[Funland] Bầu cử giữa kỳ ở nước Mỹ xa xôi

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,979
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Không có đâu cụ ơi, Việt kiều ở hải ngoải họ sẽ vote cho Cộng Hòa vì khi xưa quốc hội Dân chủ không phê chuẩn viện trợ,cắt cúp thêm phần dẫn đến miền Nam sụp đổ họ phải rời quê bỏ xứ.F1 thì em không chắc chứ các cụ di tản thì cứ chắc ăn là vote Cộng Hòa.
Liên quan đến chính sách an sinh xã hội thì cụ đọc thêm ở đây nhá:

Nếu phải so sánh thì trên tổng thể quyền lực của Thượng viện và Hạ viện là ngang nhau. Tuy nhiên, xét trên một số khía cạnh cụ thể thì mỗi viện có những ưu thế hơn khác nhau. Ở góc độ cá nhân, các thượng nghị sĩ có uy tín, tầm ảnh hưởng và sức thu hút hơn so với hạ nghị sĩ. Lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ cho thấy từ trước đến nay chỉ có các hạ nghị sĩ tự từ chức để ứng cử vào Thượng viện chứ chưa có điều ngược lại. Ở góc độ quyền lực tổ chức thì Hạ viện có những mặt ưu thế. Hiến pháp quy định đây là nơi đưa ra mọi dự luật liên quan đến thu chi ngân sách. Hạ viện là nơi xuất phát của mọi dự luật về thuế và các dự luật liên quan đến an sinh xã hội. Với ưu thế là nơi đầu tiên có quyền đưa ra các dự luật về vấn đề này, Hạ viện tạo được các điều khoản pháp lý bao gồm cả những giới hạn mà Thượng viện khó có thể vượt qua nếu như muốn thông qua dự luật đó. Trên lý thuyết thì Thượng viện có quyền sửa đổi các dự luật do Hạ viện đưa ra nhưng trong thực tế thì rất khó. Mặt khác, chính vì có số lượng thành viên đông hơn nhiều so với Thượng viện nên công việc của Hạ viện có sự chia sẽ tốt hơn. Hạ viện cũng hình thành được đội ngũ chuyên gia mà Thượng viện không có. Hạ viện có xu hướng tổ chức chặt chẽ hơn Thượng viện. Để đi đến sự nhất trí, Hạ viện có những quy định rất cụ thể. Tính đại diện của Hạ viện cũng sâu rộng hơn do có nhiều thành viên có thể đại diện cho các lợi ích đa dạng.
 

innoko

Xe buýt
Biển số
OF-360970
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
574
Động cơ
263,908 Mã lực
Bên này chả bao giờ có được lòng dân như ở xứ nọ, đời chúng nó không bao giờ có được tỷ lệ 99%
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
38/45 thượng viện nghiêng về anh Chum
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
110/104 - chị Tơn tràn đầy nội tiết.
 

Gez

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-88862
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
3,368
Động cơ
430,840 Mã lực
Hạ viện Hoa Kỳ
Viện Dân biểu Hoa Kỳ
(tiếng Anh: United States House of Representatives), còn gọi là Hạ viện Hoa Kỳ, là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ; viện kia là Thượng viện Hoa Kỳ. Thành phần và quyền lực của Thượng viện và Hạ viện được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang có số đại diện tại Hạ viện theo tỉ lệ dân số nhưng theo luật định mỗi tiểu bang được có ít nhất một dân biểu. Tiểu bang đông dân nhất, California, hiện thời có 53 dân biểu. Tổng số dân biểu có quyền biểu quyết hiện tại là 435.[1] Mỗi dân biểu phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện, và được các thành viên của Hạ viện bầu lên.

Vì thành viên của Hạ viện thông thường được bầu từ các khu vực nhỏ hơn (các khu vực này có dân số trung bình khoảng 693.000 cư dân) và thường thường đồng nhất hơn so với các khu vực bầu cử lớn hơn và phức tạp hơn của Thượng viện nên Hạ viện được xem là một viện quốc hội thiên về đảng phái hơn. Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.

Hạ viện họp ở cánh phía nam của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ.
Bầu cử Hạ Viện
Các cuộc bầu cử để chọn dân biểu được tổ chức cứ mỗi năm chẵn một lần, vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 11. Thường thường các đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ chọn ra các ứng cử viên của họ tại mỗi khu quốc hội bằng các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vài tháng trước đó. Các luật lệ ứng cử dành cho các đảng viên độc lập hoặc đảng viên thuộc Đảng phái thứ ba thì thật khác nhau theo từng tiểu bang.

