- Biển số
- OF-743623
- Ngày cấp bằng
- 20/9/20
- Số km
- 643
- Động cơ
- 57,864 Mã lực
Rất hy vọngCái này do nhà thầu TEKKEN (Nhật Bản) thi công thì kết quả yên tâm đi cụ. Chất lượng nhật thì khỏi chê
Rất hy vọngCái này do nhà thầu TEKKEN (Nhật Bản) thi công thì kết quả yên tâm đi cụ. Chất lượng nhật thì khỏi chê
Cụ chả hiểu cái gì cả nhỉ, nó kè để đặt cống ngầm không xả thải trực tiếp ra sông nữaCụ có nhầm nhọt không thế??? Bờ kè sông này nó kè cách đây 4-5 năm xong rồi... giờ thằng mới lên chúng nó lại vẽ ra để sửa chữa chắc chia tiền thôi.. cái tạo cái gì hả cụ????
Cụ hỏi thế khác nào hỏi “sao các anh điện, nước không cùng đào và lấp đường một lần cho tiết kiệm chi phí?”.Hồi xưa kè và làm thu gom luôn có phải giảm bao nhiêu chi phí ko nhỉ
Bây giờ cũng ko có bảng “cấm tắm”, cụ thích thì cứ thoải mái.Sắp được quay lại tắm trên sông Tô như xưa rồi
Tại vì ta chỉ có 1 sợi chỉ đỏ kinh nghiệm để rút ruột
Nó làm cống thu gom 2 bên bờ thôi cụ ơi.Nhìn mấy cái ống cống bé tý như thế thì tải được bao nhiêu nước thải? Mà việc xới rãnh xong đặt cống như trong ảnh thì đâu phải dạng "kích ngầm"?
Lòe nhau hay sao chứ. Giải pháp ổn lâu dài là làm cống hộp 2 bên sông để gom nước về nhà máy xử lý nước thải. Tiết diện cống phải thoải mái cho nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư 2 bên sông chứ cái cống như lỗ mũi thì cũng chẳng giải quyết được gì.
Hệ thống thoát nước của Kuala Lumpur cũng vào dạng tầm cỡ thế giới, vừa làm đường, vừa làm cống thoát nước. BOT trong 40 năm với kinh phí chỉ 15.000 tỷ VND. Trong khi mấy cái ống nhựa vớ vẩn hàng Nhật cũng có giá hàng nghìn tỷ. Chán thật, ở VN không ai dám dám làm thì phải. Mấy thứ thiết kế hệ thống thoát nước dễ không mà cũng phải thuê nước ngoài. Mang tiền đi cho nước ngoài là giỏi. Kiểu khôn nhà dại chợ thì muôn đời khổ thôi.Nó làm cống thu gom 2 bên bờ thôi cụ ơi.
Cống chính nằm dưới đáy sông ấy.
Nhưng em chỉ quan ngại bọn Nhật xỏ lá ko thiết kế dư công suất thải. Sau này dân HN nhiều gấp 3 lần thì lại phải làm cái hệ thống thoát nước mới à.
Để bọn Nhật thiết kế hộ. Bọn nó chuyên trị có trò thiết kế tối thiểu, tầm nhìn 5 năm. Rất lãng phí tiền của.
Cống thoát bên Tây to như đường hầm.
Bọn Nhật đô hộ dân mình kiểu mới là trò này.
E có anh bạn nhà mặt sông khu kim giang trước luôn phàn nàn nhà quanh năm có mùi ô nhiễm, từ hôm bắt đầu kè cứ rủ e đi nhậu suốt, phấn chấn lắm, luôn kêu sắp ngon roàianh em nhà gần sông tô lịch chuẩn bị may vec nhé, sắp thành khu du lịch rồi
Trước đây E cũng tò mò muốn tìm hiểu cái công nghệ này. Sau khi tìm thì đại loại nó là như thế này Cụ ợ:Em chưa rõ công nghệ khoan kích ngầm đặt cống là như thế nào ?
Đây cụ ơiSao ko có cái ảnh 3D, hay mô hình cho dân đen nó dễ hìng dung nhỷ
Em nghĩ là không ảnh hưởng dòng chảy vì giảm lượng nước thải vào sông chảy qua cống ngầm.Giải pháp này có làm hẹp lòng sông nhiều không hả các cụ mợ?
Nhưng nếu làm sạch được Tô lịch cũng rất hoan nghênh rồi!
