[Funland] Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

rainsg

Xe tải
Biển số
OF-708224
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
211
Động cơ
105,519 Mã lực
Nội dung buổi tranh luận hôm qua không có gì mới, các vấn đề kinh tế, nhập cư lậu, non nớt về đối ngoại vẫn là những gót chân asin của chị Kamala và hiển nhiên là không có phép màu nào làm cho chị bỗng nhiên giải quyết được những chuyện đó cả, nhìn cách của MC dẫn dắt câu hỏi và cắt vấn đề khi gặp bất lợi cho chị thì ai xem trực tiếp cũng thấy ngay.

Về phía ông Trump thì vẫn giữ vững phong độ như thường lệ, lặp lại các chính sách đã từng nói trong các buổi đi vận động tranh cử. Cuối buổi ông Trump chốt câu chị Kamala toàn mõm, suốt gần 4 năm qua chị làm gì khi đang đương chức để cho tình hình khó khăn thế, giờ chị lại văn hướng về tương lai.

Sau buổi tranh luận, ông Trump ra gặp giới báo chí và tiếp tục trả lời phỏng vấn, đối đáp kéo dài đến tận nửa đêm. Còn chị Kamala thì tiếp tục nhất quán với phong cách của chị khi gặp báo giới phỏng vấn trực tiếp, đó là biến mất.

Với nội dung không có gì mới, theo em thì buổi tranh luận này không ảnh hưởng lắm đến cuộc bầu cử, mỗi bên như thế nào, ra làm sao thì những ai có quan tâm đều đã thấy, khó mà thay đổi quyết định. Nó không phải là một sự kiện chấn động như vụ ám sát để mà có thể thay đổi quyết định của cử tri.

Về phần em thì em quan tâm đến cuộc họp với Câu lạc bộ kinh tế New York hơn. Cách đây vài bữa, CLB này (một kiểu CLB của giới chóp bu) đã mời ông Trump đến gặp gỡ. Tại đây, ông Trump đã có một bài phát biểu làm rõ các chính sách sẽ được áp dụng nếu ông đắc cử. Nhìn cái dàn khán giả ngồi dự mới thấy khiếp, toàn các vị đầu bạc đại diện cho các thế lực khác nhau, em nghĩ nhiều khi già nửa số 1% tinh hoa của nước Mỹ ngồi trong CLB này. Lúc đấy em tự hỏi nếu thay bằng chị Kamala đứng đây, không biết là chị còn dám mở miệng cười haha hay không nữa.

Hiển nhiên là người ta mời ông Trump đến không chỉ để nghe ông đọc diễn văn. Sau khi phát biểu xong, các cánh cửa đóng lại và các cuộc thương lượng, đàm phán, ngã giá v.v... diễn ra. Giới báo chí thì tuyệt nhiên không dám hó hé bất cứ thứ gì về những thương lượng hậu trường kiểu đó (nhiều báo là tài sản riêng của các vị đó, nhân viên đòi bép xép chuyện của ông chủ à).
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
3,768
Động cơ
500,632 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Nội dung buổi tranh luận hôm qua không có gì mới, các vấn đề kinh tế, nhập cư lậu, non nớt về đối ngoại vẫn là những gót chân asin của chị Kamala và hiển nhiên là không có phép màu nào làm cho chị bỗng nhiên giải quyết được những chuyện đó cả, nhìn cách của MC dẫn dắt câu hỏi và cắt vấn đề khi gặp bất lợi cho chị thì ai xem trực tiếp cũng thấy ngay.

Về phía ông Trump thì vẫn giữ vững phong độ như thường lệ, lặp lại các chính sách đã từng nói trong các buổi đi vận động tranh cử. Cuối buổi ông Trump chốt câu chị Kamala toàn mõm, suốt gần 4 năm qua chị làm gì khi đang đương chức để cho tình hình khó khăn thế, giờ chị lại văn hướng về tương lai.

Sau buổi tranh luận, ông Trump ra gặp giới báo chí và tiếp tục trả lời phỏng vấn, đối đáp kéo dài đến tận nửa đêm. Còn chị Kamala thì tiếp tục nhất quán với phong cách của chị khi gặp báo giới phỏng vấn trực tiếp, đó là biến mất.

