- Biển số
- OF-110173
- Ngày cấp bằng
- 23/8/11
- Số km
- 1,093
- Động cơ
- 401,541 Mã lực
Tôi có thấy thánh thừa nhận cái j đâu, thánh toàn cãi cùn với cãi cố đấy chứ? người ta nói chuẩn cmnr mà thánh vẫn gân cổ lên đến lúc ko cãi đc thì thánh lại chuyển chủ để? Thánh nguy hiểm tranh cả phần của người khác thế hả?Cái gì cụ ấy đúng thì em thừa nhận thôi, tranh luận để nâng tầm hiểu biết thôi ạ.
Bỏ qua câu truyện ống ngắm, bây giờ ta bàn tiếp về tầm xa nhé, để tôi giúp cụ Turbin thông não cho thánh:
Đỏ : đồng ý với cụ rằng các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường đạn, xong cụ nên nhớ rằng khi người ta bắn thử nghiệm là người ta bắn ngoài hiện trường chứ không phải trong phòng thí nghiệm.
Còn chuyện khẩu Tac-50 , Cia thông số đó là tầm bắn hiệu quả trung bình, em ví dụ 50 người thử thì có 90% bắn trúng lần đầu ở cự ly 1800m còn 10% còn lại có thể bắn trứng trong lần 1 hoặc lần 2 ở cụ ly trên 2000m vậy theo cụ nhà sản xuất sẽ công bố tầm bắn hiệu quả là bao nhiêu ?. Cơ địa của con người không phải ai cũng như nhau và trình độ bắn tỉa không phải ai cũng như nhau, trong cái chưng trình đào tạo lính bắn tỉa của nhà Mèo nó chỉ cho phép bắn trượt duy nhất 1 lần còn nếu lần 2 vưỡn trượt thì tay đó bị loại, và để bắn lần 2 người ta cũng giới hạn thời gian chứ không phải muốn ngồi tính bao lâu thì tính. Và khi thằng xạ thủ nó quyết định bắn là nó phải nắm chắc trên 90% là trúng thì nó với bắn chứ không phải ngồi 1 chỗ để vãi đạn, vậy mà cụ với cụ rắn bẩu phải bắn cả trăm viên thì em cũng lạy
Đỏ: Trong thống số của nhà sx đưa ra là: Effective Firing Range(tầm bắn hiệu quả): xxx M bao giờ cũng đi kèm với dòng chữ đằng sau là: At Sea Level Water (có nghĩa là tại nơi có độ cao bằng 0). Cái này rất quan trọng nhưng thánh và đa số mọi người đều không quan tâm đến điều này?
Tại sao lại thế thì tôi xin đc giải thích:
Xét phương trình lực cản của không khí đối với viên đạn: Fc = S*Cđ*p*V*V => Lực cản càng nhỏ thì viên đạn sẽ đi càng xa.
trong đó:
Fc - lực cản
S - diện tích hình chiếu của viên đạn theo phương chuyển động - đơn vị: m2
Cđ - Hệ số lực cản của viên đạn (cái này phụ thuộc vào hình dáng của viên đạn) - không đơn vị
p - Khối lượng riêng của không khí hay còn gọi là mật độ không khí (Rô - vì không viết đc kí hiệu toán học nên tôi phải dùng chữ p để thay) - đơn vị kg/m3
V - vận tốc tương đối của của viên đạn so với không khí, cái này khác với Muzzle Velocity - vận tốc đầu lòng của viên đạn (không viết đc bình phương nên tôi dùng V*V) - đơn vị: m/s
Khi 2 viên đạn giống nhau và đc bắn ra từ cùng 1 khẩu súng thì các thông số như: Cđ, S là không đổi, chỉ còn 2 yếu tố ảnh hường đến lực cản của không khí lên viên đạn đó là V và p mà 2 yếu tố này liên quan đến môi trường bên ngoài, tại điểm bắn.