Chạy dọc hai bờ kênh là hai tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở khu vực quận 3. Lan can bảo vệ an toàn được thiết kế dọc theo hai bờ kênh với vẻ đẹp hài hòa. Hệ thống tưới nước tự động cho cây xanh hai bờ kênh. Những giàn cây leo phủ xanh trên một cây cầu bắc qua dòng kênh. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là địa giới tự nhiên Một trung tâm thể dục thể thao hiện đại bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Những hàng cây xanh rợp bóng mát hai bên bờ kênh. Vỉa hè thoáng mát tạo không gian thư giãn cho người dân. Nhiều thiết bị tập thể dục được lắp đặt hai bên bờ kênh Bóng dáng một ngôi chùa cổ in bóng xuống dòng kênh xanh. Vẻ đẹp hiện đại của các đô thị mới ngày càng xuất hiện nhiều bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. |
Đi tắt đón đầu mà cụ, ngay kể cả các dòng sông giờ kè cũng ko làm hệ thống gom về bể lắng trước khi thải ra sông. Việc gom nước thải về bể lắng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho việc xây nhà máy sử lý sau này.Thế là hết lọc bằng công nghệ nano tới bơm nước sông Hồng đẩy nước thải cho tỉnh khác gánh, hay dùng chế phẩm Đức .....Cuối cùng cũng phải quay về phương án căn bản gốc rễ nhất là không xả thải ra nữa....
Tại sao ta cứ lòng vòng rồi lại trở về vạch xuất phát thế nhỉ?
Cụ yên tâm, cái này tiền sẵn mặt bằng ko vướng nên làm nhanh lắm. Còn để sạch hết thì phải sau 2 mùa mưa kể từ khi bắt đầu vận hành, nên sang đại hội sau chắc mới tắm đc.Em cmt vào đây: dự của các anh 4 năm, còn em đoán 2028 hoặc 2030 mới xong 11km.
Cái này em cũng chưa thấy yên tâm lắm. Nhưng nếu không đủ lượng thải để xử lý chúng ta có thể nối tiếp các đoạn ống gom nước thải cho một đoạn sông nhuệ mà cụ.Em thấy có mấy cụ thắc mắc là ống bé. Ở đây là đầu nguồn nên bé thế thôi ạ, càng xuôi về hạ nguồn thì cống càng to để đón và vận chuyển được nước thải đưa về nhà máy.
Mấy cái hố ga đó nó chưa hoàn thiện, ảnh chụp vậy thôi chứ nó là giếng tràn tách nước mưa CSO đấy ạ. Trong thời gian khô (không mưa) chỉ có nước thải từ các cống nhánh chảy qua. Trong thời gian mưa, nó được thiết kế để thu nước thải và nước mưa đợt đầu (thời gian của mưa đợt đầu là bao nhiêu là có tính toán, thiết kế cả), tức là những thứ bẩn nhất. Sau nước mưa đợt đầu mà mưa vẫn còn thì đến một lúc nào đó nước trong cống sẽ vượt qua ngưỡng tràn và nước thải pha nước mưa bắt đầu tràn ra ngoài, đổ trực tiếp ra sông. Như vậy, sông Tô Lịch trong thời điểm mưa to vẫn bị lẫn nước thải sinh hoạt nhưng không đáng là bao nhiêu vì đã bị pha loảng bởi nước mưa và hơn nữa lại đổ vào sông Tô lúc đó đã đầy nước trong, nói cách khác, không phải là tất cả nước thải sẽ được thu gom và xử lý. Nhưng như vậy là quá tốt rồi, tất cả các nơi trên thế giới đều vậy, luôn phải chập nhận một hệ số quá tải nào đó.
Các giếng tách này còn có vai trò là giếng lắng cặn, đất đá, rác rưởi... đòi hỏi thiết kế và nhất là vấn đề vận hành, dọn dẹp rất kỹ lưỡng để không bị tắc do rác kích cỡ lớn hoặc nhỏ nhưng lâu ngày tích lại thành khối lượng lớn. Hy vọng là tất cả mọi người đều ý thức không đầy rác rưởi trên đường, trong nhà xuống hệ thống cống thu gom.
Thực tế các trạm XLNT đã có ở VN là không đủ tải lượng cho dây chuyền công nghệ bùn hoạt tính - sử dụng vi sinh hoạt động, nước quá trong và đủ thức ăn cho vi khuẩn vì ở mình hay tính theo m3/ngày đêm, mà khối lượng này lại được lấy từ khối lượng nước thải sinh hoạt tiêu thụ x hệ số Q. Không kể trong mạng lưới của mình có tình trạng rò rỉ nước sinh hoạt, lẫn nước mưa, mạch nước ngầm thẩm thấu vào nếu cống sâu...
Trong khi ở các nước phát triển người ta tính tải lượng theo nồng độ ô nhiễm (một ngày một người thải ra 60 g chất hữu cơ, ? phốt pho, bao nhiêu ni tơ... chẳng hạn) nên trạm người ta luôn hoạt động tốt.
Em hy vọng là tải lượng ô nhiễm đủ cho nhà máy Yên Xá hoạt động tốt.