Với nội dung không có gì mới, theo em thì buổi tranh luận này không ảnh hưởng lắm đến cuộc bầu cử, mỗi bên như thế nào, ra làm sao thì những ai có quan tâm đều đã thấy, khó mà thay đổi quyết định. Nó không phải là một sự kiện chấn động như vụ ám sát để mà có thể thay đổi quyết định của cử tri.

Về phần em thì em quan tâm đến cuộc họp với Câu lạc bộ kinh tế New York hơn. Cách đây vài bữa, CLB này (một kiểu CLB của giới chóp bu) đã mời ông Trump đến gặp gỡ. Tại đây, ông Trump đã có một bài phát biểu làm rõ các chính sách sẽ được áp dụng nếu ông đắc cử. Nhìn cái dàn khán giả ngồi dự mới thấy khiếp, toàn các vị đầu bạc đại diện cho các thế lực khác nhau, em nghĩ nhiều khi già nửa số 1% tinh hoa của nước Mỹ ngồi trong CLB này. Lúc đấy em tự hỏi nếu thay bằng chị Kamala đứng đây, không biết là chị còn dám mở miệng cười haha hay không nữa.

Hiển nhiên là người ta mời ông Trump đến không chỉ để nghe ông đọc diễn văn. Sau khi phát biểu xong, các cánh cửa đóng lại và các cuộc thương lượng, đàm phán, ngã giá v.v... diễn ra. Giới báo chí thì tuyệt nhiên không dám hó hé bất cứ thứ gì về những thương lượng hậu trường kiểu đó (nhiều báo là tài sản riêng của các vị đó, nhân viên đòi bép xép chuyện của ông chủ à).
Cụ thần thánh cái CLB này quá. Còn nhớ năm 2016 chính các tờ báo của các ông chủ này đập Trung tá không tiếc tay, bằng những ngôn từ mạt hạng nhất, kết quả thế nào ai cũng rõ. Lạm dụng thuyết âm mưu để củng cố sự yêu ghét của mình làm gì.
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,466
Động cơ
149,281 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại một phát ngôn bậy bạ thiếu hiểu biết không sai hoàn toàn nhưng chưa đủ. Ai mà không có kiến thức về bầu cử Mỹ đọc như thế này sẽ không hiểu hiểu sai.
Nói đúng phải là Phiếu phổ thông rất quan trọng nhưng không phải là tất cả chứ ko phải ko có ý nghĩa gì. Hầu hết tất cả các tổng thống khi đắc cử đều thắng cả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri đoàn chỉ trừ một số ít trường hợp đặc biệt như chính trường hợp năm 2016 giữa bà Hillary Clinton và Trump thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn
Bầu cử Mỹ là bầu cử dân chủ theo hình thức đại cử tri đoàn với nguyên tắc Winners take it all. Nghĩa là khi Ứng cử viên Tổng thống nào Có nhiều phiếu phổ thông hơn ở bang A thì sẽ được nhận toàn bộ phiếu cử tri ở bang đó. Ví dụ bang Pensylvania bà Harris được 2 triệu phiếu phổ thông, ông Trump 1 triệu rưỡi bà Harris sẽ dành toàn bộ số phiếu đại cử tri tại bang đó hình như là 19 phiếu thì phải. Đại cử tri Bắt buộc phải bầu cử cho bà Harris theo nguyện vọng của đại đa số phiếu phổ thông trường hợp đại cử tri bất tín là cực kỳ hiếm xảy ra. Trước khi bầu họ phải thề là sẽ bầu theo số đông dân chúng bầu ai thì họ bầu người đó
Câu hỏi ở đây là tại sao lại có trường hợp thắng phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại thua phiếu đại cử tri. Là vì số phiếu đại cử tri không được phân bổ chính xác theo tỷ lệ chênh lệch dân số giữa các bang. Ví dụ bang A có 10 triệu dân, bang B có 20 triệu dân đáng lẽ bang A có 10 phiếu đại cử tri, bang B có 20 phiếu đại cử tri. Nhưng trên thực tế hệ thống bầu cử Mỹ phân phối số phiếu đại cử tri trong các bang dựa trên số lượng dân cư nhưng vẫn hài hòa để các bang ít dân vẫn có tiếng nói bầu cử. Nên bang A có 10 phiếu đại cử tri nhưng bang B cũng chỉ có 15 phiếu đại cử tri thôi chẳng hạn. Thế nên 1 ứng viên tổng thống dù vượt trội phiếu phổ thông thế nào ở bang B cũng chỉ ẵm 15 phiếu thôi nó không theo đúng tỷ lệ chênh lệch dân số trên thực tế giữa các bang. Vì vậy Trong lịch sử bầu cử Mỹ mới có ba lần một ứng viên tổng thống thắng phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại thua phiếu đại cử tri đoàn dưới 270 phiếu đại cử tri đủ để làm tổng thống. Tuy nhiên thông thường ứng viên được đa số dân Mỹ bầu chọn đều thắng cứ tri đoàn tỷ lệ trên 90 phần trăm
Cụ giải thích dài phết nhưng nôm na là phiếu phổ thông quan trọng nhưng thi thoảng vẫn chả quan trọng phải không? Vì cụ nói có vài 3 vụ thắng phiếu phổ thông mà vẫn thua
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,605
Động cơ
72,167 Mã lực
Website
casca.vn

floppybird

Xe hơi
Biển số
OF-859221
Ngày cấp bằng
14/5/24
Số km
141
Động cơ
3,245 Mã lực
Tuổi
32
Cụ làm em cười rớt hàm.
thế mới thấy đảng dân chủ giờ toàn các con chiên có vấn đề, bệnh hoạn thực sự
tự nước mỹ sẽ phá huỷ chính nó bằng chính thứ hàng ngàn năm trước thế giới đã chặn lại: đa giới tính và sống bằng cảm xúc phi logic của đa giới. dân chủ quá trớn
 

floppybird

Xe hơi
Biển số
OF-859221
Ngày cấp bằng
14/5/24
Số km
141
Động cơ
3,245 Mã lực
Tuổi
32
lịch sử toàn hoạn quan, woke women phá tan cả đế chế
chúc mừng nước mỹ đang dần giống...lịch sử tq và châu âu :))
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,231
Động cơ
268,504 Mã lực
Các cụ làm cái pole đi cho có giá của lời nói.
 

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
262
Động cơ
21,495 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Cụ thần thánh cái CLB này quá. Còn nhớ năm 2016 chính các tờ báo của các ông chủ này đập Trung tá không tiếc tay, bằng những ngôn từ mạt hạng nhất, kết quả thế nào ai cũng rõ. Lạm dụng thuyết âm mưu để củng cố sự yêu ghét của mình làm gì.
Hilary thua do nắm bị nắm thóp thôi. Chứ khi đó bà ta đc support nhiệt tình từ nhiều nguồn lực khủng khiếp như thế. Sao mà thua như vậy đc.
Chẳng qua là do đảng CH nắm đc bằng chứng hồi làm Ngoại Trưởng Mỹ bà ta dùng email cá nhân để thay mặt đảng DC đi đêm với nhiều nước, kể cả khỉng bố. Khi đó ông Trump chỉ chốt có 1 câu đe doạ: bà ta thắng cử sẽ phải vào tù. Quả nhiên khi thua cuộc. Bà ta gần như bị khai trừ khỏi đảng dân chủ, chẳng có tiếng nói, chẳng ai thèm dây vào bà ta nữa.
Khi debate với Hilary, ông Trump khi ấy như muốn đút **** vào miệng Hilary. Với câu chăm chọc khá cay: bà ta không thoả mãn được cho Bill, thì sao có thể làm thoả mãn đc hơn 300tr người Mỹ. Ý chỉ bà Hillary thổi kèn kém thua xa Monica.
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
449
Động cơ
73,290 Mã lực
Báo lại ra bài tiếp Ông Trump thua trong cuộc tranh luận:
 

thudoll88

Xe điện
Biển số
OF-674210
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,151
Động cơ
114,373 Mã lực
Cụ giải thích dài phết nhưng nôm na là phiếu phổ thông quan trọng nhưng thi thoảng vẫn chả quan trọng phải không? Vì cụ nói có vài 3 vụ thắng phiếu phổ thông mà vẫn thua
Cụ ơi vấn đề là nước Mỹ nó lập quốc vài trăm năm nay rồi và trải qua gần 50 lần bầu cử rồi. Tỷ lệ 2/47 thì quá bé cỡ hơn 4 phần trăm 1 tý tức là 96 phần trăm xác suất các ứng viên thắng phiếu phổ thông sẽ win the whole election vậy là rất cao rồi. Ứng viên làm sao cho càng nhiều dân Mỹ thích mình hơn trong các cuộc khảo sát cận bầu cử thì cơ hội thắng cao hơn chứ sao. Với cả cụ có đọc kỹ không vậy tất cả các bang vẫn tính phiếu phổ thông ứng viên nào được nhiều phiếu phổ thông nhất của bang đó sẽ được nhận trọn vẹn số phiếu đại cử tri của bang đó nên phiếu phổ thông vẫn rất quan trọng chứ sao lại bảo không quan trọng?! Cụ có biết có những cuộc bầu cử vào năm 2000 người ta phải kiểm đi kiểm lại lá phiếu phổ thông xem ai thắng vì hai ứng cử viên có số phiếu phổ thông chênh lệch nhau quá ít ở bang chiến trường cuối cùng
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Toàn báo lớn uy tín cụ nào biết tiếng anh vào đọc xem ai thắng debate thế
Trong nhiệm kì của mình, quan hệ của mr Trump với các hãng truyền thông lớn như chó với mèo. Mr Trump gọi chúng là "fake news ",còn đám media kia chăm chỉ nhai lại quan điểm luận tội mr Trump thông đồng với Nga của phe dân chủ. Và truyền thông phương tây nói chung ít khi đảo phe đã chống ai là chống tới cùng. Đơn giản vì đơn đặt hàng quảng cáo cũ bị mất khi đổi cờ, nhưng khách hàng mới lại không có.
Túm váy lại: báo lớn uy tín mà bác nhắc tới là có thật, nhưng không trung lập khách quan. Bác chỉ cho em báo nào từng không hả hê đưa tin mr Trump thông đồng với mr Putin?
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,852
Động cơ
1,035,943 Mã lực
Cụ ơi vấn đề là nước Mỹ nó lập quốc vài trăm năm nay rồi và trải qua gần 50 lần bầu cử rồi. Tỷ lệ 2/47 thì quá bé cỡ hơn 4 phần trăm 1 tý tức là 96 phần trăm xác suất các ứng viên thắng phiếu phổ thông sẽ win the whole election vậy là rất cao rồi. Ứng viên làm sao cho càng nhiều dân Mỹ thích mình hơn trong các cuộc khảo sát cận bầu cử thì cơ hội thắng cao hơn chứ sao. Với cả cụ có đọc kỹ không vậy tất cả các bang vẫn tính phiếu phổ thông ứng viên nào được nhiều phiếu phổ thông nhất của bang đó sẽ được nhận trọn vẹn số phiếu đại cử tri của bang đó nên phiếu phổ thông vẫn rất quan trọng chứ sao lại bảo không quan trọng?! Cụ có biết có những cuộc bầu cử vào năm 2000 người ta phải kiểm đi kiểm lại lá phiếu phổ thông xem ai thắng vì hai ứng cử viên có số phiếu phổ thông chênh lệch nhau quá ít ở bang chiến trường cuối cùng
Chốt lại bằng câu ngắn gọn: Phiếu phổ thông rất quan trọng nhưng phiếu đại cử tri quan trọng hơn có được không cụ :D
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,837
Động cơ
151,620 Mã lực
Tuổi
38
Thế mới thấy tầm nhìn SpaceX, Starlink, X ông a khát nc của e.
Ủng hộ Trug Tướg nên cũng mong đc “ngu, ít học” như a.
 

tvu732

Xe buýt
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
999
Động cơ
103,201 Mã lực
Chốt lại bằng câu ngắn gọn: Phiếu phổ thông rất quan trọng nhưng phiếu đại cử tri quan trọng hơn có được không cụ :D
Như em thì em sẽ nói phiếu phổ thông quan trọng nhưng chỉ quan trọng đến một mức nhất định thôi, tức là chỉ cần kiếm "đủ" phiếu trong một bang nhưng không cần kiếm "càng nhiều càng tốt". Nhưng cũng ko thể khẳng định phiếu ĐCT quan trọng hơn được, không có cái nền là phiếu phổ thông thì làm gì ăn được phiếu ĐCT đúng ko ạ. Số lượng phiếu ĐCT thể hiện cho độ "to" của mỗi bang trong nước Mỹ, ảnh hưởng đến chiến lược phân phối sức của ứng viên: nên bỏ công ra kiếm phiếu phổ thông ở nơi nào và bỏ qua nơi nào.

