[Thảo luận] Bắt lỗi vượt đèn vàng

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Các cụ tranh luận funny quá. Em thấy các cụ đều thông tuệ, đều có lý lẽ chắc chắn! Ước gì mọi người trên đất nước này đều được như các cụ...
 

cổ cồn xanh

Xe tăng
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
1,644
Động cơ
253,302 Mã lực




Bây giờ thì em đã hiểu tại sao thi thoảng có vụ " bị đâm chết khi đang dừng chờ đèn đỏ".
Hầu các cụ ít thông tin trên ảnh nếu sai thì nhà cháu xin ít gạch đá xây chuồng gà.
 

Lancercui

Xe tải
Biển số
OF-343019
Ngày cấp bằng
16/11/14
Số km
259
Động cơ
275,340 Mã lực
Em có quan điểm như thế này và nghĩ rằng luật cũng nên cần sửa: Nếu đèn giao thông có đèn báo số đếm ngược thì phạt lỗi vượt đèn vàng, nếu không có đèn báo số đếm ngược thì không phạt lỗi khi vượt đèn vàng.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không cần đâu cụ, chỉ cần quy định đèn đỏ là phải dừng trước vạch dừng. Thế là đủ, đèn vàng cho các cụ phi tất, cụ nào cứ cố đèn vàng đến lục đèn đỏ bụp phát không kịp dừng thì bị phạt. Còn lái xe phải tự phán đoán Gần, Xa để lúc đèn đỏ là kịp dừng chứ không phán đoán được thì không nên lái xe.
Cụ nói đúng tinh thần của đèn vàng. Nó là phần đệm của đèn xanh để báo trước đèn sắp đỏ. Nếu có đếm ngước thì thôi, còn ko thì nếu xe cách vạch vài mét và ở tốc độ 40k/h thì có phanh vào mắt !
 

Phmvn_duy

Xe máy
Biển số
OF-396268
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
65
Động cơ
234,450 Mã lực
Tuổi
56
Sáng nay 22/11 e đi qua nút giao thông Nguyễn Chí Thanh giao cắt với Huỳnh Thúc Kháng hướng Nguyễn Chí Thanh Trần Duy Hưng. Chỗ này nhiều cụ đã cảnh báo nhiều rồi xxx hay bắt lỗi đèn xanh đỏ. E đi cũng k để ý nên đèn vàng e cố đi qua, y như rằng một chú lao ra chặn e, xuống xe e hỏi lỗi gì và xxx báo lỗi vượt đèn đỏ. E vào xe xem lại cam thấy mình chưa vi phạm đèn đỏ nên bảo xxx xem lại, rồi cho xxx xem lại cam xxx rất pro nhẹ nhàng nhắc nhở rồi cho e đi. Qua đây e cũng xin rút kinh nghiệm đi đg cần chú ý hơn nữa. Con người nhiều lúc cũng bị ngơ ngơ tý.
Cụ mà không có Cam hành trình chắc cãi nhau còn lâu.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cụ nói đúng tinh thần của đèn vàng. Nó là phần đệm của đèn xanh để báo trước đèn sắp đỏ. Nếu có đếm ngước thì thôi, còn ko thì nếu xe cách vạch vài mét và ở tốc độ 40k/h thì có phanh vào mắt !
Tốc độ 40km/h gần bằng tốc độ tối đa (50km/h) thì làm sao mà dừng ngay được.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốc độ 40km/h gần bằng tốc độ tối đa (50km/h) thì làm sao mà dừng ngay được.
Đường vắng, đi 40km/h là bình thường. Kể cả tốc độ tương đối thấp là 30km/h cũng ko thể phanh phát đứng im được. Ngay thời gian phản xạ của lái xe cũng tầm 0.7s, tương đương gần 6m, còn lại là quãng đường trôi do phanh cũng vài mét. Như vậy nếu cách vạch 10m, đang đi 30k/h và đèn chuyển vàng, về lý thuyết cũng ko thể dừng trước vạch được.
 

Misaviet

Xe tải
Biển số
OF-314571
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
215
Động cơ
297,450 Mã lực
em cũng bị phát đèn ngay chỗ này ,bọn xxx đoạn này khắm phết
 

peterpann

Xe tải
Biển số
OF-371902
Ngày cấp bằng
29/6/15
Số km
447
Động cơ
254,800 Mã lực
Nhẹ nhàng với cụ thớt là do cụ có cam nên ko dám manh động đấy ạ, nếu ko thì ... :D
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đường vắng, đi 40km/h là bình thường. Kể cả tốc độ tương đối thấp là 30km/h cũng ko thể phanh phát đứng im được. Ngay thời gian phản xạ của lái xe cũng tầm 0.7s, tương đương gần 6m, còn lại là quãng đường trôi do phanh cũng vài mét. Như vậy nếu cách vạch 10m, đang đi 30k/h và đèn chuyển vàng, về lý thuyết cũng ko thể dừng trước vạch được.
Quy tắc "đèn vàng phải dừng trước vạch dừng" cả thế giới áp dụng đâu chỉ có VN.
Nếu bỏ quy tắc này và phân tích của cụ thì khi đèn đỏ có dừng được trước vạch dừng không?
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,154
Động cơ
2,951,980 Mã lực
Nơi ở
Internet
Em có quan điểm như thế này và nghĩ rằng luật cũng nên cần sửa: Nếu đèn giao thông có đèn báo số đếm ngược thì phạt lỗi vượt đèn vàng, nếu không có đèn báo số đếm ngược thì không phạt lỗi khi vượt đèn vàng.
Có đếm ngược thì cần giề đèn vàng nữa cụ ơi.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,497
Động cơ
-164,553 Mã lực
Tuân thủ khi qua giao lộ thì giảm tốc độ mắt đảo láo liên nhẽ hiếm khi bị vịn lắm các bác ợ.
Dân ta ai cũng khôn đâm ra nhiều cái buồn cười bỏ mệ :D
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,154
Động cơ
2,951,980 Mã lực
Nơi ở
Internet
Em chém với các cụ cho vui. Em sẽ đi từng vấn đề một, củ tỷ nên hơi dài. Sai đâu các cụ chém cho em mở mắt với.

Vấn đề 1: Đèn vàng sinh ra để làm gì?

Trước hết, chúng ta cần phải biết một thực tế rằng đèn vàng chỉ gắn với hệ thống đèn không có đếm ngược, sau khi sinh ra hệ thống đếm ngược thì người ta cũng bỏ luôn cái đèn vàng rồi vì nó không còn tác dụng gì nữa. Bỏ qua các mục đích râu ria khác thì mục đích chính của đèn vàng là báo hiệu rằng đèn xanh sắp chuyển sang đỏ.

Vấn đề 2: Nguyên tắc chung đối với đèn vàng (báo hiệu xanh sắp chuyển sang đỏ) là gì?

Nguyên tắc chung đối với xe khi đi qua giao lộ thấy tín hiệu đèn vàng là: (1) phải dừng lại (tất nhiên là trước vạch dừng); hoặc (2) nếu "không thể" dừng thì được phép đi tiếp qua giao lộ.

Trên đây là các nội dung thuộc dạng nguyên tắc chung, hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Không có bất kỳ vấn đề nào đối với các nguyên tắc trên cả. Từ các nguyên tắc chung trên, người ta sẽ cụ thể hóa ra thành các quy định pháp luật dưới đây. Và vấn đề nằm ở các quy định pháp luật này.

Vấn đề 3: Vấn đề nhạy cảm của đèn vàng và quy định cụ thể của luật

Như trình bày trong Vấn đề 2, khi gặp đèn vàng phải dừng lại, hoặc nếu "không thể" dừng thì được phép đi. Xác định việc "có thể" hay "không thể" là hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính và có tính chất tình huống, nếu không có tiêu chí để xác định thì cãi nhau sẽ bất phân thắng bại. Do đó, ông nhà nước mới đưa ra tiêu chí như sau:

Điểm c, Khoản 3, Điều 10, Luật GTĐB 2008:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.


Như vậy, ở đây có 3 tình huống xảy ra đối với thời điểm đèn xanh chuyển sang vàng, nhưng luật chỉ quy định có 2 tình huống.

i) Tình huống 1: Xe chưa đến vạch thì phải dừng, hiểu rằng chưa có điểm nào của xe chạm tới vạch dừng, thì phải dừng lại, nếu tiếp tục đi là sai. Tình huống này được quy định rất rõ ràng.

ii) Tình huống 2: Xe đã đi quá vạch dừng, hiểu rằng toàn bộ xe đã qua vạch dừng, thì được đi tiếp. Tình huống này được quy định rất rõ ràng.

iii) Tình huống 3: Tại thời điểm xanh chuyển vàng, xe đang đè lên vạch dừng, hiểu rằng một phần phía trước và một phần phía sau vạch. Tình huống này luật không quy định. (Chắc cái bố viết luật nghĩ là cái xe nó chỉ là một dấu chấm, trong khi nó có thể dài đến mấy mét).

Kết luận: Vấn đề của mọi vấn đề chỉ là ở tình huống 3. Nếu luật quy định rõ được điểm này thì mọi thứ rõ ràng, không còn gì phải tranh luận.

Vấn đề 4: Phạt như thế nào là chuẩn

Tất nhiên, có vi phạm, có lỗi thì mới phạt, em không bàn các tình huống bị đè ra phạt.

