[Funland] [bất ngờ] nguồn gốc Tết Nguyên đán

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Chết cười với cụ, lẽ ra cụ chỉ nên bảo "bỏ tay ra khỏi quần" là đủ, đằng này lại đanh đá quá thể :)>-
Em tôn trọng sở thích của mỗi người nên mời các cụ ấy cho nốt tay kia vào trong quần để được sướng gấp hai :((

Ngày xưa lão Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, em nghĩ là vì đọc được mấy cái nghiên cứu kiểu này nên phát điên với các nhà nghiên cứu Viện hàn lâm khoa học Tần.
 

bhld

Xe đạp
Biển số
OF-735713
Ngày cấp bằng
11/7/20
Số km
45
Động cơ
66,909 Mã lực
Ko thấy "nhà nghiên cứu" đả động gì đến Âm Lịch? #:-s Ngầm hiểu âm lịch là do ng Việt sáng tạo ra à hay ntn, dân nghiên cứu sao lập luận thiếu chặt chẽ vậy?
Vua chúa xưa còn cho sứ giả sang TQ xin chính sóc về để biết lịch mà cấy cầy! Dân Vietnamese có lịch sử thiên văn quái đâu mà có lịch!
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Vậy ạ, cụ chỉ giáo âm lịch ở Phương Đông có từ năm nào BC?
Theo dữ kiện có được từ các nhà khảo cổ với bằng chứng rõ rệt, thì nền văn minh Sumerian, phát triển bên cạnh consông Tigris cách đây hơn 6000 năm (khoảng từ năm 5000-4000 BC, để sau này thành trung tâm của xứ ngàn lẻ một đêm, hay ngày nay còn gọi là Baghdad, thủ đô của Iraq) đã biết làm lịch dựa vào vận hành của mặt trăng.
Tuy nhiên, còn một lý do khá quan trọng khác ít người nghĩ đến, là do yếu tố thiên nhiên. Xứ Aicập (Egypt) nằm ngay trên đường Phân cực Hoàng đạo (Tropic of Cancer, khoảng 23°27 từ xích đạo) nên đa số nhiều người đã thấy được hiện tượng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh đầu. Nghĩa là trong khoảng từ 20 tháng 3 đến 20 tháng 9, nếu cắm một cái cọc thật thẳng đứng, sẽ thấy bóng của cây cọc nhập trùng ngay dưới gốc của nó vào lúc 12 giờ trưa, ít nhất là trong vài ngày (Chỉ những nước nằm giữa đường xích đạo và Bắc bán cầu trong khoảng Vĩ tuyến từ 0 – 23°27 mới thấy được hiện tượng trên. Ngược lại, trong vùng Nam Bán cầu thì khoảng từ 20 tháng 9 đến 20 tháng 3). Nhờ quan sát hiện tượng đó, dân Ai cập cách đây khoảng hơn 4000 năm đã tính ra gần đúng số ngày trong năm (365 thayvì 355 như Âm lịch), và cũng chính là lý do họ chọn làm lịch theo mặt trời, lưu truyền Dương lịch cho đến bây giờ!

Các thủ đô của Trung hoa như Trường An hay Bắc kinh, vì nằm trong vùng ôn đới cách xa trên đường Phân cực (Tropic of Cancer) nên không thấy được hiện tượng nói trên, cũng như khôngcó ấntượng nhiều về mặttrời, và cũnglà lýdo dểhiểu tạisao họ đã dùng mặttrăng để làm lịch.

Theo đúng như trong sử Trung hoa ghi lại thì khoa Lịch số đã có từ thời Hoàng Ðế, cách đây hơn 4000 năm, do các chiêm tinh gia soạn ra (nghĩa nguyên thuỷ là nhà thiên văn hay chuyên gia coi sao trêntrời, không phải bị biến nghĩa ra thành “thầy bói toán” như về sau này!) chiêm tinh gia biên soạn lịch số để định chuẩn thời gian cho việc hành chánh và cai trị của triều đình Vua quan, nhưng đồng thời cũng giúp rất nhiều cho nghề nông trong việc tiên đóan thời tiết hay thu hoạch mùa màng.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Vua chúa xưa còn cho sứ giả sang TQ xin chính sóc về để biết lịch mà cấy cầy! Dân Vietnamese có lịch sử thiên văn quái đâu mà có lịch!
Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Hồ Ngọc Đức
Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau [2, 6]: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.
Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?
Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.
Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.

Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.

Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.

Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.

Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.

Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.
Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.

Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,610
Động cơ
1,331,639 Mã lực
Ngay cái chữ Nguyên Đán đã Tàu roài, nhưng đó là sự giao thoa văn hoá, cố đấm làm gì.
Cái gì hay thì nhập thoai.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Theo dữ kiện có được từ các nhà khảo cổ với bằng chứng rõ rệt, thì nền văn minh Sumerian, phát triển bên cạnh consông Tigris cách đây hơn 6000 năm (khoảng từ năm 5000-4000 BC, để sau này thành trung tâm của xứ ngàn lẻ một đêm, hay ngày nay còn gọi là Baghdad, thủ đô của Iraq) đã biết làm lịch dựa vào vận hành của mặt trăng.
Tuy nhiên, còn một lý do khá quan trọng khác ít người nghĩ đến, là do yếu tố thiên nhiên. Xứ Aicập (Egypt) nằm ngay trên đường Phân cực Hoàng đạo (Tropic of Cancer, khoảng 23°27 từ xích đạo) nên đa số nhiều người đã thấy được hiện tượng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh đầu. Nghĩa là trong khoảng từ 20 tháng 3 đến 20 tháng 9, nếu cắm một cái cọc thật thẳng đứng, sẽ thấy bóng của cây cọc nhập trùng ngay dưới gốc của nó vào lúc 12 giờ trưa, ít nhất là trong vài ngày (Chỉ những nước nằm giữa đường xích đạo và Bắc bán cầu trong khoảng Vĩ tuyến từ 0 – 23°27 mới thấy được hiện tượng trên. Ngược lại, trong vùng Nam Bán cầu thì khoảng từ 20 tháng 9 đến 20 tháng 3). Nhờ quan sát hiện tượng đó, dân Ai cập cách đây khoảng hơn 4000 năm đã tính ra gần đúng số ngày trong năm (365 thayvì 355 như Âm lịch), và cũng chính là lý do họ chọn làm lịch theo mặt trời, lưu truyền Dương lịch cho đến bây giờ!

Các thủ đô của Trung hoa như Trường An hay Bắc kinh, vì nằm trong vùng ôn đới cách xa trên đường Phân cực (Tropic of Cancer) nên không thấy được hiện tượng nói trên, cũng như khôngcó ấntượng nhiều về mặttrời, và cũnglà lýdo dểhiểu tạisao họ đã dùng mặttrăng để làm lịch.

Theo đúng như trong sử Trung hoa ghi lại thì khoa Lịch số đã có từ thời Hoàng Ðế, cách đây hơn 4000 năm, do các chiêm tinh gia soạn ra (nghĩa nguyên thuỷ là nhà thiên văn hay chuyên gia coi sao trêntrời, không phải bị biến nghĩa ra thành “thầy bói toán” như về sau này!) chiêm tinh gia biên soạn lịch số để định chuẩn thời gian cho việc hành chánh và cai trị của triều đình Vua quan, nhưng đồng thời cũng giúp rất nhiều cho nghề nông trong việc tiên đóan thời tiết hay thu hoạch mùa màng.
Thú vị nhỉ, khi nền văn minh Lưỡng Hà Trung Quốc có dấu ấn Lưỡng Hà Trung Đông. Lý thuyết cao xa bắt nguồn từ nhưbgx đời sống giản đơn. Thanks.

Nhưng câu chuyện vỹ tuyến e phản châm cứu đã, cẩn trọng khoa học trước khi chém gió với cụ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,313
Động cơ
498,127 Mã lực
Rác rưởi mà các cụ cũng tha về rồi cãi nhau chí chóe làm chi.
 

Dogmatix

Xe tăng
Biển số
OF-22010
Ngày cấp bằng
5/10/08
Số km
1,714
Động cơ
512,192 Mã lực
Ko thấy "nhà nghiên cứu" đả động gì đến Âm Lịch? #:-s Ngầm hiểu âm lịch là do ng Việt sáng tạo ra à hay ntn, dân nghiên cứu sao lập luận thiếu chặt chẽ vậy?
Nghiên cứu cũng có 5, 7 loại nghiên cứu. Chỉ với vài dòng trích dẫn, vài cái sự tích (mà từ ngày còn bé tí ai cũng được dạy là sự tích và truyền thuyết là những cái không có thật) và vài câu nói vu vơ rồi kết luận là Tết bắt nguồn từ Việt Nam, chứ không phải từ Trung Quốc, thì chỉ có là loại nghiên cứu của Việt Nam mới dám kết luận như vậy mà thôi.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,102
Động cơ
543,943 Mã lực
1 vài nghiên cứu nhỏ chưa chứng minh được cụ ạ
Em nghĩ cũng ko cần thiết phải tìm ra nguồn gốc của tết nữa, dù là du nhâp hay của chính chúng ta
Các bác nhà mình rất hay tự sướng trong những vấn đề kiểu như thế này.
Luôn muốn thể thể hiện là tự chứng mình yếu thế cụ nhể. Nó đã là một phần của VH và LS mịa nó rồi, tận hưởng chứ xoắn làm mịa gì. Nản nhất mấy ông TS giấy sợ thiên hạ nghi các ô ý không làm gì.
 

theanh212

Xe điện
Biển số
OF-119349
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
2,358
Động cơ
2,447 Mã lực
Tết Nguyên đán (hay thường được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền) là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam và một số các dân tộc sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch).

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán:

Nhiều người đã lầm tưởng Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn gốc Tết Nguyên đán xuất phát từ chính đất Việt.

Thạc sĩ Lương Đức Hiển đã có sự lí giải khá thuyết phục trên báo Giáo dục Việt Nam về sự xuất hiện của Tết Âm lịch. Theo đó, tác giả có viết:

"Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm 'Trời tròn – Đất vuông' của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.

Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: 'Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó'.

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết 'Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này'.

Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay."


(theo VNMoi)
Xin phép cho em cười phát rồi đi ra ạ :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,153 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nên đổi tên thớt là "Bất ngờ thạc sĩ khoe dốt" :-bd
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Nghiên cứu cũng có 5, 7 loại nghiên cứu. Chỉ với vài dòng trích dẫn, vài cái sự tích (mà từ ngày còn bé tí ai cũng được dạy là sự tích và truyền thuyết là những cái không có thật) và vài câu nói vu vơ rồi kết luận là Tết bắt nguồn từ Việt Nam, chứ không phải từ Trung Quốc, thì chỉ có là loại nghiên cứu của Việt Nam mới dám kết luận như vậy mà thôi.
Hồi em đọc một bài.
Có ông kia tìm được cái mộ cổ chả biết của ai.
Sau một hồi suy luận có nhà nghiên cứu bảo mộ này của Nguyễn Phúc Cảnh.
Và sau một hồi suy luận nửa ông cho ra kết luận Nguyễn Phúc Cảnh bị cha là Phúc Ánh đầu độc.
 

Shadow381

Xe điện
Biển số
OF-425932
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
3,019
Động cơ
284,162 Mã lực
Cứ gần đến Tết nguyên đán là lại mệt: tắc đường, việc bị ảnh hưởng, rồi lại đối ngoại... Năm có 12 tháng thì mất mẹ nó 2 tháng ảnh hưởng trước và sau Tết. Mong lắm 1 ngày bỏ Tết ta, ăn nhẹ cái Tết dương cho lành.
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
335
Động cơ
209,065 Mã lực
Tuổi
32
Cứ gần đến Tết nguyên đán là lại mệt: tắc đường, việc bị ảnh hưởng, rồi lại đối ngoại... Năm có 12 tháng thì mất mẹ nó 2 tháng ảnh hưởng trước và sau Tết. Mong lắm 1 ngày bỏ Tết ta, ăn nhẹ cái Tết dương cho lành.
Thế thì cả nhà bác cứ ăn mỗi tết Dương thôi, còn tết Âm thì cứ ở nhà cho khỏe, có ai bắt phải đi lại cho mệt người =)).
 

td2000

Xe tăng
Biển số
OF-188133
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,595
Động cơ
333,899 Mã lực
Ta hay Tàu cũng thế, bỏ đi cho đỡ mệt
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,298
Động cơ
3,260,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Luôn muốn thể thể hiện là tự chứng mình yếu thế cụ nhể. Nó đã là một phần của VH và LS mịa nó rồi, tận hưởng chứ xoắn làm mịa gì. Nản nhất mấy ông TS giấy sợ thiên hạ nghi các ô ý không làm gì.
Cụ chuẩn, gọi là có tí ngâm kíu để thưa thốt chứ :D
 

Shadow381

Xe điện
Biển số
OF-425932
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
3,019
Động cơ
284,162 Mã lực
Thế thì cả nhà bác cứ ăn mỗi tết Dương thôi, còn tết Âm thì cứ ở nhà cho khỏe, có ai bắt phải đi lại cho mệt người =)).
Đùa, vẫn phải đi làm, phải ra đường hoà vào dòng người chen nhau hối hả giáp Tết. Nhà em 5 năm gần đây 30 là té đi du lịch đến mồng 4 về rồi; chỉ mệt quả trước Tết gần tháng và sau Tết ăn uống cái gì cũng thiếu hơn bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top