Bây giờ tạm bỏ qua ảnh hưởng của V đến lực cản. tôi chỉ xét ảnh hưởng của mật độ không khí p: Khi môi trường bên ngoài thay đổi thì p cũng thay đổi theo, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến p đó là nhiệt độ, độ ẩm và độ cao tại điểm bắn. khi nhiệt độ tăng, độ cao tăng, độ ẩm giảm thì p sẽ giảm. Tính theo % thì khi p giảm y% => lực cản giảm y% và tầm xa của viên đạn tăng y%. Sự thay đổi của mật độ không khí theo độ cao là khá lớn. tôi không tìm được bảng thông số mật độ không khí theo độ cao để cho thánh xem nhưng tôi biết rằng ở độ cao khoảng 8000m thì mật độ không khí chỉ còn 38% so với mặt biển. không tin thì thánh có thể đọc ở đây: https://sites.google.com/site/trangcanhancuatoi/khi-tuong/khi-tuong
Như vậy sẽ không có truyện tầm bắn hiệu quả nhà sx đưa ra được tính trung bình 90% như thánh nói ở trên. nhà sx nó chỉ đưa ra tầm bắn hiệu quả tại nơi nó thử nghiệm: At sea level water. Còn khi ra thực tế thì tầm xa sẽ do môi trường quyết định và cái này nhà sx nó ko thể tính đc. Tôi VD như phát bắn của Robert Furlong tiêu diệt đối phương ở cự li 2430m đc thực hiện tại Shah-i-Kot Valley ở Afg nơi có độ cao 2700m, ở độ cao này thì không khí loãng và viện đạn sẽ đi xa hơn so với thông số của nhà sx đưa ra là đương nhiên.
Đấy là tôi còn chưa xét đến V, cái này còn phức tạp hơn và khó có thể tính toán chính xác đc? thánh ko chịu tìm hiểu kĩ mà cứ chày cối thì tôi cũng ạ thánh.
Xanh: điều thứ 2 tôi cần phải thông não cho thánh là:
- Không bao giờ có chuyện khi thằng sniper bắn là nó nắm chắc >90% phát đấy sẽ trúng. ở những cú bắn xa tầm ~2km thì thường phải phát thứ 2 trở đi mới trúng mục tiêu vì thằng sniper nó phải dựa vào đường đi của viên đầu tiên để bù trừ độ lệch do ảnh hưởng của môi trường sau đó điều chỉnh lại kính ngắm.
- Và như cụ lamthivit đã nói, thường thì bọn Mẽo và Canada ở Afg và I-rắc. nó có thể bắn thoải mái đến khi nào trúng thì thôi, không có chuyện bắn 1 phát là phải trúng với lại sợ lộ vị trí đâu, vì có thằng nào cũng bắn tỉa lại nó đâu mà sợ lộ, ngay cả khi bị lộ thì các loại súng thông thường thì với làm sao được đến nơi chúng nó ngồi? Cái lý thuyết one shot one kill của thánh chỉ áp dụng khi 2 bên cùng đưa nhau vào kính ngắm hoặc bọn sniper trong Police, bọn này tiêu diệt tội phạm giải cứu con tin nhưng ở cự li rất gần nên việc nó bắn 1 phát ăn luôn là đơn giản và chúng nó gần như không đc phép bắn trượt vì viên đạn có thể trúng con tin.
=> Nói tóm lại là tôi mong thánh tranh luận có văn hóa 1 chút, suy nghĩ và tìm hiểu kĩ rồi hãy phát biểu và tranh luận trên tinh thần cầu thị, đừng có chày cối cãi cùn và coi thường người khác. Tối chả biết thánh hiểu biết đến đâu nhưng tôi để ý thánh rất hay có cái kiểu " có biết abc.. là cái gì không?" thánh nói câu đó là người ta biết thánh ở tầm nào rồi. Đừng biến cái Box TLKQ này là của riêng mình để người khác chán chả buồn vào.
Vài lời khó nghe mong thánh tiếp thu!
Chân Chọng!
Chỉnh sửa cuối: