Thượng viện Hoa Kỳ
Thượng viện Hoa Kỳ (
tiếng Anh:
United States Senate) là một trong
hai viện của
Quốc hội Hoa Kỳ, viện kia là
Hạ viện Hoa Kỳ. Thành phần và quyền lực của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ được thiết lập trong Điều I
Hiến pháp Hoa Kỳ. Thành viên của Thượng viện (còn gọi là Thượng nghị viện) là
Thượng nghị sĩ. Mỗi
tiểu bang Hoa Kỳ được đại diện với hai thượng nghị sĩ bất kể dân số bang đó nhiều ít. Điều này nhằm bảo đảm sự đại diện đồng đều cho mỗi tiểu bang trong Thượng viện, vì vậy Thượng nghị viện còn được gọi là
Viện bang biểu Hoa Kỳ. Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh bắc của
Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại
Washington, D.C., thủ đô quốc gia.
Hạ viện Hoa Kỳ họp ở cánh nam của cùng tòa nhà.
Thượng viện Hoa Kỳ có một số quyền lực đặc biệt mà Hạ viện không có trong đó gồm có việc tán thành các
hiệp ước như là điều kiện tiên khởi trước khi chúng được phê chuẩn, việc tán thành hoặc phê chuẩn về việc bổ nhiệm các
bộ trưởng nội các,
thẩm phán liên bang, và
các giới chức hành chánh liên bang khác,
các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục liên bang khác. Thượng viện là một bộ phận thiên về hội thảo hơn so với Hạ viện vì Thượng viện nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác hơn Hạ viện. Thượng nghị sĩ có thế lực hơn Hạ nghị sĩ vì nhiệm kỳ lâu hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho cộng đồng to lớn hơn.
Bầu cử và nhiệm kỳ
Ban đầu, các thượng nghị sĩ được bầu lên bởi các nghị viện tiểu bang, không phải bởi
các cuộc bầu cử phổ thông. Vào những năm đầu của
thế kỷ 20, có đến 29 tiểu bang đã tổ chức bầu các thượng nghị sĩ của họ bằng phương pháp trưng cầu dân ý mà được lập pháp tiểu bang phê chuẩn.
[5] Bầu cử phổ thông để chọn thượng nghị sĩ được tiêu chuẩn hóa toàn quốc vào năm 1913 bằng việc phê chuẩn
Tu chính án 17 Hiến pháp Hoa Kỳ.
Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ nhiệm kỳ sáu năm; các nhiệm kỳ được phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ hai năm một lần.
Bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên trong tháng 11 của năm chẳng, được gọi là
Ngày Bầu cử, và xảy ra cùng lúc với các cuộc bầu cử
Hạ viện Hoa Kỳ.
[6] Mỗi thượng nghị sĩ được bầu bởi toàn thể người dân trong tiểu bang của người họ. Thông thường, một cuộc
bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các đảng Cộng hòa và Dân chủ trước tiên, theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng cử viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người đắc cử là ứng cử viên nhận được đa số phiếu phổ thông. Tại một số tiểu bang, bầu cử lần hai được tổ chức nếu như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu. Một khi trúng cử, một thượng nghị sĩ tiếp tục phụ phục vụ cho đến khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, mất, từ chức hay bị trục xuất khỏi Thượng viện.
Một thành viên trúng cử nhưng đang chờ đợi để nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ tân cử" (
senator-elect); một thành viên được bổ nhiệm (không phải được bầu) vào một ghế Thượng viện nhưng chưa nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ mới bổ nhiệm" (
senator-designate)
Trích:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thượng_viện_Hoa_Kỳ