Quy định về lỗi và phạt, có 2 cặp "Lỗi - Phạt", cụ thể như sau:

Lỗi - Phạt 1: Điểm l, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 171:
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều này.


Cặp "Lỗi - Phạt 1" này là "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông", gọi nôm na là lỗi "vượt đèn vàng".

Lỗi - Phạt 2: Điểm k, Khoản 4, Điều 5, Nghị định 171:
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.


Cặp "Lỗi - Phạt 2" này là "Vượt đèn đỏ".

Như vậy tổng hợp tất cả các phân tích trên dẫn tới các kết luận như sau:

i) Nếu đèn chuyển sang đỏ trước khi xe chạm đến vạch dừng thì vào cặp "Lỗi - Phạt 2" - "Vượt đèn đỏ". Chỉ chấp nhận lỗi này khi có hình ảnh đèn đỏ và xe trước vạch dừng.

ii) Nếu đèn xanh chuyển sang vàng trước khi xe chạm đến vạch dừng thì vào cặp "Lỗi - Phạt 1" - "Vượt đèn vàng". Chỉ chấp nhận lỗi này khi có hình ảnh đèn vàng và xe trước vạch dừng.

iii) Nếu đèn xanh chuyển sang vàng trong khi xe đang đè trên vạch dừng (vào tình huống 3 ở trên) em đã phân tích là chưa có quy định cụ thể. Tùy tình hình thực tế mà xử lý thôi.

iv) Nếu đèn xanh chuyển sang vàng sau khi toàn bộ xe đã qua vạch dừng thì chả vi phạm cái gì hết.

Kết luật kiểu túm cái váy lại là: Trong luật không có lỗi vượt đèn vàng, nhưng khi vượt đèn vàng vẫn bị phạt lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.

Em xin hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quy tắc "đèn vàng phải dừng trước vạch dừng" cả thế giới áp dụng đâu chỉ có VN.
Nếu bỏ quy tắc này và phân tích của cụ thì khi đèn đỏ có dừng được trước vạch dừng không?
Quy tắc đèn vàng phải dừng nhưng phải thực tế. Nếu tôi cách đèn vàng tầm 10m và với tốc độ 30-40km/h thì điều đó là không thể. Các nc' nếu là các nc' phát triển thì họ càng phải tuân thủ quy luật tự nhiên: không thể ép làm những việc không thể trong luật.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Quy tắc đèn vàng phải dừng nhưng phải thực tế. Nếu tôi cách đèn vàng tầm 10m và với tốc độ 30-40km/h thì điều đó là không thể. Các nc' nếu là các nc' phát triển thì họ càng phải tuân thủ quy luật tự nhiên: không thể ép làm những việc không thể trong luật.
Giải quyết vấn đề đó chỉ có thể bằng cách xử lý của xxx chứ không thể thay thể bằng quy định "đèn vàng không phải dừng trước vạch dừng".
Cụ thử nghĩ xem nếu thay đổi như thế ở VN mọi người sẽ hành xử như thế nào, có giảm tốc khi có đèn vàng không hay lại tăng tốc.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giải quyết vấn đề đó chỉ có thể bằng cách xử lý của xxx chứ không thể thay thể bằng quy định "đèn vàng không phải dừng trước vạch dừng".
Cụ thử nghĩ xem nếu thay đổi như thế ở VN mọi người sẽ hành xử như thế nào, có giảm tốc khi có đèn vàng không hay lại tăng tốc.
Nếu nói : đèn vàng ko phải dừng cũng có lý với điều kiện ko được chạm vạch khi đèn đỏ.
Thực ra luật mà sáng nào loa phường cũng ra rả đọc ở mấy ngã tư cũng nói khá rõ: Đèn vàng bạn phải dừng, đèn đỏ bạn ko được vượt. Lúc đầu nghe hơi vô lý, nhưng ngẫm cũng hợp lý. Có nghĩa là động tác dừng là có (khi gặp đèn vàng), nhưng nếu ko kịp thì cứ đi tiếp, vì trên thực tế ko ai có thể phanh đứng im 100% khi đang đi với tốc độ tầm 30-40km/h.
Thời gian của đèn vàng đủ cho các xe không thể vượt đèn đỏ: nếu cách một vài chục mét --> dừng luôn, trôi thêm vài mét tới chục mét là OK. Còn khi cách vạch < 10m thì cứ đi qua vì dừng cũng ko thể.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nếu nói : đèn vàng ko phải dừng cũng có lý với điều kiện ko được chạm vạch khi đèn đỏ.
Thực ra luật mà sáng nào loa phường cũng ra rả đọc ở mấy ngã tư cũng nói khá rõ: Đèn vàng bạn phải dừng, đèn đỏ bạn ko được vượt. Lúc đầu nghe hơi vô lý, nhưng ngẫm cũng hợp lý. Có nghĩa là động tác dừng là có (khi gặp đèn vàng), nhưng nếu ko kịp thì cứ đi tiếp, vì trên thực tế ko ai có thể phanh đứng im 100% khi đang đi với tốc độ tầm 30-40km/h.
Thời gian của đèn vàng đủ cho các xe không thể vượt đèn đỏ: nếu cách một vài chục mét --> dừng luôn, trôi thêm vài mét tới chục mét là OK. Còn khi cách vạch < 10m thì cứ đi qua vì dừng cũng ko thể.
Thực tế là khó phân biệt những trường hợp không thể dừng được trước vạch dừng với trường hơp khi đèn vàng đã chạm vạch dừng.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực tế là khó phân biệt những trường hợp không thể dừng được trước vạch dừng với trường hơp khi đèn vàng đã chạm vạch dừng.
Vậy thì đó thuộc ranh giới, xxx cũng ko nên bắt và người lái xe cũng ko nên cố. Một khi xxx cứ bắt thì thắng thua phụ thuộc vào khả năng giải trình của mỗi bên.
Vấn đề là anh ta đã vượt đèn đỏ hay chưa, còn nếu mới chỉ vượt đèn vàng thì xxx không thể bắt lỗi.
 
Chỉnh sửa cuối:

namhen

Xe buýt
Biển số
OF-101774
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
774
Động cơ
404,535 Mã lực
Giải quyết vấn đề đó chỉ có thể bằng cách xử lý của xxx chứ không thể thay thể bằng quy định "đèn vàng không phải dừng trước vạch dừng".
Cụ thử nghĩ xem nếu thay đổi như thế ở VN mọi người sẽ hành xử như thế nào, có giảm tốc khi có đèn vàng không hay lại tăng tốc.
Luật các nước em không tìm hiểu nên không rõ, nhưng xem mấy nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Singapore, đèn vàng những xe đang có trớn (tất nhiên là chưa đến vạch) đạp ga chạy rầm rầm không bị vượt đèn đỏ, vì lúc đó có phanh cũng không kịp mà còn nguy hiểm cho những xe phía sau. Em quan sát rất nhiều ở các ngã tư nhưng chưa thấy xe nào vượt đèn đỏ.
Điểm mấu chốt của họ là họ hiểu (cả lái xe và người điều khiển giao thông) đèn vàng là sắp có đèn đỏ rồi, lái xe phải sử lý thế nào để không vượt đèn đỏ là được (tất nhiên cũng không được vi phạm các qui định khác), và họ cũng không phạt các lái xe vượt đèn vàng (miễn là không vượt đèn đỏ).
Có bác nói nếu cho vượt đèn vàng thì sinh ra tình huống giữa đèn Vàng chuyển Đỏ. Tình huống này hoàn toàn khác Xanh chuyển đỏ. Xanh chuyển đỏ không ai biết nó chuyển lúc nào (nếu không có đèn đếm ngược), nhưng Vàng thì ai cũng biết sắp Đỏ rồi, nếu vượt thì hoàn toàn do cố tình chứ không phải không kịp dừng như tình huống Xanh sang Vàng.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Luật các nước em không tìm hiểu nên không rõ, nhưng xem mấy nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Singapore, đèn vàng những xe đang có trớn (tất nhiên là chưa đến vạch) đạp ga chạy rầm rầm không bị vượt đèn đỏ, vì lúc đó có phanh cũng không kịp mà còn nguy hiểm cho những xe phía sau. Em quan sát rất nhiều ở các ngã tư nhưng chưa thấy xe nào vượt đèn đỏ.
Điểm mấu chốt của họ là họ hiểu (cả lái xe và người điều khiển giao thông) đèn vàng là sắp có đèn đỏ rồi, lái xe phải sử lý thế nào để không vượt đèn đỏ là được (tất nhiên cũng không được vi phạm các qui định khác), và họ cũng không phạt các lái xe vượt đèn vàng (miễn là không vượt đèn đỏ).
Có bác nói nếu cho vượt đèn vàng thì sinh ra tình huống giữa đèn Vàng chuyển Đỏ. Tình huống này hoàn toàn khác Xanh chuyển đỏ. Xanh chuyển đỏ không ai biết nó chuyển lúc nào (nếu không có đèn đếm ngược), nhưng Vàng thì ai cũng biết sắp Đỏ rồi, nếu vượt thì hoàn toàn do cố tình chứ không phải không kịp dừng như tình huống Xanh sang Vàng.
Cụ có chắc rằng đèn vàng "đạp ga chạy rầm rầm" thì đều có thể dừng khi đèn đỏ xuất hiện không? Lấy cái gì để đánh giá là "do cố tình" hay không?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top