Từ năm 1967, luật liên bang bắt buộc rằng các cuộc đua vào Hạ viện phải sử dụng hệ thống đầu phiếu đa số thắng để bầu ra duy nhất một người cho mỗi khu quốc hội, có nghĩa là nghiêm cấm việc sử dụng hình thức đại diện tỉ lệ.[4] Louisiana trước đây là tiểu bang duy nhất sử dụng hình thức tổ chức "bầu cử sơ bộ" toàn đảng phái vào ngày tổng tuyển cử và sau đó tổ chức một cuộc bầu cử lần hai cho hai người ở vị trí hàng đầu nếu như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ. Hiện tại tiểu bang này có một hệ thống đầu phiếu tương tự như đa số các tiểu bang khác - mỗi đảng sẽ chọn các ứng cử viên trong những cuộc bầu cử sơ bộ kín. Các ghế trống trong 1 nhiệm kỳ sẽ được tìm người thay thế qua các cuộc bầu cử đặc biệt. Một thành viên được chọn trong một cuộc bầu cử đặc biệt thường nhận chức ngay lập tức như có thể.

Trích: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hạ_viện_Hoa_Kỳ
 

Trang Văn

Xe tải
Biển số
OF-546043
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
220
Động cơ
161,770 Mã lực
Tuổi
45
hóng các thanh niên học thức cao tố cáo tại putin :D
.......................
nghe tây đồn nhiều máy bỏ phiếu bị hỏng.
 

Gez

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-88862
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
3,368
Động cơ
430,840 Mã lực
Thượng viện Hoa Kỳ
Thượng viện Hoa Kỳ
(tiếng Anh: United States Senate) là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, viện kia là Hạ viện Hoa Kỳ. Thành phần và quyền lực của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Thành viên của Thượng viện (còn gọi là Thượng nghị viện) là Thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang Hoa Kỳ được đại diện với hai thượng nghị sĩ bất kể dân số bang đó nhiều ít. Điều này nhằm bảo đảm sự đại diện đồng đều cho mỗi tiểu bang trong Thượng viện, vì vậy Thượng nghị viện còn được gọi là Viện bang biểu Hoa Kỳ. Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh bắc của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C., thủ đô quốc gia. Hạ viện Hoa Kỳ họp ở cánh nam của cùng tòa nhà.

Thượng viện Hoa Kỳ có một số quyền lực đặc biệt mà Hạ viện không có trong đó gồm có việc tán thành các hiệp ước như là điều kiện tiên khởi trước khi chúng được phê chuẩn, việc tán thành hoặc phê chuẩn về việc bổ nhiệm các bộ trưởng nội các, thẩm phán liên bang, và các giới chức hành chánh liên bang khác, các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục liên bang khác. Thượng viện là một bộ phận thiên về hội thảo hơn so với Hạ viện vì Thượng viện nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác hơn Hạ viện. Thượng nghị sĩ có thế lực hơn Hạ nghị sĩ vì nhiệm kỳ lâu hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho cộng đồng to lớn hơn.
Bầu cử và nhiệm kỳ
Ban đầu, các thượng nghị sĩ được bầu lên bởi các nghị viện tiểu bang, không phải bởi các cuộc bầu cử phổ thông. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, có đến 29 tiểu bang đã tổ chức bầu các thượng nghị sĩ của họ bằng phương pháp trưng cầu dân ý mà được lập pháp tiểu bang phê chuẩn.[5] Bầu cử phổ thông để chọn thượng nghị sĩ được tiêu chuẩn hóa toàn quốc vào năm 1913 bằng việc phê chuẩn Tu chính án 17 Hiến pháp Hoa Kỳ.

Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ nhiệm kỳ sáu năm; các nhiệm kỳ được phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ hai năm một lần.

Bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên trong tháng 11 của năm chẳng, được gọi là Ngày Bầu cử, và xảy ra cùng lúc với các cuộc bầu cử Hạ viện Hoa Kỳ.[6] Mỗi thượng nghị sĩ được bầu bởi toàn thể người dân trong tiểu bang của người họ. Thông thường, một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các đảng Cộng hòa và Dân chủ trước tiên, theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng cử viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người đắc cử là ứng cử viên nhận được đa số phiếu phổ thông. Tại một số tiểu bang, bầu cử lần hai được tổ chức nếu như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu. Một khi trúng cử, một thượng nghị sĩ tiếp tục phụ phục vụ cho đến khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, mất, từ chức hay bị trục xuất khỏi Thượng viện.

Một thành viên trúng cử nhưng đang chờ đợi để nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ tân cử" (senator-elect); một thành viên được bổ nhiệm (không phải được bầu) vào một ghế Thượng viện nhưng chưa nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ mới bổ nhiệm" (senator-designate)

Trích: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thượng_viện_Hoa_Kỳ
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Đã 113/113 rồi. Có vẻ chị Tơn cần thêm lọ tố nữ nhất nhất nữa rồi :))
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,123
Động cơ
1,330,502 Mã lực
Chắc mỗi con nắm 1 viện rồi. Kể mà Voi nắm cả thì hay quá để cho lão tập bớt húng.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,871
Động cơ
135,181 Mã lực
Tuổi
43
115-117, Chum chuyển sang Rocket 1h rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top