Bản thân em khi tìm hiểu hoặc giải thích về hệ thống bầu cử Mỹ rất ghét dùng từ phiếu ĐCT, vì nó cho cảm giác như có vài ông tư bản to to nào đó nắm quyền sinh sát, đi ngược lại quyền lợi của dân thường. Nhưng không phải vậy. Chế độ ĐCT cho thấy sự phân cấp rất rõ trong thể chế chính trị Mỹ: dân rồi đến bang rồi mới đến liên bang. Mấy triệu dân bỏ phiếu để ra quyết định của bang (chọn A hay B). Mấy chục bang mang cái lựa chọn A hay B ấy lên bỏ phiếu với nhau thì sẽ ra kết quả ở mức Liên Bang. Bang không khác gì một "thằng dân" ở cấp độ cao hơn, chẳng qua "thằng dân" này có thằng to béo có thằng gầy, tầm ảnh hưởng trong Liên Bang là khác nhau.

Nó cũng na ná như kiểu trưng cầu dân ý ở EU ấy ạ. Dân từng nước phải đi bầu trước để cho thấy "ý chí chính trị" của nước đó. Sau đó đại diện các nước sẽ họp lại với nhau bảo, dân nước tôi quyết định chọn A, dân nước ông quyết chọn B... rồi tổng hợp lại theo một nguyên tắc nào đó. Còn tỷ lệ chọn trong từng nước là bao nhiêu sẽ không ai nhắc đến nữa. Phân cấp rõ ràng rạch ròi. Không có chuyện nước Đức bảo 3/4 dân tôi ủng hộ ông A, 1/4 ủng hộ ông B nên chia lá phiếu của tôi thành 4 phần nhé. Càng không có chuyện hôm nay 100% dân EU đi bầu cử, ra kết quả 75% dân EU bầu cho ông A nên ông A thắng. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
565
Động cơ
8,633 Mã lực
Tuổi
36
Nội dung buổi tranh luận hôm qua không có gì mới, các vấn đề kinh tế, nhập cư lậu, non nớt về đối ngoại vẫn là những gót chân asin của chị Kamala và hiển nhiên là không có phép màu nào làm cho chị bỗng nhiên giải quyết được những chuyện đó cả, nhìn cách của MC dẫn dắt câu hỏi và cắt vấn đề khi gặp bất lợi cho chị thì ai xem trực tiếp cũng thấy ngay.

Về phía ông Trump thì vẫn giữ vững phong độ như thường lệ, lặp lại các chính sách đã từng nói trong các buổi đi vận động tranh cử. Cuối buổi ông Trump chốt câu chị Kamala toàn mõm, suốt gần 4 năm qua chị làm gì khi đang đương chức để cho tình hình khó khăn thế, giờ chị lại văn hướng về tương lai.

Sau buổi tranh luận, ông Trump ra gặp giới báo chí và tiếp tục trả lời phỏng vấn, đối đáp kéo dài đến tận nửa đêm. Còn chị Kamala thì tiếp tục nhất quán với phong cách của chị khi gặp báo giới phỏng vấn trực tiếp, đó là biến mất.

Với nội dung không có gì mới, theo em thì buổi tranh luận này không ảnh hưởng lắm đến cuộc bầu cử, mỗi bên như thế nào, ra làm sao thì những ai có quan tâm đều đã thấy, khó mà thay đổi quyết định. Nó không phải là một sự kiện chấn động như vụ ám sát để mà có thể thay đổi quyết định của cử tri.

Về phần em thì em quan tâm đến cuộc họp với Câu lạc bộ kinh tế New York hơn. Cách đây vài bữa, CLB này (một kiểu CLB của giới chóp bu) đã mời ông Trump đến gặp gỡ. Tại đây, ông Trump đã có một bài phát biểu làm rõ các chính sách sẽ được áp dụng nếu ông đắc cử. Nhìn cái dàn khán giả ngồi dự mới thấy khiếp, toàn các vị đầu bạc đại diện cho các thế lực khác nhau, em nghĩ nhiều khi già nửa số 1% tinh hoa của nước Mỹ ngồi trong CLB này. Lúc đấy em tự hỏi nếu thay bằng chị Kamala đứng đây, không biết là chị còn dám mở miệng cười haha hay không nữa.

Hiển nhiên là người ta mời ông Trump đến không chỉ để nghe ông đọc diễn văn. Sau khi phát biểu xong, các cánh cửa đóng lại và các cuộc thương lượng, đàm phán, ngã giá v.v... diễn ra. Giới báo chí thì tuyệt nhiên không dám hó hé bất cứ thứ gì về những thương lượng hậu trường kiểu đó (nhiều báo là tài sản riêng của các vị đó, nhân viên đòi bép xép chuyện của ông chủ à).
Em có cảm giác lần này Ivanka đóng vai trò khác với 2 lần trước. Có thể Ivanka sẽ tiến hành các cuộc gặp riêng giới tinh hoa về chính sách và tài chính để có những thoả thuận.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,002
Động cơ
515,825 Mã lực
Hôm quà PTT Harris mà không chủ động đi sang bắt tay thì chắc Trump cũng phớt lờ luôn, tiếp tục tấn công vào chủng tộc bà Harris cũng như da đen, da mầu....Quá nhậy cảm và chỉ gây bất lợi cho cựu TT Trump
 

Giangkpi

Xe buýt
Biển số
OF-416689
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
853
Động cơ
225,185 Mã lực
Từ khi biden lên em ngày một nghèo đi, giá cả ngày 1 tăng nên em ủng hộ trump, em cần hòa bình, thế giới hòa bình kinh tế giao thương du lịch mới phát triển đc
 
Chỉnh sửa cuối:

The Silent

Xe tăng
Biển số
OF-781086
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,228
Động cơ
98,424 Mã lực
Em vốn dĩ ủng hộ anh Đỗ Nam Trung ở 2 kỳ bầu cự TT Mỹ trước đây. Nhưng đến kỳ này, em dự anh Trung nhà em sẽ thua và chấm dứt sự nghiệp chín chụy trong tháng 11 này. Anh Trung nhà em có lẽ đến tuổi nghỉ hưu rồi, mất đi tính bất ngờ, mạnh mẽ và đường lối cũng không còn sự nhất quán, cương quyết như trước đây. Em thì chưa khi nào ưa đội dân chủ.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,848
Động cơ
352,093 Mã lực
Em thì ai thắng cũng được, chẳng ảnh hưởng nhiều đến mình chỉ xem cho biết nhưng thấy có cụ như bị cuồng ấy nhỉ, hay là bồ chị Cẩm Lệ😁
Ai lên cũng hơi hơi gián tiếp ảnh hưởng đến nồi cháo nhà em phết cụ ạ. Thấy bên Government Affair bảo chính sách phe anh Biden có lợi cho công ty em. Cơ mà em thấy quan sát cho vui thì vui, chứ fan phiếc là mất vui :))
 

Ant man

Xe buýt
Biển số
OF-645793
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
729
Động cơ
116,525 Mã lực
Tuổi
46
Cụ giải thích dài phết nhưng nôm na là phiếu phổ thông quan trọng nhưng thi thoảng vẫn chả quan trọng phải không? Vì cụ nói có vài 3 vụ thắng phiếu phổ thông mà vẫn thua
Phiếu phổ thông với phiếu đại cử tri giống như tennis nhé.
Thông thường ông nào thắng set và thắng trận thì sẽ giành nhiều điểm hơn. Nhưng cá biệt có ông cứ thắng là set trắng nhưng thua thì toàn thua sát nút, nên tổng trận vẫn thua mặc dù ghi được nhiều điểm hơn. Rất hiếm, nhưng vẫn có.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top