của VN (mấy bạn này mất tiền chắc buồn nè).
Trump cũng không ép VN đối đầu với Tàu hay ép VN lên án Nga. Nguy cơ chiến tranh Tàu-Đài Loan giảm. Cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông sẽ sớm chấm dứt. Thế giới hòa bình, VN sẽ dễ dàng làm ăn và quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới hơn.
Nhà em 3 người: 2 vợ chồng già và cô giúp việc (theo giờ) vừa hiệp thương hơn 1 tiếng và đồng thuận bầu cho ông Trump rồi ạHi vọng cụ Trăm thắng
Vậy thì cho hỏi có bao giờ Đại cử tri đoàn tri phá vỡ được kết quả bầu cử khôngĐại cử chỉ đâu chỉ là những con số cụ...cụ chém quá đà rùi.
OTHER KEY STATES In states that will decide the Senate, Republicans hold solid leads, with wide margins in Texas, Ohio, and Montana.
Âu cũng là cách để cho mấy anh dân phổ thông tha hồ sướng trong việc cầm bút gạch tên người mình không ưa.... Nhưng muốn trúng cử thì phải là Đại cử tri quyết:
Bác patuana:... vì 1 số "đại cử tri bất tín". Vậy nên suy ra phiếu phổ thông dành cho dân gạch theo ý thích thôi, cho nó có màu sắc dân chủ. Quan trọng là phiếu của hơn 500 đại cử tri ấy, số ít dễ bị mua chuộc hơn số đông mà.
Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết với kết quả bầu cử.Vậy thì cho hỏi có bao giờ Đại cử tri đoàn tri phá vỡ được kết quả bầu cử không
Nếu không thì đó coi như là "các con số "
Nhiều thành phần cuồng Mỹ nhưng chưa chắc đã biết gì về Mỹ hay người khác nói gì về Mỹ. Có thấy mứt Mỹ nó thơm thì cũng biết nó ăn gì mà mứt nó thơm, đây thì trình độ đọc hiểu ngang học sinh tiểu học, đọc chưa hiểu gì đã mải bi bô thì đến chịu.Cụ thấy các thành phố lớn nào cũng đa chủng tộc, đa tôn giáo không cụ?
họ phải khó phát triển chứ nhỉ?
Bản chất không phải nằm chỗ cụ nói
Vậy tóm lại là câu trên có đúng thực tế khôngCó 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết với kết quả bầu cử.
Cũng Không có hiếm có các Đại cử tri không trung thành bỏ phiếu ngược lại kết quả của tiểu Bang.
Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đã xuất hiện 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó.
Nên cụ nói nó chỉ là con số là không đúng bản chất.
vẫn đúng đấy. một số tiểu bang hình sự hóa tội bất trung. 2020 ko có đại biểu nào, 2016 có 7 đại biểu và cao bất thường. như vậy bất trung là tội hoặc vi phạm luật, ko phải là quyền.Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết với kết quả bầu cử.
Cũng Không có hiếm có các Đại cử tri không trung thành bỏ phiếu ngược lại kết quả của tiểu Bang.
Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đã xuất hiện 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó.
Nên cụ nói nó chỉ là con số là không đúng bản chất.
Ấy chết!Bác patuana:
- Lúc đầu bác liên tục khẳng định rằng phiếu phổ thông chỉ là "để dân gạch cho sướng thôi, cho nó có màu sắc dân chủ" còn phiếu Đại cử tri mới có tính quyết định (VỀ THỰC CHẤT)
- Nhưng sau 4 post, không đưa ra được bằng chứng nào, bác bèn quay lại bẻ cong lời nói của chính mình: Này nhé, tôi chỉ nói kết quả bầu cử là "do phiếu đại cử tri quyết định" chứ có nói gì khác đâu. Nhìn bảng kết quả 304-227 đi nhé, đúng là "phiếu đại cử tri quyết định" còn gì. Ai dám bảo khác nào
Em thật là em rất thán phục khả năng lươn, lẹo, lách, lật trong câu chữ của bác. Hai post đầu, nếu không có ai phản biện, thì đương nhiên sẽ được hiểu là đúng - bầu cử phổ thông của Mỹ chỉ là giả hiệu thôi. Nhưng nếu có ai theo đến tận post cuối (#4417), thì bác vẫn giữ được mặt mũi bằng cách bảo "tôi có bao giờ nói vậy đâu". Kỹ năng đáng nể thật!
Theo lời dặn của bác, em sẽ cố gắng "dùng cái đầu để nghiên cứu" tuyệt chiêu này, hy vọng là mình có thể học được. Em thừa nhận là mình chưa biết "dùng cái đầu" như bác nhắc nhở. Tuy nhiên, cũng xin thú nhận là trong tranh luận, em chỉ biết đi đường thẳng, chưa bao giờ đi bụi rậm, ngõ ngách, nên khả năng theo được kỹ năng của bác không cao. Tuyệt chiêu trấn phái của bác mà, người thường dễ gì học được.
Tái bút: khả năng sau post này, bác sẽ nói thêm một cái gì đó. Bác cứ thoải mái biên chuyện ạ, em dừng vì em không có ý định tiếp chuyện với người cố tình ngụy biện, chọc phá. Còn với những cụ đứng ngoài theo dõi, có quan tâm và có hiểu biết trong thớt này, em nghĩ là đều hiểu ý bác rồi.
Vậy tóm lại là câu trên có đúng thực tế không
"Vậy thì cho hỏi có bao giờ Đại cử tri đoàn tri phá vỡ được kết quả bầu cử không
Nếu không thì đó coi như là "các con số "
Các bang sau khi đếm số phiếu phổ thông của từng bang thì đã xác định được con số Đại cử tri rồi và tuyên bố ứng cử viên nào là TT
Vậy Đại cử tri ý nghĩa chẳng phải chỉ là những con số sao (?)
[/QUOluaajtcuj đặt vấn đếai rồi. con số đại cử tri quyết định bầu cử, thì sao nó lại phá vỡ được?
Thưa cụ em nói trên luật bầu cử Mỹ...còn cụ muốn hiểu kiểu nào cũng được.Vậy tóm lại là câu trên có đúng thực tế không
"Vậy thì cho hỏi có bao giờ Đại cử tri đoàn tri phá vỡ được kết quả bầu cử không
Nếu không thì đó coi như là "các con số "